Nắm gọn kiến thức về cổ tức khi đầu tư cổ phiếu

Cổ tức là gì?
Khoản lợi nhuận ròng được trả cho những người góp vốn công ty cổ phần (gọi là cổ đông)
Có 3 hình thức trả cổ tức:
– Tiền mặt
– Mua lại cổ phiếu

Cổ tức là gì?

Khoản lợi nhuận ròng được trả cho những người góp vốn công ty cổ phần (gọi là cổ đông)

Có 3 hình thức trả cổ tức:

– Tiền mặt

– Mua lại cổ phiếu

– Trả lời nhuận bằng cổ phiếu

1. Cổ tức tiền mặt:

– Chi trả dựa trên giá niêm yết cổ phiếu theo (Việt Nam quy định 10.000 đồng) với tỷ lệ được chốt tại đại hội cổ đông. VD: trả 20% cổ tức tiền mặt nghĩa là 20% * 10.000 đồng= 2000 đồng.

Tiền về túi mình là của mình -> an tâm. Công ty trả cổ tức tiền mặt chứng tỏ khả năng tài chính vững-> hấp dẫn nhà đầu tư

+ nhà đầu tư chịu thuế 2 lần (thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân)

+ nhà đầu tư cảm thấy công ty vào giai đoạn ổn định và bão hòa, không có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa.

2. Mua lại cổ phiếu:

Công ty mua lại cổ phiếu đang lưu hành trên thì trường với giá cao hơn thị giá

Nhà đầu tư sẽ có lợi chênh lệch giá so với thị trường nếu bán. Thường diễn ra lúc thị trường suy yếu, giá cổ phiếu sụt giảm.

+ nhà đầu tư chịu thuế vốn (thuế đánh vào các khoản chênh lệch đầu tư vốn)

+ giá cổ phiếu chỉ tăng ngắn hạn nếu công ty không có thực lực thực sự. Cổ đông có thể bị lãnh đạo qua mặt nếu thông tin mua lại phục vụ cho lợi ích số ít lãnh đạo công ty ( vd: công bố giá cao, sau đó bán cổ phiếu mình sở hữu và từ nhiệm)

3. Cổ tức bằng cổ phiếu

Công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông

Nguồn tài chính đảm bảo cho những cổ phiếu phát hành thêm: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự phòng doanh nghiệp, thặng dư vốn,..

Ví dụ: công ty chi trả cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 10:1: nghĩa là cổ đông đnag giữ 10 cổ phiếu thì sẽ được thêm 1 cổ phiếu

+ nhà đầu tư tránh được thuế tiền mặt

+ công ty giữ lại tiền mặt để đầu tư phát triển tăng trưởng

+ số cố phiếu tăng, vốn hóa không đổi nên thị giá cổ phiếu sẽ giảm sau phát hành.

+ nhà đầu tư chịu rủi ro nếu công ty dùng tiền mặt giữ lại đầu tư dựu án không hiệu quả

4. Ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày chốt danh sách, ngày thanh toán

– Ngày giao dịch không hưởng quyền: là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không nhận được các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ hay quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

– Ngày đăng ký cuối cùng

Là ngày chốt danh sách cổ đông sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền của cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, cổ đông có tên trong danh sách sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc liền sau Ngày giao dịch không hưởng quyền.

– Ngày thanh toán là ngày cổ tức tiền mặt/ cổ phiếu về tài khoản nhà đầu tư

Ví dụ:

Ngày 29/5, BID công bố tạm ứng chi trả cổ tức tỷ lệ 15% (ứng với 1.500 đồng/CP).

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/6 (thứ 6). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 9/6 (thứ 2).

Nhà đầu tư mua cổ phiếu BID từ ngày 6/6 trở đi sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức lần này.

-> Muốn nhận cổ tức, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu BID trước ngày 6/6. Vì vào ngày 9/6, tất cả cổ đông có tên trong sổ đăng ký mới nhận được quyền nhận cổ tức trên.

5. Tại sao giá cổ phiếu lại điều chỉnh giảm khi công ty chi cổ tức?

Công thức tính điều chỉnh giá chứng khoán khi chia cổ tức:

P’ = (P + Pa x a – C)/ (1 + a + b)

Trong đó:

P’: Giá cổ phiếu sau khi thực hiện quyền (bao gồm cổ tức bằng tiền, cồ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm)

P: Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua ưu đãi

a: Tỉ lệ cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua mua ưu đãi. Đơn vị tính %

b: Tỉ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ thức bằng cổ phiếu. Đơn vị tính %

C: Cổ tức bằng tiền.

Thông thường, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu đều kỳ vọng vào hai điều: hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu

Theo tâm lý chung, nếu giá cổ phiếu không được điều chỉnh giảm sau khi chia cổ tức thì gần ngày chia cổ tức, người đang giữ cổ phiếu sẽ không muốn bán cổ phiếu (vì NĐT mong đợi được nhận cổ tức); và ngay sau khi được chia cổ tức, nhà đầu tư đều muốn bán cổ phiếu.

Chính điều này sẽ làm phát sinh trường hợp: nhu cầu mua cổ phiếu trước ngày hưởng cổ tức và nhu cầu bán cổ phiếu sau ngày hưởng cổ tức sẽ tăng. Để cân bằng thị trường thì giá cổ phiếu phải được điều chỉnh giảm ngay sau khi chia cổ tức.

Ngoài ra, nếu nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu sau ngày được chia cổ tức thì luôn mong muốn được mua với giá thấp hơn giá trước khi chia cổ tức (vì nhà đầ tư này đến năm sau mới được chia cổ tức). Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc công bằng thì giá cổ phiếu phải được điều chỉnh giảm và tỷ lệ điều chỉnh giảm đúng bằng tỷ lệ được nhận cổ tức.

Hơn nữa, nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu thì làm tăng lượng cổ phiếu đang lưu hành. Khi xảy ra trường hợp này, giá cổ phiếu đương nhiên phải được điều chỉnh giảm. Vì cùng một lượng lợi tức, nhưng được chia cho nhiều cổ phiếu hơn thì giá trị của mỗi cổ phiếu sẽ giảm.

Do vậy, nhà đầu tư cần hiểu bản chất các nghiệp vụ này để có những đánh giá chính xác về giá trị cổ phiếu cũng như xác định được quyền lợi của mình.

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Cổ tức là gì?
Khoản lợi nhuận ròng được trả cho những người góp vốn công ty cổ phần (gọi là cổ đông)
Có 3 hình thức trả cổ tức:
– Tiền mặt
– Mua lại cổ phiếu

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Nhận dạng Gen Z – ông hoàng, bà chúa tương lai trong mắt các nhãn hàng

Đã đến lúc các thương hiệu nên bắt đầu dành sự chú ý cho thế hệ tiếp theo, đó chính là gen Z với tiềm năng trở thành nhóm khách…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *