Nhà sáng lập Honda: Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở cái bếp lúc nào cũng sáng bóng

“Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở đâu? Hãy ở chung với họ và lúc nào cũng thấy cái bếp ga sạch boong sáng bóng” – Soichiro Honda.

Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở đâu? Hãy ở chung với họ và lúc nào cũng thấy cái b

“Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở đâu? Hãy ở chung với họ và lúc nào cũng thấy cái bếp ga sạch boong sáng bóng” – Soichiro Honda.

Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở đâu? Hãy ở chung với họ và lúc nào cũng thấy cái bếp ga sạch boong sáng bóng (ông Soichiro Honda, chủ tịch hãng Honda đã từng nói như vậy với sinh viên ĐH Tokyo khi được hỏi, theo kinh nghiệm của ông thì làm thế nào để nhận biết một người có năng lực).

Rất nhiều bạn trẻ, cứ ưu tiên việc học và không chịu làm cái gì khác ngoài học. Khi giao cho trồng 1 cái cây, vì chỉ biết học, nên không tưới cây, cây chết. Khi giao thêm việc ngoài việc học, họ cảm thấy phiền toái. Cuối cùng giải pháp là: Không nuôi con gì, không trồng cây gì, để dành tập trung cho học. Câu cửa miệng là “đang bận học”.

Những người này, dù học có giỏi đến đâu đi nữa, ra đời cũng chật vật để kiếm sống, 100%. Hoặc ai đầu óc xuất sắc lắm, hiểu biết thông thái lắm, thì cũng chỉ đủ 1 giấc mơ nho nhỏ 1234 (1 vợ 2 con 3 lầu 4 bánh).

Họ không thể quán xuyến nổi bất cứ cơ nghiệp nào, đầu óc không thể làm được nhiều việc, không sắp xếp được thời gian để sống cuộc đời đầy màu sắc, đầy thành tựu. Họ làm sao có thể quản lý nổi xí nghiệp resort công ty trăm người ngàn người và ngàn việc phát sinh trong cùng 1 lúc?

Họ không thể làm tướng được vì họ từ nhỏ chỉ có 1 năng lực là HỌC (học là động từ chỉ việc bắt chước người khác, lặp lại ý của người khác, tư duy theo người khác, nhắc lại đúng y chang thì được 10 điểm, khen là học giỏi). Học giỏi không có ý nghĩa gì cả, làm giỏi mới là cái đáng nói. Người làm giỏi mới là nhân tài của quốc gia.

Ai lúc nhỏ chỉ biết học (theo lịch của trường, theo bài tập của thầy cô giao cho, theo lịch các kỳ thi) thì ra đời, chỉ biết làm (theo lịch của cơ quan, theo lệnh của sếp, theo các công việc có sẵn).

Người sáng sớm chỉ biết thay đồ đi học, tối về mải giải bài tập về nhà thì lớn lên, sáng sớm cũng chỉ biết thay đồ đi làm và tối về lướt mạng xã hội. Năng lực của họ chỉ có thế, vì không có thói quen làm lụng, quan sát, sáng tạo, triển khai…thông qua hành động LÀM.

Một người giỏi thật sự là họ vừa làm và vừa học, học thông qua làm, learning by doing. Học cũng giỏi mà chơi cũng giỏi, làm cũng giỏi, 1 ngày của họ có nhiều trải nghiệm chứ không lặp đi lặp lại 1 cái gì.

Họ thỏa mãn được hết các quan hệ trong đời họ, với người thân, với bạn bè, với thầy cô, với hàng xóm, với bồ bịch, với người ngoài xã hội,….họ sắp xếp thời gian để cân bằng được hết.

Năng lực tự học (1), quán xuyến đa nhiệm (2), sắp xếp thời gian (3) là bí mật của một người MUỐN GÌ ĐƯỢC NẤY. Lớn lên họ sẽ làm được nhiều thứ mà với người thông thường, người ta sẽ tự hỏi “không biết ông ấy/bà ấy lấy đâu ra thời gian mà làm được nhiều thành tựu như thế?”.

Theo Tony Buổi sáng

Nhà sáng lập huyền thoại của đế chế Honda không bằng cấp gây dựng sự nghiệp lừng lẫy

Soichiro Honda là một kỹ sư và nhà công nghiệp người Nhật Bản, ông cũng là người đã sáng lập ra một trong những thương hiệu xe máy và xe hơi nổi tiếng nhất thế giới mang tên Honda.

Năm 1907, Soichiro Honda sinh ra trong một gia đình theo nghề thợ rèn. Ông là một trong 4 “thần kinh doanh” Nhật Bản (Kazuo Inamori, Konosuke Matsushita, Akio Morita và Soichiro Honda).

Cũng giống như Konosuke Matsushita, Soichiro Honda xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Gia đình chỉ đủ tiền cho ông học hết tiểu học, thế nên trình độ của Honda chỉ đáp ứng được các công việc làm công ăn lương.

Nhưng số phận của ông vẫn tốt hơn Matsushita Konosuke, Matsushita đi làm khi mới 10 tuổi, còn Honda bắt đầu làm việc khi ông 16 tuổi. Ông đặt chân đến Tokyo – thủ đô của Nhật Bản, và học việc tại một tiệm sửa chữa xe ô tô tên Art Shokai.

Honda làm việc tại tiệm sửa xe trong 6 năm. Trong 6 năm đó, Honda đã không ngừng học tập những kiến thức về xe ô tô. Khoảng thời gian học việc đã khiến một người từ nhỏ đã thích thú về các thiết bị máy móc như Honda tìm được giấc mơ thật sự của mình.

Honda giờ đây là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất nước Nhật và nổi tiếng trên toàn thế giới. Để đạt được thành công đó có đóng góp không nhỏ từ ông Soichiro Honda, người sáng lập ra thương hiệu này.

Soichiro được Tạp chí People (Mỹ) xếp vào danh sách “25 người đáng quan tâm của năm” vào năm 1980, đồng thời tôn vinh ông như một “Henry Ford của Nhật Bản” với những đóng góp tạo ra cuộc cách mạng về phương tiện giao thông cá nhân của nhân loại.

Tuy nhiên, trước khi xây dựng được sự nghiệp lừng lẫy, Soichiro đã phải gặp vô số thất bại. Ông từng chia sẻ rằng, “Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại.”

Bài viết này sẽ kể về một trong những thất bại của ông Soichiro Honda.

Soichiro Honda sinh ngày 17/11/ 1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu), hạt Iwata thuộc Shizuoka Prefecture ( Nhật Bản). Cha của Honda, ông Ghihei là một thợ rèn.

Khi còn nhỏ, Shoichiro luôn quanh quẩn bên bố, xem ông làm việc và qua đó ông đã học được cách tự làm đồ chơi cho mình. Tài sản mà Soichiro được thừa kế từ cha chính là lòng yêu thích nghề cơ khí.

Năm 1922, Soichiro cùng cha đi lên Tokyo sau khi xem một quảng cáo tìm người giúp việc được đăng trên tờ báo thương mại. Nơi họ đến là một cửa hàng sửa chữa ô tô có tên là Art Shokai. Lý do lớn nhất để cậu bé Soichiro 15 tuổi muốn làm việc ở đây chính là có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với những chiếc ô tô.

Thời gian đầu, công việc của Soichiro là nội trợ và trông trẻ cho gia đình ông chủ. Buổi tối khi đã làm xong hết công việc, Soichiro thường trốn vào trong xưởng để được ngắm những chiếc ô tô. Cậu bé không hài lòng với công việc của mình và thậm chí còn nghĩ sẽ từ bỏ để trở về nhà.

Chính lúc này, Sochiro Honda được ông Hikoji Kitazama, người giám sát trực tiếp động viên, giúp đỡ. Hàng ngày sau khi hoàn tất mọi công việc, Sochiro được phép đi tới cửa hiệu thứ hai của Art Shokai nơi mà một chiếc xe ô tô đua đang được làm tại đó.

Năm 1923, sau khi cứu 3 chiếc xe đua của hãng khỏi một đám cháy, Sochiro được giao việc trở thành thợ chính, giúp thiết kế xe đua. Năm 1924, chiếc xe Curtiss do Sochiro làm thợ kỹ thuật đã giành giải nhất tại cuộc đua tổ chức ở Tsurumi thuộc Kanagawaken.

Chàng trai trẻ vô cùng vui sướng và chiến thắng này là bước khởi đầu cho niềm đam mê xe đua của Soichiro.

Sau 5 năm học việc tại cửa hàng Art Shokai và 1 năm chứng minh khả năng với ông chủ, cuối cùng Soichiro đã được phép tự mở chi nhánh Art Shokai ở làng của mình tại Hamamatsu. Lúc đó Soichiro vừa tròn 21 tuổi.

Chuyện những chiếc séc măng thất bại

Mặc dù công việc kinh doanh đang trong thời kỳ phát đạt, cửa hàng ngày càng được mở rộng nhưng Soichiro vẫn không hài lòng. Thiếu những khó khăn thử thách Soichiro cảm thấy bứt rứt, buồn bực không yên.

Soichiro muốn làm một cái gì đó hơn là chỉ sửa chữa đơn thuần.Từ đó, Soichiro bắt đầu suy nghĩ đến việc kinh doanh sản xuất.

Điều đầu tiên thu hút sự chú ý của ông là những chiếc séc măng (piston ring). Séc măng dường như là một chi tiết hoàn hảo, nhỏ nhưng rất đắt. Và thế là, Soichiro nhanh chóng xây dựng kế hoạch để tiến hành sản xuất hàng loạt.

Ông thuê nhà xưởng tại thị trấn Yamashita của thành phố Hamamatsu và mở “Phòng nghiên cứu sản xuất séc măng Art Shokai”.

Ban Giám đốc của Art Shokai kịch liệt phản đối ý tưởng này của ông và họ không cấp vốn cho ông. Soichiro cảm thấy rất chán nản sau khi giấc mơ của mình bị dập tắt, do vậy ông đã bị đau dây thần kinh vùng đầu và sau đó đau lưng nặng.

Trong suốt gần hai tháng Soichiro phải nghỉ ở nhà chữa bệnh, nhưng ngay cả trong lúc khó khăn đó ông cũng vẫn luôn bị ám ảnh bởi việc phát triển chế tạo séc măng. Ông không bao giờ bỏ qua mơ ước của mình và luôn chuẩn bị sẵn sàng cho những thử thách mới.

Năm 30 tuổi, dù đã là Chủ tịch công ty do ông thành lập nhưng Soichiro vẫn quyết định phải trở lại trường học. Người ta khá ngạc nhiên khi thấy một người lớn tuổi ở trong lớp học.

Ngoài giờ lên lớp, Soichiro giành hết thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thậm chí Soichiro ăn ngay ở phòng thí nghiệm vào những lúc trái khoáy, không cạo râu và để đầu tóc rối bời nhưng ông không để ý đến các điều đó, ông chỉ quan tâm đến một vấn đề là chiếc séc măng.

Năm 1936, Soichiro tham gia một cuộc đua và gặp tại nạn thảm khốc. Ông bị gãy xương bả vai và bị thương nặng ở mặt. Trong bệnh viện, ông không ngừng nghĩ về công việc kinh doanh của mình. 

Một tuần sau ông ra viện, bị thương nặng, tiền tiết kiệm thì hết và công việc kinh doanh chế tạo séc măng sụp đổ. Gia đình Soichiro rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Vợ của ông cùng với con nhỏ phải đem cầm cố những đồ vật có giá trị của họ.

Một hôm, Soichiro chọn 50 chiếc séc măng trong số 30.000 chiếc ông đã làm và giao cho Toyoda Jido Shokki. Sau đó, được biết là chỉ có ba chiếc qua được vòng thử nghiệm của Toyota, ông rất tức giận. Ông cố kìm nén cơn tức giận một cách khó khăn và quyết định chuyển sang đối mặt với thử thách mới.

Năm 1939, Soichiro thôi làm quản lý cửa hàng Art Shokai Hamamatsu, chuyển đến Sueo Kawashima trở thành Chủ tịch của Tokai Seiki Jyukogyo.

Sau hai năm học ở trường Hamamatsu, do không tham dự kỳ thi nên Soichiro bị buộc phải thôi học. Tuy nhiên, ông đi học chỉ là để có được những kiến thức cần thiết nhằm đạt được mục đích của mình và thành quả của ông được mọi người công nhận.

Sau khi bị đuổi khỏi trường, ông đến trường đại học Tohoku Imperial và Nihon Muoran Seisakusho để học thêm những kiến thức khác.

Được trợ giúp bởi những điều học được ở trường, Soichiro đã phát minh ra nhiều thứ và có được rất nhiều bằng sáng chế. Một trong những phát minh đó là máy đánh bóng séc măng.

Chiếc máy đó quả là một sự thay đổi to lớn và rất đơn giản trong khi sử dụng. Sau 3 năm thử nghiệm và thất bại, khi sự kiên nhẫn của ông đã đến giới hạn, thì cuối cùng sự huyền bí được khám phá và Soichiro đã có thể làm được những chiếc séc măng tuyệt vời.

Những ngày tháng đó là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời của Soichiro. Tuy nhiên, chính từ những kinh nghiệm này, công ty Honda ngày nay đã ra đời.

Sáu năm sau, ông quyết định khởi nghiệp. Ông trở về quê hương Hamamatsu và tự mình mở một tiệm sửa chữa ô tô, đặt tên là “Chi nhánh của Art Shokai”

Với tư cách là một kỹ thuật viên sửa chữa ô tô có trình độ, hoạt động kinh doanh tiệm sửa xe của Honda ngày càng bùng nổ. Công việc tiếp xúc với ô tô mỗi ngày không khiến Honda cảm thấy chán ngán, ngược lại khiến ông nhận ra đam mê mà mình phải theo đuổi là sản xuất ô tô. 

Ông biết rằng sửa xe có thể kiếm ra tiền, nhưng khó có thể kiếm ra một số tiền “to”. Vốn là một người nghèo, ông hiểu rằng càng nghèo thì con người ta càng dám liều. Thế là, trong thời kỳ tiệm sửa xe của ông đang hoạt động mạnh nhất, ông đã quyết định đóng cửa tiệm.

Năm 1934, Honda thành lập công ty Tokai Seiki, và đây chính là lần khởi nghiệp đầu tiên của ông. Trong lần khởi nghiệp này, ông đã cống hiến hết mình cho ngành công nghiệp sản xuất. Dưới sức hút mãnh liệt của ngành công nghiệp, ông đã phát triển thành công “máy cắt tự động hình cánh quạt”. Phát minh của ông đã thành công rực rỡ.

Đúng lúc tưởng rằng bản thân sắp thành công thì bất ngờ động đất xảy ra, công ty của Honda thua lỗ nặng và tuyên bố phá sản.

Honda không nản lòng trước đả kích này, với kinh nghiệm tích lũy được từ lần khởi nghiệp đầu tiên này, ông đã không ngừng ngại bắt đầu lần mạo hiểm thứ hai.

Năm 1946, Honda thành lập “Viện nghiên cứu công nghệ Honda” – đây chính là tiền thân của hãng Honda. Vào cuối Thế chiến thứ II năm 1946, Honda đã nắm bắt cơ hội và phát triển một chiếc “xe đạp gắn động cơ”, sản phẩm này được thị trường đón nhận rộng rãi. Sau đó, Honda đã dẫn dắt các nhân viên của công ty chính thức bước chân vào lĩnh vực xe máy, và họ cho ra đời chiếc xe máy “Super Wolf”.

Sau nhiều năm vất vả xây dựng, ông đã viết nên lịch sử Honda vô cùng lừng lẫy, biến công ty nhỏ với quy mô chưa đến 20 nhân viên trở thành một tập đoàn đa quốc gia hàng tỷ đô, và là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới.

Soichiro Honda làm chủ tịch tập đoàn cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1973. Sau thời gian này, ông vẫn giữ chức vụ giám đốc và cố vấn cấp cao vào năm 1983. Tạp chí People đã xếp ông vào danh sách “25 người đáng chú ý nhất năm” (1980) và gọi ông là Henry Ford của Nhật Bản. Khi nghỉ hưu, ông vẫn bận rộn với công việc tạo dựng quỹ “Honda Foundation” nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

Một tính cách rất đáng để yêu thích của Honda là cách ông đối xử với nhân viên của mình. Có thể do Honda cũng đi từ dưới lên nên ông không hề có tí nào ra vẻ “bề trên” cả. Ông luôn tôn trọng sự sáng tạo và cá tính riêng của từng nhân viên. Trong công ty của ông, từ nhân viên tuyến đầu cho đền chủ tịch công ty, tất cả đều phải mặc đồng phục.

Honda cho phép nhân viên thay đổi nơi làm việc và để họ thành thạo nhiều kỹ năng hơn. Sau khi nhân viên thành thạo nhiều kỹ năng cơ bản, họ chắc chắn sẽ có một số ý tưởng mới, sau đó Honda sẽ đưa họ vào viện nghiên cứu nội bộ của công ty để thực hiện công tác nghiên cứu. 

Nhờ cách làm này mà nhân viên có thể cảm nhận được sự tích cực từ nơi ông, và họ nguyện nỗ lực hết sức để chuẩn bị cho sự phát triển của công ty. Chính nhờ phương pháp quản lý này mà Honda có thể trở thành “Honda của thế giới”.

Dù hoàn cảnh ra sao, Honda luôn có sự tôn trọng tuyệt đối đối với sự sáng tạo. Ông đã thích sáng tạo cái mới từ khi còn là một đứa trẻ, và sau khi trở thành chủ tịch, ông cũng luôn hỗ trợ những nhân viên nào thích sáng tạo. 

Việc thành lập Viện nghiên cứu công nghệ Honda cho phép nhiều công nhân tuyến đầu có cơ hội sáng tạo. Ông chưa bao giờ sợ nhân viên thiếu tính sáng tạo, ông chỉ sợ nhân viên triệt tiêu khả năng sáng tạo của mình.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những người khởi nghiệp hiện nay. Khi cuộc sống giải trí của con người ngày càng phong phú, thì việc sáng tạo ngày càng trở nên khó khăn. Làm thế nào để sáng tạo trên nền tảng có sẵn là một bài toán khó. Nếu có ý tưởng đổi mới thì sẽ thành công, còn nếu không thì chỉ có thể giậm chân tại chỗ.

Trong khi các ông chủ của các công ty nhỏ mặc vest và đi giày da. Thậm chí nhiều công nhân nhà máy còn chưa bao giờ biết mặt sếp của họ trông như thế nào. Thật khó tin khi một chủ tịch Honda lại mặc đồng phục như công nhân khi đi làm.

Honda là người đầu tiên có cách tiếp cận nhân viên như vậy. Hành động này tạo sự gắn kết rất lớn với nhân viên, điều mà hiếm có công ty nào có thể có được.

Cách làm của Honda không có nghĩa là ai làm ông chủ cũng phải mặc đồng phục giống nhân viên. Điều quan trọng là ông chủ phải quan tâm đến cảm xúc của nhân viên và vun đắp cho sự gắn kết của tập thể, chứ không phải coi nhân viên là “người làm công”.

Nói cho cùng, thành công của Soichiro Honda chính là một huyền thoại. Ông không bao giờ nói về chuyện giàu nghèo. Cách cư xử của ông với mọi người xung quanh là hành động của một quý ông thực thụ, những đức tính của ông rất đáng để mỗi chúng ta học hỏi.

Tổng hợp

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

“Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở đâu? Hãy ở chung với họ và lúc nào cũng thấy cái bếp ga sạch boong sáng bóng” – Soichiro Honda.

Năng lực của một người trẻ nhìn thấy ở đâu? Hãy ở chung với họ và lúc nào cũng thấy cái b

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

12 cuốn sách phải đọc nếu muốn tương lai tiền bạc rủng rỉnh!

Không có gì khó hiểu khi nói rằng những người thành công và giàu có nhất thế giới thường vùi đầu vào sách vở. Họ thừa nhận việc tự học…

Read more

‘Nhảy việc’ thời điểm cuối năm và những điều bạn nên biết

Nhảy việc vào bất kỳ thời điểm nào cũng cần có sự chuẩn bị và nhất là giai đoạn cuối năm. Bạn từ bỏ công việc đã làm từ đầu…

Read more

Nhiều “Doanh nhân” sẽ giật mình và tự thấy xấu hổ sau khi đọc hết câu chuyện này!

Sự khác biệt của “thành công” và “có vẻ như thành công”: Câu chuyện về chiếc đồng hồ Rolex giả sẽ khiến nhiều doanh nhân giật mình. – “Con mua…

Read more

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *