Nhiều người cảm thấy bất mãn về sự bất bình đẳng giàu nghèo nhưng có thể lại rất ngưỡng mộ cách làm việc của Bill Gates hay thái độ và những ý tưởng “điên rồ” của Elon Musk.
Nhiều người cảm thấy bất mãn về sự bất bình đẳng giàu nghèo nhưng có thể lại rất ngưỡng mộ cách làm việc của Bill Gates hay thái độ và những ý tưởng “điên rồ” của Elon Musk.
Giờ đây, các nhà tâm lý học và chuyên gia tiếp thị có thể giải thích cho điều nghe có vẻ khó hiểu đó.
Đầu tuần này, Đại học Bang Ohio và Đại học Cornell đã công bố nghiên cứu mới cho thấy lý do mọi người có xu hướng ngưỡng mộ cá nhân các tỷ phú nhưng lại không thích tầng lớp kinh tế xã hội của những người cực kỳ giàu có.
Nghiên cứu bao gồm 2.800 người tham gia qua 8 thí nghiệm khác nhau, cho thấy mọi người thường tin rằng các cá nhân trở nên giàu có vì họ thông minh, tài năng, chăm chỉ và xứng đáng với sự giàu có của họ.
Nhưng khi nói đến các nhóm cá nhân giàu có, như các lãnh đạo cấp C (CEO, CFO, COO…) hoặc 1% những người làm công ăn lương hàng đầu ở Mỹ, hầu hết mọi người đều có cái nhìn hoài nghi hơn.
Theo Jesse Walker, tác giả chính của nghiên cứu, đến từ Đại học Kinh doanh Fisher thuộc Đại học Bang Ohio, nhiều người cho rằng sự giàu có của những nhóm này là do may mắn và “một hệ thống kinh tế đã ưu ái họ”.
Trong một thử nghiệm thuộc nghiên cứu, những người tham gia đều đọc được một thông tin giống nhau – rằng lương CEO của 350 công ty lớn nhất ở Mỹ đã tăng từ 48 lần so với người lao động trung bình vào năm 1995 lên mức 372 lần như hiện nay. Cách tiếp cận thông tin này được chia thành 2 nhóm khác nhau.
Một nhóm đọc và chú tâm tới thông tin lương của tất cả CEO đã tăng trong khi nhóm khác đọc về một CEO cụ thể của một công ty lớn được tăng lương – công ty kinh doanh điện tử Avnet có trụ sở tại Phoenix. Nhiều người trong nhóm thứ 2 nói rằng, các CEO xứng đáng kiếm được nhiều tiền hơn nhân viên bình thường.
Kết quả thực nghiệm này có thể có ý nghĩa áp dụng trong thế giới thực: Các nhà hoạch định chính sách và phương tiện truyền thông thảo luận về sự giàu có và bất bình đẳng có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận của mọi người về chênh lệch giàu nghèo.
Nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng ủng hộ thuế tài sản đối với giới siêu giàu khi họ nghĩ về một nhóm tỷ phú thay vì nghĩ về một cá nhân.
Điều đó đặc biệt có liên quan trong đại dịch Covid-19, khi các tỷ phú Mỹ ngày càng giàu có hơn. Dữ liệu do tổ chức Americans for Tax Fairness (ATF) và Institute for Policy Studies (IPS) ở Washington D.C công bố đầu tuần này chỉ ra, các tỷ phú đã giàu thêm 2.100 tỷ USD trong thời gian đại dịch, với khối tài sản chung tăng 70%.
Một số tỷ phú đã lên tiếng trong vài năm qua về việc thu hẹp khoảng cách đó. Ví dụ, Bill Gates đã viết trong một bài đăng trên blog vào tháng 12/2019 rằng ông ủng hộ mức thuế đánh vào tiền kiếm được từ đầu tư cao hơn và thuế thu nhập bang ở bang Washington, quê nhà của ông.
“Một vài người đạt được kết quả tuyệt vời – tôi đã được khen thưởng một cách không tương xứng cho công việc mà tôi đã làm – trong khi nhiều người khác làm việc chăm chỉ không kém”, Bill Gates viết.
Vào thời điểm đó, Bill Gates có giá trị tài sản ròng là 109 tỷ USD, theo Forbes. Ngày nay, tài sản ròng theo thời gian thực của ông được báo cáo là 134 tỷ USD và là người giàu thứ tư thế giới.
Theo NDH/CNBC
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Nhiều người cảm thấy bất mãn về sự bất bình đẳng giàu nghèo nhưng có thể lại rất ngưỡng mộ cách làm việc của Bill Gates hay thái độ và những ý tưởng “điên rồ” của Elon Musk.