Sử dụng chén, đĩa từ mo cau không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người sản xuất.
Tại vùng đất Quảng Ngãi, mo cau trước giờ chỉ đem đốt
Sử dụng chén, đĩa từ mo cau không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người sản xuất.
Tại vùng đất Quảng Ngãi, mo cau trước giờ chỉ đem đốt hoặc bỏ đi thì nay đã có thêm công dụng mới: Trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất chén, đĩa.
Anh Nguyễn Văn Tuyến xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, người đứng sau sáng kiến độc đáo này cho biết: “Những lần đi thực tế tôi thấy Quảng Ngãi trồng cau rất nhiều. Mo cau bị bỏ không mà nhiều nước trên thế giới lại đang sử dụng, ví dụ như Ấn Độ, nên tôi nghĩ Việt Nam cũng sẽ làm được. Chén đĩa từ mo cau là một sản phẩm rất hữu ích, góp phần giảm rác thải nhựa”.
Sau khi thu mua nguyên liệu khô từ bà con nông dân, những chiếc mo cau được ngâm nước cho mềm và giặt sạch. Tiếp đó, mo cau sẽ được đưa vào máy ép gia nhiệt, ép cắt trên khuôn để tạo thành các sản phẩm với nhiều hình dạng khác nhau, từ chén tròn, vuông, đĩa tròn, vuông, cho đến muỗng, thìa,…Hình dạng này có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng.
Cuối cùng tới công đoạn xử lý tia UV để sản phẩm được khử trừng, đóng gói bằng màng co kèm theo túi hút ẩm rồi đóng thùng carton để giao cho khách hàng.
Chia sẻ với báo chí, anh Tuyến cho biết mỗi tháng, cơ sở chế biến mo cau này xuất bán ra thị trường khoảng 50.000- 60.000 sản phẩm với giá bán từ 1.000 đến 5.000 đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, sản phẩm đem về cho anh Tuyến lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng/tháng.
Chén, đĩa làm từ mo cau hiện được cung ứng cho thị trường các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hội An, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… và anh Tuyến cũng đang tìm hướng để xuất khẩu.
Về phía người dân địa phương, những chiếc mo cau trước giờ chỉ bỏ đi thì nay đã góp phần cải thiện thêm thu nhập cho họ.
Bà Nguyễn Thị Lãnh, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: Lượm lần lần góp lại bán cũng được 30.000- 50.000 đồng đi chợ mua cũng đủ dùng trong nhà nên tôi cũng thấy vui mừng, già rồi mà có công việc vậy là mừng lắm.
Không hóa chất, mẫu mã đẹp, mùi thơm dịu nhẹ, có thể tái sử dụng nhiều lần, những chiếc chén, chiếc đĩa hay khay đựng từ mo cau ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và mở ra cơ hội phát triển quy mô lớn hơn cho cơ sở sản xuất của tính Quãng Ngãi.
Theo Trí Thức Trẻ
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Sử dụng chén, đĩa từ mo cau không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người sản xuất.Tại vùng đất Quảng Ngãi, mo cau trước giờ chỉ đem đốt