Tổng quan truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì trong văn học
Content Network »
Tổng quan truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì trong văn học
Content Network » Thắc mắc » Tổng quan truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì trong văn học
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm văn chương tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về định nghĩa truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì cùng một số thông tin liên quan đến nội dung của tập truyện này nhé!
Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì? Truyền kỳ mạn lục là thể loại gì
Nội Dung Bài Viết
Truyền kỳ mạn lục là tập truyện văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Dữ. Tập truyện được viết và hoàn thành từ năm 1547 nhưng mãi đến năm 1768 tập truyện này mới được in ra sách và phát hành rộng rãi.
Các tác phẩm trong tập truyện truyền kỳ mạn lục được tác giả sưu tập, tổng hợp từ các câu chuyện tản mạn, chuyện lạ trong dân gian. Tuy là một tập truyện mang tính tập hợp nhưng các câu truyện trong tác phẩm này khôgn chỉ đơn giản là được viết lại theo lời kể cũ mà chúng còn được thêm vào rất nhiều yếu tố kỳ ảo khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn, ly kỳ.
Các câu chuyện được tổng hợp trong tập truyện này hầu hết được lấy bối cảnh trong thế kỷ XVI. Những câu chuyện này chủ yếu được nhà văn sưu tầm trong thời Lý, Trần, Hồ cùng thời nhà Lê Sơ. Dựa vào những câu chuyện tản mạn thêm vào những yếu tố hoang đường, ly kỳ tác giả đã nói nên cảm nhận, cái nhìn cùng cách nhìn của tác giả về các vấn đề trong xã hội thực tế lúc bấy giờ.
Các câu chuyện tản mạn này đều nói về số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội phong kiến. Nói về những bi kịch trong cuộc sống của những con người lương thiện đặc biệt là những người con gái trong xã hội phong kiến thời xưa. Ngoài ra, những câu chuyện này còn được tác giả viết để thể hiện tinh thần dân tốc cùng niềm tự hào về tài hoa, văn hóa của Việt Nam lúc bấy giờ. Tập truyện Truyền kỳ mạn lục được xem là đỉnh cao và là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của thể loại truyền kỳ Việt nam ở thời trung đại. Tập truyện này từng được Vũ Khâm Lân khen tặng là “thiên cổ kỳ bút”.
Nội dung của Truyền kì mạn lục
Nội dung của Truyền kì mạn lục
Như chúng tôi đã nói ở phía trên, Truyền kỳ mạn lục là cuốn sách ghi chép lại những câu chuyện tản mạn trong dân gian. Tập truyện này gồm có 20 câu chuyện ngắn được viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi, có một số câu chuyện được trình bày xen lẫn văn biểu ngẫu và thơ ca. Tuy đều là các câu chuyện tản mạn trong dân gian nhưng sau khi sưu tập, tác giả Nguyễn Dữ đã tiến hành biên soạn lại những câu chuyện này. Việc thêm vào những yếu tố ảo trong nội dung khiến câu chuyện thêm phần ly kỳ hấp dẫn. Tập truyện được tác giả viết trong thời gian ở ẩn, những yếu tố hoang đường, kì ảo xem giữa những yếu tố thực chính là tiếng lòng, cái nhìn phản ánh lên những hiện thực đáng phê phán trong xã hội thời bấy giờ. Những yếu tố này chúng chính là tiếng nói đồng cảm với những số phận nghèo khổ của người dân bần hàn lúc ấy đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến.
Sau mỗi câu chuyện ngắn tác giả đều có những lời bình ngắn đề cập đến phẩm chất đạo đức của các nhân vật trong tác phẩm. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin nào về tác giả của những lời bình cuối mỗi câu chuyện này. Những câu truyện trong Truyền kỳ mạn lục chính là cái nhìn của tác giả đối với xã hội, chính là hiện thực xã hội trong thời điểm bấy giờ cùng mong ước của ông đối với những hiện trạng này.
Tóm tắt một số truyện trong Truyền kì mạn lục
Tóm tắt một số truyện trong Truyền kì mạn lục
Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời của Vũ Nương – một người con gái xinh đẹp, hiền hậu, dịu dàng có tiếng tại vùng quê Nam Xương. Vũ Nương vốn là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp nết khi lớn lên thì được gả cho Trương Sinh làm vợ. Trương Sinh ở trong làng cũng là một nhà khá giả nhưng anh chàng này lại có tính đa nghi, luôn lo lắng người vợ xinh đẹp của mình không chung thủy, phản bội lại mình.
Sau khi lấy vợ được một thời gian thì Trương Sinh bị triều đình bắt đi tòng quân. Vũ Nương ở nhà một mình chăm lo bố mẹ chồng cùng một đứa con thơ. Nàng chăm lo ruộng vườn, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu lại an táng cho cha mẹ Trương Sinh đàng hoàng sau khi mất.
Sau vài năm tòng quân, Trương Sinh may mắn không chết mà có thể trở về nhà với vợ con. Về đến nhà, Trương Sinh vẫn không bỏ được tính đa nghi với vợ của mình. Về đến nhà để chắc rằng vợ vẫn chung thủy anh chàng đã hỏi con trai nhỏ của mình thì con nói tối nào cũng có một người cha đến chơi với mình. Mặc kệ Vũ Nương giải thích ra sao Trương Sinh cũng không nghe nhất quyết cho rằng nàng đã thất tiết. Quá đau lòng Vũ Nương gieo mình xuống sông để chứng mình cho sự thủy chung của chính mình.
Cảm thông cho tấm lòng của Vũ Nương Linh Phi tại thủy Cung đã cứu nàng. Tại Thủy Cung, Vũ Nương lại gặp được Phan Lang – một người hàng xóm của mình. Vũ Nương đã kể lại câu chuyện của mình rồi nhờ Phan Lang gửi lời kêu Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình ở bến sông thì nàng sẽ có thể trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.
Câu chuyện kể về Từ Thức – người ở Hoà Châu trong thời đại nhà Trần. Nhờ cơ duyên xảo hợp trong một lần đi chùa anh đã giải vây giúp một cô gái lỡ làm gãy cành hoa trong chùa gần nhà. Sau này khi đến Tống Sơn ngao du anh đã gặp lại được cô gái ấy trên đỉnh núi trong một cung điện lầu son, gác tía.
Do mang ơn với Từ Thức cô gái đã được mẹ của mình là Ngụy phu nhân đồng ý cho hai người thành hôn. Ở với nhau được hơn 1 năm thì Từ Thức nhớ nhà muốn về thăm một chút thì được vợ khuyên cảnh trần ngắn ngủi không nên về. Từ Thức quyết tâm về nhà thì được mẹ vợ chuẩn bị cho một cỗ xe tiên, trước khi lên xe vợ đưa cho ông một bức thư, dán kỹ dặn rằng khi nào về nhà hãy mở ra.
Về đến quê nhà, Từ Thức thấy cảnh còn người mất, hỏi ra mới biết bản thân mình đã bị coi là người chết được 80 năm. Quá chán nản, Từ Thức muốn quay về cảnh tiên thì cỗ xe đã hoá chim loan bay đi mất. Mở bức thư vợ đưa ra thì chỉ có một câu: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”. Sau, người ta thấy Từ Thức đội nón đi vào núi Hoàng Sơn và không bao giờ trở lại nữa.
Trên đây là định nghĩa giải thích cho truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về tập truyện truyền kỳ mạn lục cùng nội dung của tập truyện này.
Xem thêm: Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì? Tổng hợp thông tin
Tổng quan truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì trong văn học
Content Network »truyen-ky-man-luc-co-nghia-la-gi-truyen-ky-man-luc-la-the-loai-gi