Người Việt ai cũng thích làm chủ nhưng lại “lười”: Muốn làm chủ, nên bắt đầu từ đâu?

Đa số người Việt đều mong ước sau này sẽ ra làm riêng, tự làm chủ và hay than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức… Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút r

Đa số người Việt đều mong ước sau này sẽ ra làm riêng, tự làm chủ và hay than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức… Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ?

Một, nhìn vào hiện trạng xã hội, số lượng người tự làm cho chính mình, chẳng hạn chủ cơ sở kinh doanh, người làm việc theo thời vụ, người nông dân làm chủ trên ruộng vườn tại Việt Nam… bạn sẽ thấy chiếm tỉ trọng rất lớn đấy. Tôi lấy số liệu này nhé: – Số lượng cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ hiện tại có hơn 1 triệu/90 triệu dân.- Số lượng doanh nghiệp vừa & nhỏ khoảng hơn 300 ngàn (cũng toàn làm chủ bản thân đấy).- Có hàng chục triệu lao động là nông dân, làm việc thời vụ…

Hai, chỉ cần thăm dò lực lượng “làm thuê, làm công ăn lương”, phần đa đều có mong ước “sau này sẽ ra làm riêng, làm chủ cái gì đó” và thường hay “than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức bỏ ra, đang bị bóc lột …”.

Ba, khảo sát nhỏ lực lượng lao động tương lai như sinh viên, học sinh thì chiếm số đông là muốn tự kinh doanh cái gì đó, muốn tự làm chủ. Lực lượng tự kinh doanh, đặc biệt trên Internet chủ yếu là các bạn sinh viên đấy. Máu thích làm chủ là tốt hay xấu tôi không bàn ở đây, mà tôi muốn đề cập đến “thích làm chủ nhưng lười”.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ nhưng LƯỜI?

Một, vấn đề HỌC làm chủ. Theo tôi, làm chủ là một cái nghề mà đã là nghề thì phải học. Học nghề làm chủ ở đâu, xin thưa đó là ở các trường đào tạo về kinh doanh mà chuyên sâu là ngành học Quản trị kinh doanh ấy. Hãy xem lại, mấy ai làm chủ tại Việt Nam học nghề làm chủ, dù chỉ là một khóa ngắn hạn, mà đa số là đi lên từ kinh nghiệm, rút “cái dây kinh nghiệm”. Việc học là phải liên tục, học từ chính thực tế. Thời đại đã thay đổi, nhưng lắm người chủ không chịu thay đổi, không chịu cập nhật kiến thức mới, chấp nhận để bị lạc hậu. Thật buồn cười, có nhiều đại lý bán sỉ lớn với lượng hàng tồn kho đến vài tỷ đồng, thế nhưng vẫn chỉ ghi chép sổ sách hay tự nhớ bằng “bộ óc vĩ đại” để quản lý. 

Hai, vấn đề HÀNH. Để thành công thì việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rất quan trọng, nó cần có thời gian nuôi dưỡng và chín muồi. Nhưng phần đa người chủ Việt thích gặt nhanh, ăn trái khi vẫn còn xanh nên tập cái thói “ăn xổi”, “khôn lỏi” mà không đầu tư lâu dài theo chiều sâu. Những người LƯỜI mới có cái nghĩ “không gieo mà gặt”, “không làm mà hưởng”, do đó việc HÀNH ít đi vào chất, vào nội dung mà thiên về bề nổi, màu mè và cả lừa bịp.

Ba, vấn đề TƯ DUY. Vì không chịu LÀM THUÊ, vì sợ “bị bóc lột” ăn sâu vào tiềm thức của lớp trẻ, nên tự “LÀM CHỦ” cho nó “công bằng”. Sự thật, cái nghề làm chủ là cái nghề “phiêu lưu và rủi ro” nhất, tỷ lệ thành công quá nhỏ ngay ở các nước phát triển có cả hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp bài bản như Mỹ, Israel, Anh Quốc …, còn ở Việt Nam “hỗ trợ khởi nghiệp” chỉ có hô hào chứ chưa đi vào thực chất, bạn chưa bị cơ quan quản lý “vặt lông” đã là cái may mắn lắm rồi đừng mong là được trợ sức, thì tỷ lệ thất bại gần bằng 100% nhé. LƯỜI vì không chịu làm thuê nên đốt cháy giai đoạn tiến lên LÀM CHỦ luôn, theo tôi đó là “chủ của đống nợ” trong tương lai mà thôi.

Nếu muốn làm CHỦ, nên bắt đầu từ đâu?

Đầu tiên, hãy dẹp ngay từ “LƯỜI” thay vào đó là “CỐ GẮNG, CỐ GẮNG và CỐ GẮNG” trong cả tư duy và hành động.

Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Và hãy HÀNH ĐỘNG liên tục, liên tục, hãy “rút cái dây kinh nghiệm vô tận” kia, ứng dụng linh hoạt vào thực tế công việc của bạn. Theo tôi, nên LÀM THUÊ cho thật giỏi, khi đã có sự chuẩn bị chu đáo hãy ra LÀM TƯ nhé. 

Tác giả: Cao Trung Hiếu – CEO Dân trí Soft

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Đa số người Việt đều mong ước sau này sẽ ra làm riêng, tự làm chủ và hay than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức… Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút r

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhiều “Doanh nhân” sẽ giật mình và tự thấy xấu hổ sau khi đọc hết câu chuyện này!

Sự khác biệt của “thành công” và “có vẻ như thành công”: Câu chuyện về chiếc đồng hồ Rolex giả sẽ khiến nhiều doanh nhân giật mình. – “Con mua…

Read more

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *