soan-bai-bai-ca-nha-tranh-bi-gio-thu-pha-lop-7-cua-do-phu

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Soạn Bài Bài Ca Nhà Tranh Bị


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Soạn Bài Bài Ca Nhà Tranh Bị Gió Thu Phá Lớp 7 Của Đỗ Phủ

Hà Anh
11/12/2018 Văn mẫu lớp 7

267 Views

Đề bài: Soạn Bài Bài Ca Nhà Tranh Bị Gió Thu Phá Lớp 7 Của Đỗ Phủ

Bài Làm

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ:

a) Bài thơ có thể được chia làm bốn phần:

Phần 1 (Khổ 1): Cảnh nhà bị gió thu phá

Phần 2 (Khổ 2): Cảnh trẻ con cướp giật tranh.

Phần 3 (Khổ 3): Cảnh nhà thơ ướt lạnh trong đêm

Phần 4 (Khổ 4): Ước nguyện của nhà thơ.

Cũng có thể có cách chia bố cục theo kiểu khác: bài thơ có 2 phần: phần đầu 18 câu làm nền và phần sau 5 câu thể hiện ước mơ cao cả, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. Riêng phần đầu có thể chia thành ba phần nhỏ.

b) Bài thơ có 3 khổ 5 câu: khổ 1, khổ 2 và khổ 4.

Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng. Hầu hết các câu trong đoạn cuối đều dài hơn 7 chữ. Ở đây, có sự phù hợp giữa nội dung và hình thức. Từ sự đau khổ tột cùng đã vút lên được ước mơ cao cả. Và để diễn đạt ước mơ cao cả và có thể nói là hùng vĩ đó, đoạn thơ, câu thơ cần được mở rộng. Sau hai đoạn thơ gieo vẫn trắc để nói lên những nỗi khổ cực, ấm ức, dằn vặt, ở đây tác giả đã sử dụng vần bằng ở hai câu liền,…

Nhà thơ đã không bị khuôn khổ, gò bó. Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu, mỗi câu cần bao nhiêu chữ, gieo vần trắc hay vần bằng và gieo vần như thế nào… Tất cả đều do nhu cầu diễn đạt quyết định

Câu 2: Tìm hiểu phương thức biểu đạt ở mỗi phần

Câu 3: Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

– Những nỗi khổ của nhà thơ được đề cập trong hai phần (hai, ba) và đặc biệt là trong phần ba.

– Đỗ Phủ đã miêu tả sinh động và khúc chiết những nỗi khổ của ông, nhất là chỉ với nét điểm xuyết: từ trải cơn loạn ít ngủ nghê đã làm cho nỗi khổ của nhà thơ như được nhân lên gấp bội lần. Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung đượ cả cảnh tượng.

Câu 4:

Giả sử nếu không có phần thơ cuối, chúng ta vẫn có một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao. Vì nó vẫn nói lên được một cách chân thực, xúc động nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh căn nhà thu bị gió thu phá nát và phần nào tình cảm của một con người dẫu thừa khổ đau song vẫn luôn quan tâm đến việc đời.

Tuy nhiên nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người, một gia đình mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Hơn thếnữa, một khi nhà thơ đã đặt nỗi đau của muôn nhà lên trên hết, thì tình cảm cao cả đó không chỉ làm cho mọi người xúc động mà còn có tác dụng nâng cao tầm tư tưởng và bồi dưỡng nhiều phẩm chất quý báu cho con người nữa. Đây là ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha (vì chỉ nghĩ đến người khác) và tinh thần nhân đạo (ước mong cho mọi người được hân hoan, sung sướng). Ước mơ tuy mang màu sắc ảo tưởng, song đẹp đẽ và vẫn bắt nguồn từ cuộc sống: Vì căn nhà bị phá nát nên nhà thơ mới ước mơ có nhà rộng muôn nghìn gian.

Tags Bài ca nhà tranh bị gió thu phá con người cuộc sống Đỗ Phủ gia đình lòng vị tha phân tích ước mơ y tá

29/08/2021

29/08/2021

16/07/2020

17/03/2019

15/12/2018

15/12/2018

Giải thích câu nói của Lenin: Học, học nữa, học mãi

Giải thích câu nói của Lenin: Học, học nữa, học mãi Bài làm Mở bài …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *