Người Ấn Độ – Cộng đồng nhập cư thành công nhất: Đang thống trị hiệp hội CEO toàn cầu

“Nếu bạn có thể làm rất tốt một việc gì đó, thì chắc chắn sẽ có một người Ấn Độ làm tốt hơn và lấy giá rẻ hơn bạn”. Phải chăng đây là lý do mà người Ấn Độ đang “thống trị” hiệp hội CEO toàn cầu?

“Nếu bạn có thể làm rất tốt một việc gì đó, thì chắc chắn sẽ có một người Ấn Độ làm tốt hơn và lấy giá rẻ hơn bạn”. Phải chăng đây là lý do mà người Ấn Độ đang “thống trị” hiệp hội CEO toàn cầu?

Người Ấn Độ, cộng đồng nhập cư thành công nhất

Việc Rishi Sunak, trở thành Thủ tướng Anh thêm một lần nữa khẳng định rằng người Ấn Độ là cộng đồng nhập cư thành công nhất trên thế giới.

Ở Mỹ người ta có tổng kết rằng, những người di cư từ Ấn Độ là nhóm di cư thành công nhất, họ không những là những người kinh doanh thành công nhất, giàu có nhất, có học thức nhất, là những nhà giáo dục, nhà khoa học rất xuất sắc, mà giờ đây họ còn đang trở nên có ảnh hưởng và dẫn đầu trong lĩnh vực chính trị và quản lý nhà nước.

Tiếp theo Phó Tổng thống Kamala Harris, có 50 người gốc Ấn được bổ nhiệm vào các chức vụ khác nhau trong chính quyền Biden, chưa kể thống đốc 2 bang Louisiana và Nam Caroline, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sri Lanka và Maldives, Phó Thị trưởng Thành phố Jersey, New Jersey, nhiều thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ các bang, thị trưởng các thành phố (người gốc Ấn cũng đã từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc, Thống đốc Nam Carolina, Chủ tịch Hạ viện Maine, thống đốc bang Louisiana, thị trưởng Teaneck – New Jersey, thị trưởng Laurel Hollow – New York, thị trưởng Hoboken – New Jersey thị trưởng Yuba – California).

Theo thống kê, cộng đồng người Ấn ở Mỹ kiếm được nhiều tiền hơn tất cả các nhóm sắc tộc khác, bao gồm cả người Mỹ da trắng. Năm 2019, thu nhập trung bình mỗi hộ gia đình: Ấn Độ đứng đầu – 133.130$, các dân tộc Châu Á khác đứng thứ 2 – 97.600$, tiếp theo là hộ gia đình da trắng 86.400$, các dân tộc nói tiếng Tây Ban Nha là 60.050$, dân gốc Phi chỉ có 53.800$ (trung bình của Mỹ là 88.000 USD).

Trong lĩnh vực kinh doanh, người Mỹ gốc Ấn giữ vị trí Chủ tịch, CEO, COO của rất nhiều hãng công nghệ, các hãng hàng không, các ngân hàng, các hãng bảo hiểm lớn, trong đó có thể kể đến:

– Satya Nadella, CEO Microsoft,

– Sundar Pichaim CEO Google (Alphabet),

– Nikesh Arora, cựu CEO Google

– Parag Agrawal, CEO Twitter,

– Arvind Krishna, CEO IBM,

– Rajiv Gupta, cựu CEO Hewlett-Packard,

– Vivek Ranadivém cựu CEO TIBCO Software,

– Shantanu Narayen, CEO Adobe Systems

– Arun Sarin, cựu chủ tịch Vodafone

– Pradeep Sindhu, đồng sáng lập và CTO Juniper Networks

– Rajeev Suri, CEO Nokia

– Ajay Banga, chủ tịch kiêm CEO MasterCard

– Jay Vijayan, cựu CEO Tesla

– Lakshmi Narayanan, phó chủ tịch, CEO Cognizant

– Rono Dutta, cựu chủ tịch United Airlines

– Rakesh Gangwal, cựu chủ tịch CEO US Airways

– Victor Menezes, CEO Citibank

– Vikram Pandit, cựu CEO của Citigroup

– Anshu Jain, cựu CEO Deutsche Bank

– Bobby Mehta, cựu Phó Chủ tịch, CEO HSBC Bắc Mỹ

– Rajat Gupta, cựu CEO McKinsey & Company

– Ajit Jain, cựu chủ tịch Berkshire Hathaway

– Indra Nooyi, cựu chủ tịch kiêm CEO PepsiCo

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục người Mỹ gốc Ấn cũng rất thành công với 5 giải Nobel về Vật lý, Hoá học, Y học và Kinh tế, họ từng giữ và đang giữ các vị trí Chủ tịch, Hiệu trưởng các trường: Đại học Harvard, Harvard Business School, Đại học Louisville, đại học Tufts, UCLA Henry Samueli, The King’s College (New York), Đại học Texas, Đại học Houston, Đại học California, Đại học Virginia, Đại học Tây Georgia, Cao đẳng Manhattanville, Đại học Massachusetts Amherst, Đại học Carnegie Mellon, Đại học tại Buffalo, Đại học Kỹ thuật UC Berkeley, Học viện Công nghệ Oregon.

Không chỉ thành công ở Mỹ và Anh, người gốc Ấn Độ còn thành công ở Ireland (1 cựu Thủ tướng), Bồ Đào Nha (Thủ tướng đương nhiệm, 1 cựu Thủ tướng và 2 Bộ trưởng), New Zealand (Toàn quyền), Canada (cựu Thủ hiến, Thủ tướng, 1 Bộ trưởng và 1 cựu Bộ trưởng), Singapore (Tổng thống đương nhiệm, 2 cựu Tổng thống, 1 Phó Thủ tướng, 7 Bộ trưởng, 1 cựu Bộ trưởng), Malaysia (1 cựu Thủ tướng, 2 cựu Chủ tịch Quốc hội, 1 cựu Chủ tịch Thượng viện), Guyanna (3 cựu Tổng thống, 2 cựu Thủ tướng), Fuji (1 cựu Thủ tướng và 2 cựu Bộ trưởng).

Câu chuyện thành công của những người nhập cư gốc Ấn Độ ở Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Singapore, Malaysia, Guyana, thật là đáng kinh ngạc. Thế nhưng có một nghịch lý là hiện tại Ấn Độ vẫn đang là quốc gia nằm ở top giữa của nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, GDP đầu người của Ấn Độ chưa bằng 60% Việt Nam (2022, Ấn Độ 2.466$, Việt Nam 4.163$; Việt Nam đã chuyển sang nhóm thu nhập trung bình cao).

Thật là khó lý giải cho trường hợp Ấn Độ này.

Lý do người Ấn Độ đang thống trị Thung lũng Silicon bởi loạt CEO công nghệ

Tại Thung lũng Silicon, hiện nay hầu hết các công ty công nghệ đều có CEO là người gốc Ấn. Ông chủ mới của Twitter, Parag Agrawal vừa gia nhập hàng ngũ lãnh đạo công nghệ từng trải qua hệ thống giáo dục tại Ấn Độ.  

Nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey gần đây từ chức CEO và Parag Agrawal là người thay thế. Đây là thắng lợi tiếp theo của Ấn Độ và hệ thống giáo dục nước này. Ông Agrawal, 37 tuổi, là lãnh đạo Silicon Valley mới nhất sinh ra và học tập tại Ấn Độ. Đây cũng là ông chủ trẻ nhất trên danh sách S&P 500.

Đồng sáng lập hãng thanh toán điện tử Stripe Patrick Collison chỉ ra, Google, Microsoft, Adobe, IBM, Palo Alto Networks và Twitter đều nằm trong tay của những CEO gốc Ấn. CEO Tesla Elon Musk đồng tình, “Mỹ đang hưởng lợi lớn từ nhân tài Ấn Độ”.

Trước sự kiện này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hối thúc người trẻ tham gia vào các chương trình khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), trong khi các doanh nhân giàu có nhất đất nước ca ngợi bước tiến của ông Agrawal. Anand Mahindra,t ỷ phú đứng sau tập đoàn Mahindra, đùa rằng: “Đây là virus CEO Ấn Độ. Không vaccine nào kháng được”.

Giới chuyên gia không bất ngờ trước số lượng ngày một lớn những người gốc Ấn đang phụ trách các hãng công nghệ lớn nhất nước Mỹ. Hệ thống giáo dục Ấn Độ là nơi sản sinh ra những nhân tài công nghệ hàng đầu.

Theo Jeffrey Sonnenfeld, Giáo sư Trường quản trị Yale, hệ thống các trường đại học công lập và Viện Công nghệ khắp cả nước đồng nghĩa với các tân cử nhân đều giỏi về công nghệ.

Trước khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford, ông Agrawal theo học tại Viện Công nghệ Ấn Độ tại Bombay. Đây cũng là nơi CEO Google Sundar Pichai từng học tập (cơ sở Kharagpur). Cạnh tranh đầu vào các trường cao đẳng này rất khốc liệt và tỉ lệ được nhận chưa tới 2% hồ sơ.

Khi chọn ông Agrawal làm CEO mới, Twitter thể hiện họ ưu tiên một nhân sự chuyên về công nghệ và kỹ thuật, thay vì một ứng viên quen mặt với công chúng. Ông cũng khác xa CEO tiền nhiệm Dorsey, một doanh nhân “khác người”. Cha mẹ của tân CEO Twitter nói con trai họ yêu thích toán học, máy tính, xe hơi, luôn tìm kiếm tạp chí và sách vở về chủ đề này khi du lịch.

Những nguồn tin của tờ The Washington Post tiết lộ chính ông Dorsey đã thuyết phục Hội đồng quản trị về việc Agrawal là lựa chọn tốt nhất do nền tảng học vấn và thực tế ông đã kinh qua nhiều vị trí tại Twitter trong một thập kỷ.

Một trong những nguồn tin nội bộ còn chỉ ra thành công của các kỹ sư khác khi họ nắm quyền điều hành doanh nghiệp, chẳng hạn CEO Satya Nadella của Microsoft hay CEO Shantanu Narayen của Adobe.

Giáo sư Amanda Goodall của Trường Kinh doanh Bayes tin rằng, khao khát có một ông chủ giỏi về kỹ thuật của Thung lũng Silicon thay vì kỹ năng quản trị chung có thể là nguyên nhân ngành công nghệ có nhiều lãnh đạo là kỹ sư Ấn Độ tới vậy.

Theo bà, hệ thống giáo dục Ấn Độ nổi tiếng vì khuyến khích khoa học, công nghệ, trong khi dân số đông đảo và các trung tâm công nghệ phát triển như Bangalore biến Ấn Độ thành vùng đất tiềm năng để các doanh nghiệp Thung Lũng Silicon tìm kiếm tài năng.

Ngoài ra, tránh xa các nhà sáng lập “kỳ quái” cũng mở ra cơ hội mới. Chẳng hạn, một tweet của Elon Musk đã làm bay 14 tỷ USD giá trị thị trường Tesla năm 2020 khi ông nhận xét giá cổ phiếu công ty “quá cao”.

Dorsey cũng bị chỉ trích vì đưa ra nhiều bình luận “chết điếng”. Không chỉ điều hành Twitter, ông còn là chủ của một doanh nghiệp khác và theo đuổi đam mê cá nhân, khiến các nhà đầu tư không hài lòng.

Quỹ đầu tư mạo hiểm Elliott năm ngoái mua 1 tỷ USD cổ phần trong Twitter và yêu cầu thay thế Dorsey. Trong thư từ chức, ông thừa nhận một công ty do nhà sáng lập dẫn đầu đặc biệt hạn chế và phần nào thất bại.

Vivek Wadhwa, một học giả kiêm doanh nhân công nghệ người Ấn Độ, tranh luận, Ban quản trị và cổ đông ngày nay đánh giá cao kinh nghiệm sống của một người nước ngoài, đi lên từ nấc thang thấp nhất của sự nghiệp. “Không nghi ngờ gì khi năng lực kỹ thuật tạo sự khác biệt lớn, song nhiều người sở hữu năng lực đó. Điều tạo ra khác biệt là năng lực chung, đưa một công ty xích lại gần nhau và không làm những chuyện điên rồ. Có nhiều người thông minh trên thế giới nhưng không phải tất cả đều khiêm tốn”, ông nói.

Theo Do Cao Bao, Telegraph

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

“Nếu bạn có thể làm rất tốt một việc gì đó, thì chắc chắn sẽ có một người Ấn Độ làm tốt hơn và lấy giá rẻ hơn bạn”. Phải chăng đây là lý do mà người Ấn Độ đang “thống trị” hiệp hội CEO toàn cầu?

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Nhận dạng Gen Z – ông hoàng, bà chúa tương lai trong mắt các nhãn hàng

Đã đến lúc các thương hiệu nên bắt đầu dành sự chú ý cho thế hệ tiếp theo, đó chính là gen Z với tiềm năng trở thành nhóm khách…

Read more

Nhìn lại sự thay đổi trong 10 năm qua của giới siêu giàu Mỹ

10 năm trước hai gia tộc là Walton và Koch đã thống trị nước Mỹ. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mai một đi theo thời gian. Trong 10 năm…

Read more

Nhân vật bí ẩn rót vốn giúp Elon Musk thâu tóm Twitter: Ngoài khoản vay, CEO Tesla lấy đâu ra 21 tỷ USD tiền mặt?

Bloomberg ước tính CEO Tesla chỉ có khoảng 3 tỷ USD tiền mặt và tài sản có tính thanh khoản cao. Một số cách giúp Musk thu xếp đủ tiền…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *