Nội Dung Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thông Qua Bài Thơ Giúp Nói Lên Tình Cảm Yêu Thương Đối Với M


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thông Qua Bài Thơ Giúp Nói Lên Tình Cảm Yêu Thương Đối Với Mẹ.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Mưa ơi đừng rơi nữa

Tác giả: Chưa rõ

Mưa ơi đừng rơi nữa

Mẹ vẫn chưa về đâu

Chợ làng mình xa lắm

Qua sông chẳng có cầu.

Mưa vẫn rơi vẫn rơi

Ào ào trên mái giạ

Con sông vào mùa hạ

Nước dâng đầy khó đi

Trời mưa càng thương mẹ

Vai gầy nặng lo toan

Gió luồn qua kẽ liếp

Mưa ngập tràn mắt em




















Thohay.vn Chia sẽ ❤️️ Bài Thơ Chổi Ngoan ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z

Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa

Giáo Án Bài Thơ Mưa Ơi Đừng Rơi Nữa

I Mục đích- yêu cầu:
Kiến thức:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với mẹ, bạn rất lo lắng cho mẹ của mình đi chợ xa chưa về. Mưa thì vẫn cứ rơi bạn nhỏ mong cho trời đừng mưa nữa để mẹ đỡ vất vả hơn, đi lại được dễ dàng hơn.

Kỹ năng:

– Trẻ đọc thuộc bài thơ một cách diễn cảm.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Trẻ có kĩ năng đọc thơ nối tiếp




Thái độ:

– Trẻ thích nghe cô đọc thơ

– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

– Giáo dục trẻ lòng yêu thương với những người than trong gia đình nhất là đối với mẹ.




II Chuẩn bị:

– Đồ dùng:

– Nhạc bài “ giọt mưa và em bé”

– Tiếng mưa rơi

– powerpoint nội dung bài thơ

– Máy chiếu

– Phổ nhạc bài thơ thành bài hát










III Cách tiến hành:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

– Cho trẻ hát và vận động bài hát “ giọt mưa và em bé”




+ Cô và các con vừa hát bài hát nói về điều gì?

+ Đi dưới trời mưa các con cảm thấy như thế nào?

– Có  một  bài  thơ  rất  hay nói về sự vất vả của mẹ  một bạn nhỏ trời mưa to mà mẹ đi chợi xa vẫn chưa về mà  hôm trước cô Hương cũng đã giới thiệu với các con. Đố các con biết đó là bài thơ gì?


2. Phương pháp và hình thức tổ chức:

– Cô gọi một trẻ khá đọc lần 1

– Bạn vừa đọc cho các con bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

– Cô đọc cho trẻ nghe lần 2 kết hợp sa bàn.




* Đàm thoại, trích dẫn

+ Cô vừa đọc cho các con bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?

+ Bạn nhỏ ở nhà nhìn thấy trời mưa mà mẹ vẫn chưa kịp về bạn đã thầm nói với mưa điều gì?


Trích dẫn:

             “ Mưa ơi đừng rơi nữa
              Mẹ vẫn chưa về đâu”


+ Trời mưa rất lâu mà mẹ vẫn chưa về đâu. Bạn nhỏ đã lo lắng điều gì?

Trích dẫn:

            “ Chợ làng đường xa lắm
             Qua sông chẳng có cầu”


Trời mưa mỗi lúc một to, nước dâng ngập tràn cả lối đi bạn nhỏ lại càng thương mẹ nhiều hơn.Mưa rơi như thế nào các con? Câu thơ nào nói lên điều đó?

Trích dẫn: “ Mưa vẫn rơi vẫn rơi
              Ào ào trên mái rạ”

– Giải thích từ “mái rạ”: là mái nhà lợp bằng rơm.Rơm được phơi khô rồi kẹp vào thành từng cặp để làm mái nhà.Những ngôi nhà này thường có ở những miền quê nghèo .

– Mùa hè là mùa của những cơn mưa rào ào ào trút xuống .Nhà thơ đã miêu tả con sông vào mùa hạ như thế nào?

“Con sông vào mùa hạ
Nước dâng đầy khó đi”

*Giáo dục

– trẻ biết nghe lời người lớn và biết quan tâm giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức: quét nhà, nhặt rau…

* Dạy trẻ đọc diễn cảm:

– Cả lớp đọc toàn bài từ 1-2 lần

( Cô chú ý lắng nghe và sửa sai cho trẻ về nhịp điệu, ngữ điệu)

+ Chia lớp thành 4 tổ đọc.

+ Gọi nhóm trẻ đọc

Cô cho trẻ đọc cá nhân (gọi trẻ khá lên đọc)

( Trong quá trình trẻ đọc cô chú ý động viên để trẻ đọc có nhịp điệu, thể hiện tình cảm)










3. Kết thúc:

– Cô phổ nhạc bài thơ kết hợp với múa hình thể

– Khen ngợi động viên trẻ


Tặng Bạn ✨Bài Thơ Năm Ngón Tay Ngoan ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án