Nghiên cứu: Người ít tiền không mua được hạnh phúc

Nghiên cứu cho thấy những người có nguồn lực tài chính hạn chế sẽ không hạnh phúc khi theo đuổi “liệu pháp mua sắm”.

Nếu bạn cần cải thiện tinh thần và nghĩ

Nghiên cứu cho thấy những người có nguồn lực tài chính hạn chế sẽ không hạnh phúc khi theo đuổi “liệu pháp mua sắm”.

Nếu bạn cần cải thiện tinh thần và nghĩ rằng mình cần “liệu pháp mua sắm” – tự tặng bản thân thứ gì đó để cảm thấy tốt hơn, hãy suy nghĩ kỹ lại.

Nghiên cứu mới cho thấy mọi người thu được ít hơn từ việc “mua hạnh phúc” trong lúc gặp căng thẳng về tài chính, và thường họ cũng sẽ để lại những đánh giá tồi tệ hơn, theo SCMP.

Bớt hài lòng sau khi mua đồ

Nghiên cứu của ĐH Duke (Mỹ) đã xem xét tất cả mức thu nhập và kết quả thu về nhất quán trên diện rộng.

Cho dù mua món đồ vật chất hay trải nghiệm có giá từ 100-1.000 USD, những người nhận thấy mình đang gặp áp lực tài chính sẽ kém hài lòng hơn khi mua hàng.

“Những người bị hạn chế về mặt tài chính có nhiều khả năng mua đồ đạc để cải thiện hạnh phúc của họ. Thế nhưng, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả hoàn toàn ngược lại”, nhà nghiên cứu Rodrigo Dias nói.

Kết quả nghiên cứu, nhằm cố gắng trả lời một số câu hỏi xung quanh mối liên hệ giữa sự giàu có và hạnh phúc, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng.

Trung Quốc hiện xếp loại trung bình khá trên bảng xếp hạng hạnh phúc của thế giới. Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp Quốc, từ năm 2013-2020, xếp hạng hạnh phúc trung bình ở Trung Quốc là 5,34/10.

Con số này thấp hơn so với mức trung bình thế giới là 5,51. Cụ thể, Trung Quốc xếp thứ 92 trong số 150 quốc gia. Phần Lan, Đan Mạch và các quốc gia châu Âu khác chiếm vị trí hàng đầu.

Bất chấp sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây, mức xếp loại hạnh phúc vẫn thấp hơn nhiều so với những năm 1990, khi Khảo sát Giá trị Thế giới ghi nhận mức trung bình là 7,3/10.

“Những người ở mọi mức thu nhập đều cảm thấy áp lực tài chính, đặc biệt ngay lúc này”, nhà nghiên cứu Gavan Fitzsimons của ĐH Duke đề cập đến việc toàn thế giới vẫn phải đương đầu với đại dịch Covid-19.

Ông giải thích thêm: “Cảm giác bị hạn chế về tài chính khiến mọi người xem xét lại việc mua sắm của họ, và nghĩ về những điều họ đã có thể làm với số tiền đó, hay còn được gọi là chi phí cơ hội.

Do câu hỏi ‘Tôi đã có thể sử dụng tiền vào mục đích khác’ quanh quẩn trong đầu, người tiêu dùng cảm thấy bớt hài lòng hơn một chút với vật phẩm mà họ đã mua”.

Các tác giả nghiên cứu cho biết cảm thấy bị hạn chế tài chính là nhận thức của một người về tình hình tài chính của họ, và ảnh hưởng đến mọi người ở mọi hoàn cảnh kinh tế – xã hội.

Mặt khác, một số nghiên cứu chỉ ra rằng những ai bị hạn chế về mặt tài chính thường đưa ra lời đánh giá sản phẩm tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các review trực tuyến về 15 chuỗi nhà hàng lớn nhất Mỹ trên trang web Yelp, đánh giá dữ liệu của 850 quán ăn tại 15 thành phố lớn.

Tiếp theo, họ sử dụng dữ liệu khảo sát của Mỹ để xác định các mã bưu điện, trong đó có người tiêu dùng báo cáo tình trạng căng thẳng tài chính.

Đồng tác giả nghiên cứu Dias cho biết họ phát hiện rằng những người đang gặp căng thẳng tiền bạc sẽ viết những đánh giá tồi tệ hơn.

Vật giá leo thang do lạm phát, cùng các yếu tố khác liên quan đến đại dịch cho thấy người tiêu dùng có thể sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính cao hơn trong những tháng tới.

Nỗi áp lực này có thể khiến họ mua những thứ không phải vì chức năng hay mục đích của nó, mà tin rằng nó sẽ bù đắp được khoản thâm hụt khác trong cuộc sống.

Giải pháp để “hạnh phúc hơn”

Tuy nhiên, vấn đề này có một giải pháp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ít nhất một cách mà những người tiêu dùng đang căng thẳng tài chính có thể nhận được nhiều hạnh phúc hơn từ chuyện mua sắm. Đó là lập kế hoạch chi tiết.

“Nếu một người cố gắng lên kế hoạch trước thay vì mua món đồ ngay lập tức mà không suy tính, họ đã nghĩ về các lựa chọn thay thế có thể làm với số tiền đó. Điều này giúp họ nhận được nhiều hạnh phúc hơn từ việc mua hàng”, ông Fitzsimons nói.

“Liệu họ có hạnh phúc như thể không phải lo về tài chính không? Cũng không hẳn. Nhưng suy nghĩ và lên kế hoạch trước khi tiêu tiền sẽ giúp họ thu về nhiều hạnh phúc hơn từ việc mua sắm”, ông nói thêm.

Đo lường việc “mua hạnh phúc” của người tiêu dùng chỉ là một cách mới để các nhà khoa học giải quyết câu hỏi muôn thuở: liệu tiền có thể mua được hạnh phúc không?

“Các nhà khoa học xã hội từ lâu đã hiểu rằng việc ít tiền có liên quan đến việc giảm hạnh phúc, ít nhất ở một mức độ nào đó”, nhà nghiên cứu Dias chia sẻ.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy việc có nguồn lực tài chính hạn chế sẽ cản trở hạnh phúc, không chỉ hạn chế vật phẩm có thể mua, mà còn giảm sự hạnh phúc của người tiêu dùng”, ông nói thêm.

Theo Zingnews

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Nghiên cứu cho thấy những người có nguồn lực tài chính hạn chế sẽ không hạnh phúc khi theo đuổi “liệu pháp mua sắm”.

Nếu bạn cần cải thiện tinh thần và nghĩ

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Nhận dạng Gen Z – ông hoàng, bà chúa tương lai trong mắt các nhãn hàng

Đã đến lúc các thương hiệu nên bắt đầu dành sự chú ý cho thế hệ tiếp theo, đó chính là gen Z với tiềm năng trở thành nhóm khách…

Read more

Nhìn lại sự thay đổi trong 10 năm qua của giới siêu giàu Mỹ

10 năm trước hai gia tộc là Walton và Koch đã thống trị nước Mỹ. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mai một đi theo thời gian. Trong 10 năm…

Read more

Nhân vật bí ẩn rót vốn giúp Elon Musk thâu tóm Twitter: Ngoài khoản vay, CEO Tesla lấy đâu ra 21 tỷ USD tiền mặt?

Bloomberg ước tính CEO Tesla chỉ có khoảng 3 tỷ USD tiền mặt và tài sản có tính thanh khoản cao. Một số cách giúp Musk thu xếp đủ tiền…

Read more

Nhìn lại tài chính thế giới năm 2021: Sự trỗi dậy của tiền ảo!

Nhìn lại thị trường tài chính năm 2021, nhiều người có lẽ sẽ ước: Giá mà đầu năm tôi đã không phớt lờ Bitcoin! Bởi đây là năm mà Nhìn…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *