Lý do Bill Gates từng cứu Apple của Steve Jobs tránh phá sản

Để trở thành công ty trị giá nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới, Apple phải trải qua nhiều sóng gió thậm chí nhờ cả sự giúp đỡ từ Microsoft của

Để trở thành công ty trị giá nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới, Apple phải trải qua nhiều sóng gió thậm chí nhờ cả sự giúp đỡ từ Microsoft của Bill Gates để tránh khỏi cảnh phá sản.

Giới công nghệ vẫn râm ran những tin đồn về tình bạn đầy cạnh tranh giữa Steve JobsBill Gates. Giây phút kịch tính nhất của mối quan hệ này xảy ra cách đây 20 năm. Vào tháng 8/1997, ông Gates đã ra tay nghĩa hiệp, cứu rỗi Apple đang trên bờ vực phá sản vào thời điểm đó.

Sự kiện MacWorld diễn ra vào tháng 8/1997.

Tháng 8 năm 1997, vài tháng sau khi Steve Jobs trở về công ty, Apple vẫn đang ở trong tình thế vô cùng hiểm nghèo. Tình cảnh lúc đó của Apple gay gắt tới mức công ty chỉ còn vài tuần lễ để thoát khỏi cảnh phá sản. Lúc này, Apple vẫn chưa có một sản phẩm “đỉnh” nào để hồi phục danh tiếng cho dòng máy Mac. Mọi thứ gần như đã khép chặt trước mặt Steve Jobs, thì bỗng dưng một điều vô cùng kỳ diệu xảy ra: Microsoft, đối thủ lớn nhất của Apple, tuyên bố đầu tư 150 triệu USD vào công ty của Jobs.

Trong sự kiện MacWorld tổ chức vào ngày 6/8/1997 tại Boston, một Steve Jobs đầy mệt mỏi đứng lên tuyên bố về sự kiện hợp tác này ngay dưới một bức ảnh lớn của Bill Gates. Những tiếng la ó vang lên khi nhà lãnh đạo huyền thoại của Apple khẳng định: “Chúng ta phải bỏ đi quan niệm rằng để Apple thắng cuộc thì Microsoft phải thua cuộc. Thời đại chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải cạnh tranh với Microsoft đã hết”.

Một lần gặp gỡ của Steve Jobs và Bill Gates trong những năm cuối đời của nhà sáng lập Apple.

Trong vòng 1 năm rưỡi trước khi thương vụ hợp tác trên được công bố, Apple đã để lỗ hơn 1,5 tỷ USD. Apple rất cần Microsoft tiếp tục cung cấp và hỗ trợ phần mềm cho máy Mac, bởi thị phần của Apple trên thị trường PC – vốn vẫn đang bùng nổ vào thời điểm đó – đã giảm xuống còn 5% so với mức 15% vào năm 1992.

Hai bên công bố về thương vụ này là “một thỏa thuận hợp tác bản quyền sâu rộng”, theo đó Microsoft sẽ “phát triển và phát hành các phiên bản của bộ ứng dụng làm việc phổ biến Microsoft Office, Internet Explorer và các công cụ Microsoft khác cho nền tảng Mac”. Với lời hứa rằng Microsoft Office trên Mac sẽ được hỗ trợ trong vòng 5 năm tiếp theo, Apple cũng đưa ra lời hứa sẽ sử dụng Internet Explorer làm trình duyệt mặc định trên Mac OS.

Nhìn từ phía Microsoft thì khoản đầu tư này có vẻ rất thông minh. Barry Ritholtz, giám đốc đầu tư của Ritholtz Wealth Management và cũng là một cây viết lừng danh của Bloomberg khẳng định: “Nhìn từ các góc độ truyền thống thì đây là một vụ đầu tư mạo hiểm vào một đối thủ đã quá yếu đuối. Nhìn từ góc độ pháp lý, đây là một hành động siêu thông minh – nhưng chỉ là trong chốc lát”.

Apple đã khởi xướng ra cuộc cách mạng di động mới, còn Microsoft đến giờ vẫn mệt mỏi theo sau.

Điều đáng nói ở đây là Microsoft đã chỉ thông minh “trong chốc lát”. Gần 20 năm sau thương vụ đầu tư nói trên, trị giá thị trường của Microsoft đã giảm xuống chỉ còn 340 tỷ USD, tức là chỉ còn khoảng 2/3 so với mức đỉnh điểm 556 tỷ USD vào năm 2000, khi cuộc cách mạng PC đang bùng nổ chóng mặt trên toàn cầu.

Khi nhận tiền của Microsoft, Apple chỉ đáng giá 3 tỷ USD. Đến nay thì Apple đã trở thành công ty cổ phần đầu tiên vượt ngưỡng 700 tỷ USD trị giá, tức là gấp đôi Microsoft của thời điểm hiện tại.

Vậy tại sao lúc đó Microsoft lại cần đầu tư vào Apple? Với Internet Explorer, gã khổng lồ phần mềm đã kịp “bóp chết” đối thủ Netscape bằng những chiêu trò cạnh tranh mang tính độc quyền. Với 2 sản phẩm Windows và Office ngày càng được tích hợp nhiều tính năng, Microsoft cần phải có một lá chắn bảo vệ trước Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vốn lúc đó đang tìm cách “làm gỏi” công ty của Bill Gates.

Năm 1997, bản tin Bloomberg nhận định về thương vụ này: “Microsoft thực ra vẫn chỉ tự lo cho mình. Nhưng hành động của Bill Gates thì quả là thơm tho như một đóa hoa hồng”.

iMac, sản phẩm đã bắt đầu cho cuộc hồi sinh của Táo.

Nhưng đó cũng là sai lầm của Microsoft. Khoản đầu tư 150 triệu USD đến từ Microsoft đã giúp cho Apple có đủ khả năng tài chính để tái hoạch định lại mảng kinh doanh Mac. Đúng một năm sau, chiếc iMac tuyệt đẹp vốn đã được Jony Ive thai nghén từ trước khi Steve Jobs trở về đã chính thức lên kệ. Bắt đầu từ thành công của iMac, Apple tận dụng đà tiến lên để đạt được thành công khổng lồ với iPod.

10 năm sau, khi hai lãnh đạo công nghệ tham gia buổi tọa đàm trên sân khấu hội thảo công nghệ D5 vào năm 2007, họ đã hồi tưởng lại khoảnh khắc kịch tính này.

“Apple đã lâm vào rắc rối vô cùng nghiêm trọng. Và có một điều rõ ràng, nếu đó là cuộc chơi có tổng không đổi, với Apple thắng và Microsoft phải thua, thì rốt cuộc Apple cũng sẽ thua. Đã có quá nhiều người tại Apple và trong hệ sinh thái của Apple đã chơi trò chơi này. Trong khi rõ ràng, bạn không phải chơi trò đó, vì Apple sẽ không đánh bại Microsoft. Apple đã không phải đánh bại Microsoft.

Apple cần phải nhớ mình là ai … Đối với tôi, việc phá vỡ kiểu cách ấy là thiết yếu. Các bạn biết đấy, một điều quan trọng nữa là, Microsoft là nhà phát triển phần mềm lớn nhất bên ngoài Apple đang phát triển cho máy tính Mac. Vì vậy, những gì xảy ra lúc đó thực sự điên rồ. Apple rất yếu, nên tôi đã nhờ cậy Bill và chúng tôi cùng cố gắng khắc phục các lỗ hổng”, ông Jobs bộc bạch.

Hai nhà sáng lập đế chế công nghệ đã làm điều đó mặc dù việc cộng tác đã vấp phải sự phản đối. Khi ông Jobs công bố khoản đầu tư trị giá 150 triệu USD của Microsoft tại hội thảo Macworld Boston năm 1997, đám đông khán giả đã la ó phản đối sự hiện diện của ông Gates thông qua màn hình truyền dẫn vệ tinh.

Trong khi đó, đối với Microsoft, khoản đầu tư đồng nghĩa việc cứu sống một trong những đối thủ lớn nhất của hãng, nhưng đồng thời cũng mang đến cho hãng một cơ hội kinh doanh mới.

“Khoản đầu tư đó rất hiệu quả. Trong thực tế, khoảng vài năm sau, chúng tôi đã có thêm một số thứ mới để làm với máy tính Mac và đó là nguồn kinh doanh tuyệt vời đối với chúng tôi”, ông Gates giải thích trong cuộc hội thảo năm 2007.

Cũng theo thỏa thuận, Apple đồng ý từ bỏ vụ kiện Microsoft sao chép hệ điều hành của mình.

Vào thời điểm Microsoft cứu Apple, Microsoft là doanh nghiệp có tiềm lực mạnh áp đảo hơn. Tình hình đã thay đổi kể từ đó: giá trị vốn hóa thị trường của Apple hiện đạt 839 tỉ USD, trong khi giá trị vốn hóa thị trường của Microsoft là 560 tỉ USD.

Thỏa thuận năm 1997 đã không chấm dứt sự cạnh tranh giữa hai đại gia công nghệ Mỹ. Thay vào đó, sự cạnh tranh vẫn tiếp diễn trong thế bám đuổi sít sao, định hình ngành công nghiệp vi tính của thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, cựu CEO của Microsoft, Steve Ballmer đã phải chua xót thừa nhận thương vụ đầu tư này là “điều điên khủng nhất mà Microsoft đã từng làm”. Dù vậy nhưng Ballmer cũng vẫn thừa nhận tài năng của Apple: “Họ đã bắt đầu từ nền tảng của sự sáng tạo cùng với một chút tiền đầu tư, và họ đã gây dựng những điều đó thành công ty có trị giá lớn nhất thế giới”.

Đại diện Microsoft tham gia sự kiện iPhone/iPad diễn ra vào tháng 9/2015

“Hiện nay, đây là câu chuyện công nghệ ít được biết đến và thường nhuốm màu huyền thoại, chứng minh sự hợp tác vẫn có thể song hành với sự cạnh tranh”, trích bình luận của trường Code Academy.

Khi ông Jobs qua đời vào năm 2011, ông Gates đã tôn vinh vị lãnh đạo tài ba của Apple như một người bạn và cũng là đối thủ cạnh tranh của mình.

“Steve và tôi gặp gỡ lần đầu tiên cách đây gần 30 năm và đã trở thành đồng nghiệp, đối thủ và những người bạn trong hơn nửa cuộc đời chúng tôi. Thế giới hiếm khi chứng kiến ai đó có những ảnh hưởng to lớn như Steve và những tác động đó sẽ còn ghi dấu mãi đối với nhiều thế hệ sau. Đối với những ai trong chúng ta có may mắn được làm việc với anh ấy, đó là niềm vinh dự tuyệt vời. Tôi sẽ nhớ Steve rất nhiều”, tỉ phú Gates viết.

Có thể thấy, nếu vào năm 1997 Microsoft không đầu tư 150 triệu USD vào Apple, công ty của Steve Jobs có lẽ đã trở thành dĩ vãng. Bạn có lẽ sẽ đang sử dụng một chiếc “Zunefone”, Nokia có thể chưa vào tay Microsoft, và Steve Jobs có lẽ đã không được ghi nhớ là một nhà lãnh đạo công nghệ vĩ đại như bây giờ.

Theo Bloomberg, CNBC

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Để trở thành công ty trị giá nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới, Apple phải trải qua nhiều sóng gió thậm chí nhờ cả sự giúp đỡ từ Microsoft của

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Nhận dạng Gen Z – ông hoàng, bà chúa tương lai trong mắt các nhãn hàng

Đã đến lúc các thương hiệu nên bắt đầu dành sự chú ý cho thế hệ tiếp theo, đó chính là gen Z với tiềm năng trở thành nhóm khách…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *