TinĐẹp.Com
Việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên của bạn gặp phải khó khăn khi bạn đã hết thời gian thai sản và phải quay trở lại với công việc một cách bình thường. Một giải pháp an toàn cho b
TinĐẹp.Com
Việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên của bạn gặp phải khó khăn khi bạn đã hết thời gian thai sản và phải quay trở lại với công việc một cách bình thường. Một giải pháp an toàn cho bạn là vắt sữa mẹ và bảo quản cho bé dùng dần nhưng đối với nguồn sữa mẹ khi đã vắt ra, đã được tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì ít nhiều cũng sẽ gặp phải vi khuẩn không tốt cho nguồn sữa nên cần thiết phải có được những kiến thức cơ bản để bảo quản sữa đúng cách nhất. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh và cho vào túi dự trữ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt có trong sữa cho trẻ.
Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách
1 . Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn mát, nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày.
2 . Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá. Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.
3 . Lưu trữ sữa trong dụng cụ chuyên dụng. Sữa được đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm thiểu những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhất là trẻ dưới 1 tuổi vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Chú ý khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng hết hiệu quả các bạn nên lắc đều bình sữa và hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé bú uống.
Wiki Cách Làm
Cách bảo quản cháo qua đêm đúng cách
Cách bảo quản chuối chín tươi ngon, lâu bị …
Cách bảo quản củ hủ dừa được lâu, không bị đen
Cách bảo quản dầu dừa nguyên chất không bị …
Cách bảo quản dâu tây tươi lâu nhất
Cách bảo quản gấc tươi lâu, không sợ bị hỏng
Cách bảo quản hành tăm (củ nén) được lâu
Cách bảo quản hạt dẻ được lâu, không ẩm mốc
Cách bảo quản hạt sen tươi không bị đen dùn…
TinĐẹp.Com
Việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên của bạn gặp phải khó khăn khi bạn đã hết thời gian thai sản và phải quay trở lại với công việc một cách bình thường. Một giải pháp an toàn cho b