Thành viên HĐQT tập đoàn FPT, Doanh nhân Đỗ Cao Bảo thổ lộ: “Thật bất ngờ, hôm nọ nghe một bạn trẻ tiết lộ: từ đầu năm đến giờ riêng cháu sh
Thành viên HĐQT tập đoàn FPT, Doanh nhân Đỗ Cao Bảo thổ lộ: “Thật bất ngờ, hôm nọ nghe một bạn trẻ tiết lộ: từ đầu năm đến giờ riêng cháu ship đi Mỹ hơn 1.7 triệu gói hàng qua con đường thương mại điện tử”.
“Thật bất ngờ, hôm nọ nghe một bạn trẻ tiết lộ: từ đầu năm đến giờ riêng cháu ship đi Mỹ hơn 1.7 triệu gói hàng qua con đường thương mại điện tử (TMĐT).
Lúc đầu tôi tưởng mình nghe lầm, hỏi đi hỏi lại “đi Mỹ á, từ Việt Nam đi Mỹ á”, “1,7 triệu gói hàng á”, “những mặt hàng nào hay ship đi Mỹ”, “có cả quần áo, giày dép á”, “chú tưởng quần áo ở Mỹ rẻ hơn Việt Nam rất nhiều cơ mà”, “làm cách nào mà sản phẩm của Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận”.
Sau một hồi trao đổi, tôi tin rằng bạn ấy ship đi Mỹ qua con đường TMĐT, logistic chính thống là thật, mà quần áo, giầy dép xuất từ Việt Nam đi Mỹ qua con đường TMĐT là thật và 1,7 triệu gói hàng đi Mỹ là thật (không phải hàng hoá của Nike, Addida gia công).
Tất nhiên bên trong còn có nhiều bí quyết để các bạn ấy có thể bán được hàng cho người mua bên Mỹ qua TMĐT mà tôi không thể tiết lộ công khai.
Hôm nọ khi tôi nói chuyện về quá trình FPT và các thế hệ FPT Toàn cầu hoá (Go Global), có bạn trẻ nói đại ý: thế hệ chúng cháu lớn nên đã có Internet, đã có giao thương quốc tế rồi, thế nên chúng cháu chẳng phải Go Global gì cả mà Global luôn, vấn đề chỉ là có cái gì để Go và chất lượng của sản phẩm như thế nào không thôi.
Được biết, năm 2022 này, số thu ngân sách nhà nước vượt dự toán có thể lên đến 350.000 tỷ đồng, một con số rất lớn, rất có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của đất nước. Một trong 5-6 nguyên nhân số thu ngân sách tăng vượt dự toán mà Bộ Tài chính đưa ra là tăng thu từ TMĐT, bán hàng online.
Đúng là kinh tế thế giới và Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là BĐS, trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất ngân hàng tăng cao.
Trên mạng rất nhiều bạn kêu khó khăn, từ lãi suất ngân hàng quá cao vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp đến sự sụt giảm của thị trường, thế nhưng cái cách mà các bạn trẻ Việt Nam tìm được con đường kinh doanh online, TMĐT, bán mật ong từ Tây Nguyên, Hà Giang về tận Hà Nội, TP HCM, bán quần áo, giày dép từ Việt Nam sang Mỹ, “chẳng phải Go Global gì cả mà Global luôn”, đã tạo cho chúng ta niềm tin vào tiềm năng, ý chí và sức sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam.”
– Thành viên HĐQT FPT, Doanh nhân Đỗ Cao Bảo chia sẻ
Toàn cầu hóa giúp FPT trưởng thành để giải quyết những bài toán lớn của đất nước
Chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia Doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 4, diễn ra ngày 8/12, Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, toàn cầu hóa đã giúp FPT trưởng thành, giải quyết những bài toán lớn của đất nước.
Trưởng thành hơn qua những thất bại
Đại diện cho “cánh chim đầu đàn” trên con đường toàn cầu hoá, với hơn 20 năm kinh nghiệm, hiện diện tại 27 quốc gia và nhiều thành tựu nổi bật, Tổng Giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa và đại diện các công thành viên của tập đoàn tại Nhật Bản và Singapore đã đối thoại, hiến kế để phát triển cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, 20 năm trước FPT bước chân ra biển lớn, bắt đầu từ con số 0. Không thương hiệu, không tiền, không kinh nghiệm: “Năm 1999, chúng tôi mở liên tiếp 2 văn phòng ở Mỹ và Ấn Độ, nhưng thất bại.
Chúng tôi tiêu tốn hàng triệu USD trong 2 năm mà không có được hợp đồng nào. Các văn phòng lần lượt đóng cửa, rút toàn bộ nhân sự về nước. Thậm chí chúng tôi đã nghĩ đến việc giải tán trung tâm xuất khẩu phần mềm.
Năm 2000, chúng tôi bước chân và thị trường Nhật Bản, nhưng cũng không có khởi đầu thuận lợi. Các khách hàng đều từ chối khéo vì chúng tôi không có nhân sự biết tiếng Nhật”.
Nhưng, sau những thất bại liên tiếp, FPT đã có được chỗ đứng vững chắc tại nhiều thị trường lớn, như Nhật Bản, Mỹ, Singapore, châu Âu… góp phần nâng cao giá trị thương hiệu ngành CNTT trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Sau những thất bại liên tiếp, chúng tôi thành công tại thị trường Nhật Bản. Bên cạnh sự quyết tâm dấn thân, chúng tôi may mắn vì có được sự hỗ trợ của ‘người quen’ tại Nhật Bản để có được các cuộc gặp gỡ với những doanh nghiệp hàng đầu của đất nước này và có những hợp đồng đầu tiên.
Nhưng, một điều quan trọng hơn là nhờ vào mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Nhật Bản ngày càng phát triển đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp CNTT nói riêng xuất hiện tại thị trường Nhật Bản với vai trò và vị thế khác”, ông Nguyễn Văn Khoa nói.
Hiện, Nhật Bản là thị trường nước ngoài lớn nhất của FPT với khoảng 10.000 nhân sự làm trong các dự án cho khách hàng Nhật Bản, trong đó có hơn 2.000 nhân sự với 16 quốc tịch làm việc trực tiếp tại các văn phòng của công ty ở Nhật Bản.
52% nhân sự trong số 2.000 người này là các chuyên gia về consultant, front PM, front SE và các công nghệ cloud, AI, data, solution architech.
Thế “chân kiềng” vững mạnh của 3 thị trường lớn là Nhật Bản, Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương (APAC) và sự hợp lực của các thị trường khác như châu Âu, khu vực ASEAN đã tạo ra cho sự phát triển vững mạnh cho FPT trên toàn cầu.
Tổng Giám đốc FPT cũng chia sẻ: “Trong 5 năm trở lại đây, chúng tôi đã chuyển dịch sang làm tư vấn, thiết kế, phát triển các dự án chuyển đổi số tầm cỡ, phát triển các giải pháp ‘make in Việt Nam’, ‘made by FPT’, may đo riêng phù hợp với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới khắp 5 châu. Và có thể triển khai 24/7 tại 7 quốc gia trên toàn cầu.
Ví dụ ở châu Âu, chúng tôi đã và đang cùng một hãng sản xuất truyền thống trong ngành công nghiệp ô tô tại Đức với 77 nhà máy trên toàn cầu nghiên cứu, phát triển và triển khai các giải pháp nhà máy thông minh giúp tối ưu toàn bộ quy trình sản xuất, logistics, cũng như vận hành từ đó giảm khí thải, phát thải, tiết kiệm năng lượng.
Nhà máy đầu tiên triển khai các giải pháp này chính là nhà máy tại Việt Nam. Sau 3 năm triển khai, đây là nhà máy hiện đại nhất của họ trên toàn cầu và dự kiến sẽ đóng cửa một số nhà máy ở khu vực châu Âu để tập trung đầu tư, mở rộng quy mô cho nhà máy tại Việt Nam này”.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, những kinh nghiệm và năng lực tích lũy được từ việc triển khai các dự án lớn, các dự án công nghệ mới tại nước ngoài đã giúp FPT trưởng thành về nguồn lực, đảm nhận những dự án quan trọng nhất của quốc gia và có độ phức tạp cao, như dự án xử lý lỗi và nâng cấp hệ thống Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), Hệ thống quản lý thuế TMS, Hệ thống vé tàu điện tử, Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội quốc gia.
“Chúng tôi đã dùng kinh nghiệm quốc tế để triển khai dự án 100 ngày HoSE. Ngoài ra, hệ thống FPT.eHospital của FPT đã phục vụ hơn 400 bệnh viện trong nước và 10 bệnh viện tại nước ngoài”, ông Khoa nhấn mạnh.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển của ngành CNTT, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp để đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Do đó, theo Tổng Giám đốc FPT, Việt Nam cần có một cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ và FPT với vai trò tập đoàn tiên phong CNTT, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, trở thành người đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam tại cả thị trường trong nước và nước ngoài thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao hơn nữa giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy nhiên, để làm được điều này, ông Nguyễn Văn Khoa đưa ra 5 đề xuất quan trọng: “Một là Chính phủ cần tạo ra những bài toán lớn cho doanh nghiệp. Hai là thúc đẩy phá triển mạnh mẽ hệ sinh thái số ‘make in Vietnam’ cho từng ngành, từng lĩnh vực.
Ba là thúc đẩy ngoại giao trong lĩnh vực công nghệ. Bốn là đẩy mạnh thương hiệu chuyển đổi số quốc gia. Và năm là thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực CNTT”.
Theo Báo chính phủ
>> Xem thêm: Chuyện thương mại điện tử xuyên biên giới: Ngồi nhà ship triệu đơn hàng Việt qua Mỹ, thu về cả triệu USD
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Thành viên HĐQT tập đoàn FPT, Doanh nhân Đỗ Cao Bảo thổ lộ: “Thật bất ngờ, hôm nọ nghe một bạn trẻ tiết lộ: từ đầu năm đến giờ riêng cháu sh