ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ
Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4 Của Trần Đăng Khoa ❤️️Soạn Bài + Giáo Án
Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa ❤️️ Nội Dung Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4 Của Trần Đăng Khoa Soạn Bài + Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Gi
Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4 Của Trần Đăng Khoa ❤️️Soạn Bài + Giáo Án
Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa ❤️️ Nội Dung Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4 Của Trần Đăng Khoa Soạn Bài + Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Giúp Bé Nhận Biết Phải Yêu Thương Mẹ Sau Những Tháng Ngày Vất Vả Cực Khổ Mà Mẹ Gánh Chịu.
NỘI DUNG CHÍNH
Bài thơ Mẹ ốm
Tác giả:Trần Đăng Khoa
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…
Tặng Bạn ❤️️Bài Thơ Hạt Gạo Làng Ta ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Hình Ảnh Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4
Ý Nghĩa Bài Thơ Mẹ Ốm
Chia sẽ Ý Nghĩa Bài Thơ Mẹ Ốm bên dưới.
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ của mình. Đồng thời cũng thấy được sự lo lắng, tấm lòng của người con khi mẹ bị ốm.
Soạn Bài Tập Đọc Mẹ ốm Lớp 4
2.1. Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Trả lời:
Bốn câu thơ là những hình ảnh rất quen thuộc và gần gũi mà hàng ngày tác giả vẫn thường nhìn thấy. Đó là hình ảnh cơi trầu, Truyện Kiều và cảnh sắc ruộng vườn. Nhưng hôm nay, những cảnh vật ấy có gì đó rất khác, nhìn như thiếu đi sự chăm lo, quan tâm của ai đó. Hôm nay, mẹ bị ốm. Mẹ không ăn trầu được, để lá trầu bị khô giữa cơi đựng trầu. Cuốn Truyện Kiều thường ngày mẹ hay đọc vẫn ở đó, gấp lại để trên đầu giường. Còn ruộng vườn thì vắng mẹ, không ai chăm nom sớm tối.
2.2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
Trả lời:
Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ:
“Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.”
Đây là những chi tiết nói về hình ảnh những người hàng xóm, anh bác sĩ quan tâm tận tình đến mẹ của tác giả. Những câu thơ như lời khoe của tác giả với mẹ của mình. Thái độ mừng rỡ, vui vẻ khi mẹ nhận được sự quan tâm tận tình từ mọi người xung quanh.
2.3. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ?
Trả lời:
Trong bài thơ, có nhiều chi tiết mà khi đọc lên, chúng ta có thể thấy được tình cảm của tác giả đối với mẹ của mình.
Đó là sự xót thương của tác giả đối với mẹ khi thấy mẹ bị ốm, mệt mỏi. Những câu thơ như bao nỗi nghẹn ngào của người con:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan…
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.”
Đó còn là những mong muốn của tác giả mong sao mẹ mau chóng khỏi bệnh và khỏe mạnh. Tình cảm này được thể hiện qua những câu thơ:
“Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.”
Không chỉ có vậy, tác giả còn muốn làm mọi thứ để mẹ có thể thấy vui hơn, xua tan sự mệt mỏi của bệnh. Người con tin rằng, chỉ cần mẹ vui thì cơn ốm sẽ mau chóng qua. Những dòng thơ sau nói lên điều đó:
“Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo…”
Đối với tác giả thì mẹ là tất cả, mẹ là đất nước tháng ngày của con…
Giáo Án Bài Thơ Mẹ Ốm
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
Phía bắc (PB): lá trầu, khép lỏng, nóng ran, cho trứng,…
Phía nam (PN): giữa cơi trầu, trời đổ mưa, kể diễn kịch, khổ đủ điều,…
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của người con đối với mẹ.
2. Đọc – Hiểu
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ,…
Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5
Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa
III. Hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
– Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS chọn đọc một đoạn trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu , sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
HS1: Em hãy nêu ý nghĩa của bài đọc?
HS2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
HS3: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
– Nhận xét và cho điểm HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
– Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?
– Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau.
– Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau.
– GV ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
– Yêu cầu HS mở SGK trang 9, sau đó gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
– GV kết hợp sửa lỗi và phát âm, ngắt giọng cho HS.
– Gọi 2 HS khác đọc lại các câu sau, lưu ý cách ngắt nhịp:
Lá trầu/khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều/gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn/khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn/vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng trong trái chín/ngọt ngào bay hương.
– Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới được giới thiệu ở phần chú giải.
– GV đọc mẫu lần 1: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Khổ 1, 2: giọng trầm buồn
Khổ 3: giọng lo lắng
Khổ 4, 5: giọng vui
Khổ 6, 7: giọng thiết tha
– Nhấn giọng ở các từ ngữ: khô, gấp lại, lặn trong đời mẹ, ngọt ngào, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch, múa ca, cả ba,…
* Tìm hiểu bài:
– Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?
– Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu.
– Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: “Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?”
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
+ Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào?
– Giảng bài: Những câu thơ: “Lá trầu….sớm trưa” gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm. Lá trầu xanh mọi khi giờ để khô vì mẹ ốm không ăn được. Lúc khoẻ mẹ hay đọc Truyện Kiều nhưng nay những trang sách đã gấp lại, rồi việc đồng áng cũng chẳng có người chăm nom. Cánh màn khép lỏng cả ngày làm cho mọi vật thêm buồn hơn khi mẹ ốm.
+ Hỏi HS về ý nghĩa của cụm từ: lặn trong đời mẹ
“Lặn trong đời mẹ” có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm.
– Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: “Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?”
– Những việc làm đó cho em biết điều gì?
– Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thật sâu nặng. Vậy còn tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ thì sao? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ “Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?”
+ Sau mỗi ý kiến phát biểu của HS, GV có thể nhận xét ý kiến của các em cho đầy đủ hơn.
– Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?
– Gv: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng: tình xóm làng, tình máu mủ. Vậy thương người trước hết là phải biết yêu thương những người ruột thịt trong gia đình.
c) Học thuộc lòng bài thơ
– Gọi 6 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (mỗi em đọc 3 khổ thơ , em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối), yêu cầu HS cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc hay và vì sao đọc như vậy lại hay?
+ Gọi HS phát biểu
– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lý.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cặp.
+ Yêu cầu HS đọc, nhận xét, uốn nắn, giúp HS đọc hay hơn.
– Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng bài thơ.
– Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
– Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+ Trong bài thơ, em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
– Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, động viên những HS còn yếu cố gắng hơn.
– Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
– GDTT: luôn biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình và mọi người sống xung quanh.
Chia Sẽ Thêm ✔ Bài Thơ Mẹ Sinh Em Bé ✔ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ
Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4 Của Trần Đăng Khoa ❤️️Soạn Bài + Giáo Án
Bài Thơ Mẹ Ốm Của Trần Đăng Khoa ❤️️ Nội Dung Bài Thơ Mẹ Ốm Lớp 4 Của Trần Đăng Khoa Soạn Bài + Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Ginoi-dung-bai-tho-me-om-cua-tran-dang-khoa