soan-bai-dem-nay-bac-khong-ngu

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Soạn bài Đêm nay bác không n


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Soạn bài Đêm nay bác không ngủ

biettuot
06/01/2022 Bài văn hay

739 Views

Bài tập làm văn soạn bài Đêm nay bác không ngủ lớp 6 ngắn gọn do Minh Huệ sáng tác được sưu tầm và giới thiệu giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 học kỳ 2 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài đêm nay bác không ngủ

Gồm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.

– Phần 2 (tiếp đến “cùng Bác”): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba

– Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ







– Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của Bác.

Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ.

→ Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.

– Lần thứ nhất thức dậy:

→ Trạng thái như trong giấc mộng, anh cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ

– Lần thức dậy thứ ba:

– Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:

Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”

– Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

– Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:


→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

Bài thơ được làm theo thể năm chữ:

→ Tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.

Trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem lại vẻ riêng cho bài thơ:

– Từ láy có tác dụng tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…

– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…


Tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.

Trong một đêm rét mướt trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, bộ đội chúng tôi được nghỉ lại ở một khoảng rừng nhỏ. Sau một ngày dài hành quân mọi người thấm mệt nên chìm vào giấc ngủ sớm chỉ có Bác vẫn còn trầm ngâm bên bếp lửa. Khi đó tôi giật mình tỉnh giấc thì trời đã khuya, nhìn thấy Bác đi dém chăn cho từng người, đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi, tôi thương Bác vô cùng. Tơi lần thứ ba tỉnh giấc tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn thức, dù tôi có nằng nặc mời Người đi ngủ Bác nói “ Bác ngủ không an lòng”. Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt, Bác thương những người lính phải ra trận… Trong lòng tôi trào dâng một nỗi thương kính Bác và nỗi vui sướng mênh mông khi được thức cùng Người.

– Phần 1 (4 khổ thơ đầu): lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên.

– Phần 2 (5 khổ tiếp): lần thứ hai anh đội viên thức dậy.

– Phần 3 (còn lại): lần thứ ba anh đội viên thức dậy và thức luôn cùng Bác.






Bài thơ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Đồng thời nói lên tình cảm chiến sĩ với Bác.

Tóm tắt:

Sau nhiều lần tỉnh giấc, anh đội viên vẫn thấy Bác ngồi đó không ngủ, cảm nhận được lòng yêu thương bao la của Bác với bộ đội và nhân dân, anh đội viên dã quyết định không ngủ cùng với Bác.

Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Một người trực tiếp có mặt và đối thoại cùng Bác trong đêm đó. Do vậy tạo nên tính chân thực, sinh động, bộc lộ suy nghĩ tác giả trong câu chuyện.

Tác giả không kể lần thức dậy thứ hai, bởi khi kể về lần thức thứ ba, người đọc có thể hình dung rằng trong lần thứ hai Bác vẫn ngồi đó, anh đội viên vẫn nhìn Bác và nghĩ có thể lát nữa Bác sẽ ngủ. Nhưng rồi lần thứ ba Bác vẫn không ngủ càng làm anh lo lắng thêm. Và anh cảm nhận được tấm lòng của Bác sâu đậm hơn.

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.






Nhà thơ viết như vậy chẳng có sai. Bác là Hồ Chí Minh, bác mới lo lắng cho bộ đội, cho nhân dân đến mất ngủ. Bác là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Bác mới có tấm lòng bao bọc những người con đang chiến đấu, đang chịu mưa rét ngoài rừng kia vì một nền độc lập.

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ. Mỗi dòng năm tiếng, mỗi khổ bốn dòng. Gieo vần chân: chữ cuối câu thứ hai với câu thứ ba; chữ cuối của dòng cuối với dòng đầu khổ kế tiếp. Đây là lối thơ của vè, hát giặm thích hợp với cách kể chuyện.

– Từ láy tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

– Từ láy tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc, phăng phắc, lâm thâm, …


Gợi ý:

– Lí do nhân vật tôi (người chiến sĩ) được tham gia chiến dịch cùng với Bác.

– Khung cảnh đêm ấy như thế nào?

– Đêm ấy anh đã được nói chuyện với Bác khi: vừa thức giấc, mới đi tuần về,…

– Bác đã nói với anh về điều gì? (hoặc anh đã được chứng kiến Bác quan tâm đến những chiến sĩ khác ra sao?).

– Cảm nhận của anh về hình ảnh Bác.














Trên đây là bài tập làm văn soạn bài Đêm nay bác không ngủ, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Theo Baivanhay.com

Tags Bác Hồ Bếp lửa Cảm nghĩ Cảm nhận Cảnh khuya Đêm nay Bác không ngủ giới thiệu hồ chí minh học tập Minh Huệ tình yêu tình yêu thương Việt Bắc

22/01/2022

22/01/2022

22/01/2022

06/01/2022

06/01/2022

06/01/2022

Cảm nghĩ về thầy cô mà em yêu quý

Cảm nghĩ về thầy cô mà em yêu quý Bài làm Chắc hẳn rằng sống …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *