Nghiên cứu của ĐH Harvard: Người giàu có thể mua được nhiều hạnh phúc hơn bằng cách cho người khác tiền

Các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh đại học Harvard đã nghiên cứu 4.000 người giàu có tài sản triệu USD trở l

Các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh đại học Harvard đã nghiên cứu 4.000 người giàu có tài sản triệu USD trở lên. Theo Inc, họ đã phát hiện ra những điều đáng ngạc nhiên về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc.

Tiền có mua được hạnh phúc không? Nếu vậy, bạn cần bao nhiêu tiền để có được hạnh phúc? Và hạnh phúc là gì?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard (HBS – Harvard Business School), Grant E. Donnelly và Michael Norton đã công bố kết quả cuộc nghiên cứu của họ trên Wall Street Journal.

Donnelly và Norton đã xem xét các tài liệu và thấy rằng, tiền góp phần tạo ra hạnh phúc khi có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản – nhưng trên một mức độ nhất định, nhiều tiền hơn chưa chắc đã mang lại nhiều hạnh phúc hơn trong một số trường hợp.

Điều khiến nghiên cứu của họ trở nên độc đáo là cuộc khảo sát diễn ra với 4.000 người có tài sản triệu USD trở lên, là khách hàng của một tổ chức tài chính. 

Những gì mà nhóm nghiên cứu phát hiện ra là: Những người có giá trị tài sản ròng 10 triệu USD hạnh phúc hơn đáng kể so với những người có khoảng 1 triệu đến 2 triệu USD.

Nhưng không phải tất cả các triệu phú và tỷ phú đều hạnh phúc như nhau. Một điều tất yếu có thể chi phối mức độ hạnh phúc chính là năng lực tự kiếm tiền.

Trong những người đồng trang lứa giàu có không kém gì nhau, ai có thể tự kiếm ra khối tài sản đó sẽ hạnh phúc hơn so với những người được thừa kế, trao tặng hoặc nhận được dưới bất cứ phương thức nào khác.

Các nhà nghiên cứu Harvard nói rằng, phát hiện của họ có ý nghĩa quan trọng đối với những người giàu nhất thế giới. Để trở nên hạnh phúc hơn, các tỷ phú nên cho đi. Điều này sẽ tốt hơn cho bản thân người giàu cũng như những người thừa kế của họ.

50.000 USD có đủ để hạnh phúc?

Donnelly và Norton đã viết, “Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ và thường cho thấy rằng, tiền rất quan trọng đối với hạnh phúc, nhưng với mức độ giảm dần. Chẳng hạn như, sự khác biệt về hạnh phúc giữa những người có thu nhập 50.000 USD và 75.000 USD lớn hơn là những người có thu nhập từ 75.000 USD đến 100.000 USD.”

“Chúng ta càng có nhiều tiền, có vẻ như hạnh phúc đến từ tiền càng hao mòn. Thật vậy, nghiên cứu của những người đoạt giải Nobel Daniel Kahneman và Angus Deaton cũng cho thấy, hạnh phúc bắt đầu giảm dần khi thu nhập tăng khoảng 75.000 USD – một phần là do mức tăng vượt quá con số cần thiết để có một cuộc sống thoải mái về vật chất.” – Các nhà nghiên cứu cho biết.

Lập luận “càng có nhiều tiền thì càng ít hạnh phúc” chưa hẳn đã đúng với tất cả mọi người. Với các triệu phú, tỷ phú thuộc nhóm siêu giàu trên thế giới, mức độ hạnh phúc của họ nói chung còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Để tìm hiểu thêm về điều này, các nhà nghiên cứu Harvard đã cùng các đồng nghiệp tại Đại học Mannheim và BlackRock thực hiện khảo sát những khách hàng có giá trị ròng cao trên triệu USD của một tổ chức tài chính. Số lượng những người giàu tham gia khảo sát lên tới hơn 4.000.

Các nhà nghiên cứu đã nhận được câu trả lời cho các câu hỏi về “mức độ hạnh phúc của họ với cuộc sống nói chung và về giá trị tài sản ròng hiện tại”. Theo đó, khối tài sản của họ được ước tính dựa trên tổng giá trị tiết kiệm, đầu tư và tài sản của họ, trừ đi bất kỳ khoản nợ nào.

Sử dụng thang điểm 10 cho các mức độ hạnh phúc, họ nhận thấy rằng những người có tài sản hơn 10 triệu USD thường thấy hạnh phúc nhiều hơn, so với những người có giá trị tài sản “chỉ” từ 1 triệu USD hoặc 2 triệu USD. 

Những người siêu giàu cũng có mức độ hạnh phúc cao hơn, dù khoảng điểm rất nhỏ, chỉ lớn hơn khoảng 0,25 điểm trên thang điểm 10. Người giàu hơn sẽ có hạnh phúc hơn, nhưng không đến mức mang tới những thay đổi trọng đại cho cuộc sống. 

Nhóm nghiên cứu cũng đặt ra những câu hỏi để xác định con đường làm giàu của người tham gia khảo sát – tự kiếm tiền thông qua đầu tư, lợi nhuận kinh doanh, tiền lương và tiền thưởng hay là nhận được thông qua thừa kế hoặc của cải sau hôn nhân. 

Điều này giúp họ nhận thấy rằng cách bạn kiếm tiền tạo ra sự khác biệt về mức độ bạn hạnh phúc với khoản tiền đó. Cụ thể, nhóm tự kiếm tiền sẽ hạnh phúc hơn hẳn so với nhóm còn lại, với sự chênh lệch điểm số đáng kể.

Nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, cả hai nhóm đều cho biết càng có nhiều tiền thì họ càng hạnh phúc.

Các tỷ phú tự thân có thể mua được nhiều hạnh phúc hơn bằng cách… cho đi

Trong một bước ngoặt trớ trêu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một điều mà các tỷ phú có thể làm để sở hữu nhiều hạnh phúc hơn nữa. Đó là: Hãy cho đi.

Như các nhà nghiên cứu đã viết, “Doanh nhân người Mỹ từng được mệnh danh là Vua Thép Andrew Carnegie đã quyên tặng phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện, quỹ giúp đỡ người khó khăn và các trường đại học trong vài năm cuối đời, thay vì dành hết cho những người thừa kế.

Thông qua đó, ông không chỉ giúp con cháu hiểu được tầm quan trọng của việc tự phấn đấu để trở nên hữu ích, xứng đáng hơn mà còn cho thấy trí tuệ lớn của mình.

Bởi vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi chi tiêu cho người khác sẽ đem đến hạnh phúc lớn hơn khi chi tiêu cho bản thân. Do đó, vị doanh nhân vĩ đại Carnegie đã sử dụng sự giàu có của mình theo cách đó để tối đa hóa hạnh phúc nhận được.”

Bill Gates và Warren Buffett cũng là những cái tên trong số hơn 170 triệu phú và tỷ phú khác đang theo bước Carnegie. Những người này đã đăng ký vào “The Giving Pledge”, một chiến dịch bắt đầu vào năm 2010 của Bill Gates và Warren Buffett nhằm khuyến khích những người giàu có đóng góp phần lớn tài sản của họ cho các hoạt động từ thiện. 

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: Chiến lược này không chỉ mang lại lợi ích cho người nhận của tổ chức từ thiện đó, mà còn đem tới niềm hạnh phúc dành cho chính những người giàu có và lợi ích cho những người thừa kế của họ,” Donnelly và Norton viết.

Theo Inc/Nhịp sống kinh tế

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh đại học Harvard đã nghiên cứu 4.000 người giàu có tài sản triệu USD trở l

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Nhận dạng Gen Z – ông hoàng, bà chúa tương lai trong mắt các nhãn hàng

Đã đến lúc các thương hiệu nên bắt đầu dành sự chú ý cho thế hệ tiếp theo, đó chính là gen Z với tiềm năng trở thành nhóm khách…

Read more

Nhìn lại sự thay đổi trong 10 năm qua của giới siêu giàu Mỹ

10 năm trước hai gia tộc là Walton và Koch đã thống trị nước Mỹ. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mai một đi theo thời gian. Trong 10 năm…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *