“Những người nghĩ rằng tiền có thể làm mọi thứ, tôi nghi ngờ họ có thể làm mọi thứ vì tiền”, người cha sáng lập nước Mỹ Benjamin Franklin.
Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình
“Những người nghĩ rằng tiền có thể làm mọi thứ, tôi nghi ngờ họ có thể làm mọi thứ vì tiền”, người cha sáng lập nước Mỹ Benjamin Franklin.
Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình
Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn.
Cho tới tận bây giờ, cả thế giới vẫn tôn vinh Steve Jobs như một vị anh hùng, nhà kinh doanh thiên tài người đã sáng lập nên Apple và tạo ra một sản phẩm thành công vang dội như iPhone với những lợi ích kinh tế khổng lồ.
Tuy nhiên, dường như chúng ta đã quên đi thành quả vĩ đại thật sự mà ông để lại cho loài người, đó là kho ứng dụng App Store – nơi thức tỉnh sáng tạo của vô số người dùng.
Vào năm 2011, cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi xuất hiện trên sân khấu diễn thuyết TED với tư cách là nhà sáng lập công ty phát triển ứng dụng CarrorCorp.
Thomas đã tạo ra những phần mềm ứng dụng thu hút một lượng lớn người dùng như “Earth Fortune” – một ứng dụng xem vận mệnh dựa vào sự biến đổi màu sắc của Trái Đất hay “Bustin Jieber” – một ứng dụng game mà người chơi sẽ phải đánh vào đầu ngôi sao ca nhạc Justin Bieber.
Với mong muốn được sáng tạo ra các ứng dụng, Thomas đã học tập, nghiên cứu về lĩnh vực phần mềm ứng dụng, thành lập câu lạc bộ ở trường để chia sẻ kiến thức, tạo ra doanh thu và thậm chí còn tham gia vào các hoạt động quyên góp.
Như vậy, App Store đã biến trí tưởng tượng và giấc mơ của cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez trở thành hiện thực.
Thomas Suarez chỉ là một trường hợp nhỏ lẻ. Trên toàn thế giới hiện có tới hơn 1 triệu ứng dụng được phát triển dành cho iPhone và hiện nay mỗi ngày có thể khoảng từ 200 – 600 ứng dụng mới được tạo ra.
Được biết, vào thời Steve Jobs, đại hội nhà phát triển ứng dụng được tổ chức ngay tại trụ sở của Apple đã thu hút được sự tham dự của hơn 5.000 người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một điều đáng kinh ngạc hơn giá trị về mặt kinh tế mà App Store đã tạo ra được.
Sau khi App Store ra đời, cho đến nay, các nhà phát triển ứng dụng đã thu về hơn 90 tỷ USD và có tới hơn 800 giao dịch mua ứng dụng được hoàn tất mỗi giây.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, thế giới đang được chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường ứng dụng khổng lồ giữa Android và Apple.
Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, một quốc gia có tới 90.000 nhà phát triển ứng dụng cùng với 1.200 công ty nội dung thông minh thì quy mô kinh tế mà nó tạo ra đã lên tới 2 tỷ USD.
Như vậy, Steve Jobs đã gián tiếp tạo ra hàng trăm nghìn, hàng triệu doanh nhân chỉ từ một chiếc iPhone nhỏ bé. Giống như cái tên của mình, “Jobs” có nghĩa là “việc làm”, con người này đã tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ một cách vô cùng thông minh.
Đúng như những gì Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc chỉ vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn.
Với App Store, ông dường như đã thực hiện được theo đúng phương châm sống của bản thân. “Nếu như trở thành người giàu nhất thế giới rồi cuối cùng kết thúc bằng việc được chôn trong nghĩa địa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với tôi.
Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể nói mình đã làm được một điều gì đó tuyệt vời. Đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có thể tự hào rằng ngày hôm nay mình đã làm được những điều tuyệt vời có thể thay đổi cả thế giới”.
Chính vì vậy, với thế hệ trẻ, hãy mạnh dạn làm một công việc thuộc về mình, hãy sống một cuộc sống có thể mang lại tương lai và hạnh phúc cho chính bản thân mình. Và đừng làm việc chỉ vì tiền.
Trưởng thành khiến chúng ta nhận ra nhiều thực tế
Về bản chất của tiền bạc, một người bạn của tôi từng chia sẻ với tôi rằng anh ấy luôn giữ vững hai quan điểm. Đầu tiên, tiền là thứ bên ngoài cơ thể nhưng không thể mang theo khi đã mất, vậy nên đừng quá coi trọng tiền bạc, suy cho cùng thì tiền không phải là tất cả.
Thứ hai, tiền tuy là vật bên ngoài nhưng lại là thứ quan trọng nhất trong tất cả những thứ bên ngoài của chúng ta, chính vì vậy không thể không kể đến sức mạnh của đồng tiền. Hai quan điểm này có phần trái ngược nhau nhưng lại đúng trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Trong quá trình tiếp xúc với tiền bạc hàng ngày, nhiều người sẽ vô thức tôn thờ tiền bạc, và trong tiềm thức nhiều người sẽ không bao giờ đặt tiền bạc và hạnh phúc trên cùng một cán cân.
Tiền có làm bạn hạnh phúc không? Không chỉ các câu trả lời khác nhau ở mỗi người, mà một người có thể đưa ra các câu trả lời khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.
Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi không nghĩ tiền bạc và hạnh phúc không có xu nào liên quan. Tôi nghĩ rằng có thể tan học sớm vào buổi chiều là hạnh phúc, được đá bóng trong lớp thể dục là hạnh phúc, cô gái mà tôi phải lòng chỉ thích mượn cục tẩy của tôi là hạnh phúc; ngồi trước TV và được xem phim hoạt hình cũng là một điều hạnh phúc… Tiền lúc đó có quan trọng không? Câu trả lời của tôi là không!
Nhưng sau khi học cấp 3, tôi bắt đầu đọc rất nhiều sách và ngày càng chú ý hơn đến sự vận hành của thế giới này. Tôi nhận ra rằng tiền thật sự rất quan trọng. Có lẽ ai cũng giống tôi, nho không ăn được thì còn xanh.
Cho đến một ngày, tôi vô tình thiết lập một hệ thống nhận thức về niềm tin, sau đó tôi hiểu sâu hơn và thấy rằng tiền bạc thực sự không khiến con người hạnh phúc như họ tưởng. Nhưng khi tôi lớn hơn, đặc biệt là sau khi có con, tôi lại cảm thấy mâu thuẫn.
Chủ đề nghiên cứu của Angus Deaton, người đoạt giải Nobel Kinh tế 2015 là nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc. Năm 2008, Deaton và nhóm của ông đã phân tích 450.000 bảng câu hỏi và kết luận: Có tiền không nhất thiết khiến bạn hạnh phúc, nhưng không có tiền sẽ khiến bạn cảm thấy mọi thứ thật khó khăn.
Nói cách khác, khi bạn là một người bình thường, quả thực có một mối tương quan thuận chiều giữa tiền bạc và hạnh phúc. Giống như Xiao Lin, người chỉ có mức lương 2.000 tệ, đột nhiên tăng lương lên 5.000 tệ, lúc này, thu nhập tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cải thiện cuộc sống và hạnh phúc của anh ấy.
Nhưng nếu bạn là một người giàu có với tài sản hàng chục triệu và giờ bạn đã kiếm được một triệu thì đó thực chất chỉ là một chuỗi số trên tài khoản ngân hàng của bạn, nó chỉ có thể mang lại cho bạn sự an toàn hơn nữa về tài chính chứ không phải hạnh phúc cuộc sống.
Cách duy nhất là bạn phải nỗ lực hết mình
Cảm giác thực sự rất tốt khi có tiền, bởi nhiều thứ chúng ta muốn đều có thể được giải quyết trực tiếp bằng tiền, điều này có thể dễ dàng cải thiện hạnh phúc của cuộc sống.
Nhưng hạnh phúc và sự hài lòng do tiền bạc mang lại thường đến và đi rất nhanh. Và nếu bạn muốn mua được hạnh phúc thì bạn phải tiêu nhiều tiền hơn, và để có được nhiều tiền hơn, bạn phải chịu đựng nhiều hơn.
Tất cả chúng ta đều mong sẽ một ngày không lo tiền bạc, không cúi đầu trước những kẻ chỉ biết chỉ đông chỉ tây mà không suy nghĩ đến thực tế, được làm những gì mình thích thay vì đặt hy vọng vào người khác.
Khi bạn gặp khó khăn vì thiếu tiền, cách duy nhất là bạn phải nỗ lực hết mình. Mỗi ngày tôi làm việc chăm chỉ cho sự nghiệp của mình, kể cả tăng ca đủ 6 ngày trong tuần. Dù đây là cách làm việc ai cũng căm ghét nhưng tôi buộc phải đối mặt và bắt buộc phải làm.
Thậm chí, mỗi ngày đi làm, tan sở là tôi phải lo lắng về tiền bạc. Phần lớn cuộc sống của chúng ta là xoay quanh việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền, và có thể cuộc sống sẽ kết thúc trước khi chúng ta kịp tận hưởng nó.
Cách đây 40 năm, tại sao hộ nào cũng nghèo mà nhiều người vẫn rất hạnh phúc? Đây là điều mà cha mẹ chúng ta thường gọi là “nghèo mà sướng”. Bây giờ con người ngày càng giàu có, điều kiện sống cũng tốt hơn nhiều so với cách đây 40 năm, tại sao nhiều người cảm thấy mình không còn hạnh phúc như trước?
Bởi vì chúng ta không hài lòng khi có một thứ gì đó, nhưng lại có một thứ mà người khác không có hoặc có nhiều hơn người khác. Có nghĩa là, chúng ta chỉ hạnh phúc khi thấy mình có nhiều hơn những người khác mà thôi.
Bản thân hạnh phúc là một cảm giác chủ quan siêu hình, và hạnh phúc tinh thần có thể có tác động lớn hơn hạnh phúc vật chất. Nếu bạn phải thực hiện phân tích định lượng, rất có thể tác động thực sự của tiền bạc đối với hạnh phúc thậm chí không bằng 1/4. Hơn 3/4 còn lại là những gì?
Nó bao gồm hôn nhân của bạn có hạnh phúc hay không, con cái có hiếu thảo hay không, cơ thể có khỏe mạnh hay không, các mối quan hệ giữa các con người trong cuộc sống có hài hòa hay không, có được xã hội tôn trọng hay yêu thương hay không…
Theo: Trích dẫn từ cuốn sách Tương lai nghề nghiệp của tôi của tác giả Kim Rando, Trí thức trẻ
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
“Những người nghĩ rằng tiền có thể làm mọi thứ, tôi nghi ngờ họ có thể làm mọi thứ vì tiền”, người cha sáng lập nước Mỹ Benjamin Franklin.Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình