Triết lý ngược đời nhưng lại giúp “ông vua dầu mỏ” John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới và giàu có nhất trong lịch sử hiện
Triết lý ngược đời nhưng lại giúp “ông vua dầu mỏ” John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới và giàu có nhất trong lịch sử hiện đại: “Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền”.
Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của tỷ phú dầu mỏ John Rockefeller. Ông tin rằng người không dành thời gian chăm sóc bản thân sẽ không kiếm được tiền. Theo ông, chăm sóc bản thân bắt đầu bằng những việc đơn giản như có chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, chăm tập luyện và ngủ đủ giấc.
Người trẻ ngày nay muốn độc lập với gia đình, sống cuộc sống mà họ muốn và có thể chi trả cho những thứ mà trước đây họ không thể. Nhiều người lao đầu vào công việc để kiếm tiền và không mấy quan tâm đến tài sản quý giá nhất của mình là sức khỏe.
Việc làm việc quá mức còn ảnh hưởng đến sức mạnh của não bộ cũng như sự phát triển của tư duy sáng tạo.
Tỷ phú Rockefeller khuyên nhân viên không nên dành phần lớn thời gian (trừ lúc ngủ) để làm việc mà phải chú ý đến các khía cạnh khác của cuộc sống.
Nhắc đến tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Ông Vua dầu mỏ này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Năm 16 tuổi, John D. Rockefeller bước vào thế giới kinh doanh với tư cách là một nhân viên kế toán tại Hewitt and Tuttle, một công ty môi giới nông sản ở Cleveland, Ohio. Hai năm sau, do không hài lòng về mức lương thấp, Rockefeller bỏ việc để thành lập một doanh nghiệp cũng hoạt động trong lĩnh vực này.
Không lâu sau, nó đã trở thành một trong những công ty tốt nhất ở Cleveland và tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn. Chưa dừng lại ở đó, ông hợp tác với một nhà hóa học để thành lập một trong những nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Mỹ mang tên Standard Oil. Đến năm 1865, đây là công ty có lợi nhuận cao nhất toàn cầu.
Rockefeller cũng được coi là tỷ phú đầu tiên trên thế giới và người giàu nhất lcihj sử thế giới hiện đại với Giá trị tài sản ròng đạt đỉnh được ước tính là 418 tỷ đô la Mỹ (tính theo đô la năm 2019; đã điều chỉnh lạm phát) vào năm 1913.
Tài sản cá nhân của ông ước tính khoảng 900 triệu USD vào thời điểm năm 1913, gần bằng 3% GDP của Hoa Kỳ là 39,1 tỷ USD năm đó.
Rockefeller cho biết có 5 nguyên tắc quan trọng giúp ông đạt được thành công này. Dưới đây là những nguyên tắc đó:
1. Luôn nói sự thật
Rockefeller là một người trung thực. Các nhân viên ngân hàng yêu mến điểm này của ông và sẵn sàng hợp tác cũng như hậu thuẫn cho hầu hết các dự án kinh doanh của vị tỷ phú vì họ tin tưởng ông.
Rockefeller xây dựng văn hóa làm việc của mình dựa trên sự trung thực. Ông yêu cầu mọi người phải luôn nói sự thật và chịu trách nhiệm với lời nói cũng như hành động. Ông từng nói: “Điều quan trọng nhất đối với một người là tạo dựng được uy tín, danh tiếng và tư cách”.
2. Chú ý đến từng chi tiết
Ron Chernow nói về sự chú ý của Rockefeller đến từng chi tiết trong cuốn sách bán chạy nhất của mình. Từ ngoại hình, thói quen buổi sáng, thói quen hàng ngày, các mối quan hệ nghề nghiệp, nỗi ám ảnh về những con số, Rockefeller đều chú ý đến từng tiểu tiết.
Những chi tiết nhỏ này kết hợp lại để tạo nên doanh nhân quyền lực bậc nhất thế giới. Ngoài để ý đến công việc, ông trùm dầu mỏ còn dành thời gian quý giá của mình để hiểu những người làm việc với ông rõ hơn và luôn tôn trọng mọi người.
3. Xây dựng một nhóm tuyệt vời
Rockefeller đối xử rất công bằng và trả lương cao cho cấp dưới. Ông là một trong những doanh nhân đầu tiên cho phép nhân viên trực tiếp gửi khiếu nại hoặc đề xuất. Hơn ai hết, ông hiểu rằng để xây dựng một doanh nghiệp vĩ đại, ông cần một nhóm tuyệt vời.
Để làm điều đó, ông tập trung vào EQ (trí tuệ cảm xúc). Ông từng nói: “Khả năng tương tác với mọi người xung quanh và xử lý vấn đề cũng đáng giá như các mặt hàng như đường hay cà phê. Tôi sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho khả năng đó”. Và đội ngũ vừa có chuyên môn vừa có trí tuệ cảm xúc đã giúp ông gặt hái nhiều thành công.
4. Chăm sóc bản thân
Trong cuốn hồi ký của mình, Rockefeller nói về tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Ông cảnh báo mọi người không nên hy sinh sức khỏe chỉ vì làm giàu. Ông khuyên nhân viên không nên dành phần lớn thời gian (trừ lúc ngủ) để làm việc mà phải chú ý đến các khía cạnh khác của cuộc sống. Và ông chính là ví dụ điển hình nhất: Nhờ chăm sóc bản thân tốt, ông sống đến 97 tuổi.
Một trong những câu nói hay nhất của ông là “Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền”. Rockefeller tin rằng người không dành thời gian chăm sóc bản thân sẽ không kiếm được tiền.
Theo vị tỷ phú, chăm sóc bản thân bắt đầu bằng một giấc ngủ ngon, uống nhiều nước, tập thể dục và chế độ ăn uống điều độ.
Theo vị tỷ phú, chúng ta không nên làm việc quá nhiều và cần chăm sóc bản thân thật tốt.
5. Tập trung vào các mục tiêu
Rockefeller luôn tập trung vào mục tiêu đã đặt ra, nhất quán với thói quen và kiên trì với cách tiếp cận của mình. Khi chuyển đến Cleveland, ông coi chuyện tìm việc mới là một việc nghiêm túc.
Ông mặc vest đen, cạo râu sạch sẽ, đánh bóng giày và sẵn sàng cung cấp dịch vụ của mình. Rockefeller giữ các mục tiêu chính đã đề ra là động lực thúc đẩy hành động. Nhờ đó, ông đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp.
Nguồn Entrepreneur
Theo Doanh nghiệp và tiếp thị
Ông vua dầu mỏ dặn con: Chọn bạn mà chơi
Bên cạnh sự giàu có, còn một điều nữa mà người đời nhắc đến Rockefeller Sr., đó là trí tuệ xuất chúng và cách nuôi dạy con cái quá đỗi tuyệt vời. Trong suốt cuộc đời mình, Vua dầu mỏ đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư, kể về quãng đường làm giàu của ông.
Đồng thời vị tỷ phú cũng dặn con những bài học cuộc sống quý báu. Chính những lá thư này đã giúp các đời con cháu của dòng tộc Rockefeller tiếp tục thịnh vượng, phá bỏ lời nguyền “không ai giàu 3 họ”.
Trong các bức thư, vị tỷ phú vĩ đại từng dặn các con KHÔNG ĐƯỢC KẾT BẠN với 3 kiểu người. “Nếu con muốn phát triển tốt hơn thì 3 loại người này không nên thân thiết”, ông Rockefeller Sr. dặn dò. Vậy 3 kiểu người đó là như nào?
Tỷ phú Rockefeller từng viết: “Những người thất bại thường có một vấn đề chung, họ chỉ thích sự ổn định hiện tại và không chịu thay đổi. Ta cho rằng, đây là một hành động tự lừa dối và tự hủy hoại bản thân”. Thế giới không ngừng phát triển, bạn sẽ thụt lùi nếu cứ đi ngược dòng.
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy nhiều đứa trẻ như vậy. Khi điểm số trên lớp tương đối ổn định, trẻ sẽ thể hiện tâm lý thoải mái và không cố gắng hoàn thành thật tốt công việc. Trẻ nghĩ mình không cần chiếm vị trí thứ nhất, vị trí thứ mười cũng chẳng cách xa vị trí đầu tiên cho lắm.
Nhưng nhiều năm sau bạn sẽ thấy một sự thật: Đứa trẻ đứng đầu trong kỳ thi sẽ luôn chiếm vị trí đầu, còn đứa trẻ thứ mười dần tụt xuống vị trí thứ 20 trong lớp. Một khi con người mất đi động lực tiến lên, họ sẽ ngày càng cách xa thành công.
Có hai kiểu người trên thế giới sẽ không bao giờ thành công được. Một là những người tiêu hết toàn bộ số tiền mình có và hai là những người tiết kiệm hết số tiền mình kiếm được.
Kiểu người thứ nhất tồn tại rất nhiều trong xã hội. Họ vui chơi bất kể đêm ngày, như thể sẽ chẳng còn ngày mai. Họ sẵn sàng tiêu sạch tiền và không biết thiết lập các khái niệm quản lý tài chính. Với phong cách sống đó, họ chẳng thể nào khiến “tiền sinh ra tiền”.
Và kiểu người thứ hai cũng chẳng thể thành công được. Như chúng ta đều biết, những người giàu không trở nên giàu có vì tiết kiệm tiền.
Trong quá trình tiêu tiền, họ tích lũy kiến thức quản lý tài chính, đầu tư chính xác và biến nó thành khối tài sản khổng lồ. Đó mới là cách để thành công, giàu có.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy con khái niệm quản lý tài chính. Đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ thì không nên bận tâm về chuyện tiền bạc. Ngược lại, trẻ cần hình thành quan niệm đúng đắn về tiền.
Hãy dạy cho trẻ biết, mỗi đồng tiền kiếm được đều nhờ công sức lao động, đồng thời mở mang cho trẻ những khái niệm tài chính, cách kiếm tiền đúng đắn, cách phán đoán các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức.
“Một khi kẻ thua cuộc tìm được lý do chính đáng, anh ta sẽ lấy cớ này để giải thích và quy kết trách nhiệm cho người khác. Một người như vậy sẽ không tìm ra lý do mình thất bại mà chỉ biết tự an ủi bản thân khi thấy người khác cũng thất bại”, tỷ phú Rockefeller viết.
Chúng ta phải giáo dục con cái dũng cảm đối mặt với thất bại, theo bước người chiến thắng, nhìn thấy sự xuất sắc của họ mà học hỏi. Có như vậy chúng ta mới tiến bộ được. Nhìn người khác rồi rút ra vấn đề mình đang gặp phải chính là khả năng của người thành công.
Theo Pháp luật và bạn đọc
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Triết lý ngược đời nhưng lại giúp “ông vua dầu mỏ” John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới và giàu có nhất trong lịch sử hiện