Sau nhiều tháng lùm xùm và tranh chấp, tỷ phú Elon Musk giờ đã sở hữu Twitter và sa thải nhiều lãnh đạo cấp cao của công ty này, bao gồm cả
Sau nhiều tháng lùm xùm và tranh chấp, tỷ phú Elon Musk giờ đã sở hữu Twitter và sa thải nhiều lãnh đạo cấp cao của công ty này, bao gồm cả CEO Parag Agrawal.
AFP đã ví việc ông Elon Musk theo đuổi thương vụ mua lại Twitter như một bộ phim kịch tính với nhiều tình tiết giật gân (melodramma), với khởi đầu là một “cuộc tán tỉnh” đầy biến động giữa một vị tỷ phú và một nền tảng truyền thông xã hội có tầm ảnh hưởng.
Theo truyền thông Mỹ, mối quan hệ đó – có sự yêu ghét từ cả hai phía – cuối cùng đã mang đến một kết quả chắc chắn, khi ông Musk nắm quyền kiểm soát công ty này vào hôm 27/10.
Vào tối 27/10, ông Musk đã chốt thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD để mua lại Twitter, ba nguồn thạo tin cho biết. Ông cũng bắt đầu dọn dẹp bộ máy lãnh đạo, với việc sa thải ít nhất 4 giám đốc hàng đầu, New York Times đưa tin.
Vụ việc cũng chấm dứt 6 tháng với nhiều tranh luận xoay quanh việc ông Elon Musk có mua lại Twitter hay không.
Theo Reuters, ông Agrawal và Giám đốc Tài chính Segal đã bị đội ngũ an ninh áp giải khỏi tòa nhà ngay sau lệnh sa thải.
Sự tán tỉnh
Mọi chuyện bắt đầu từ “buổi hẹn hò” đầu tiên đắt giá: Elon Musk – một người dùng Twitter nổi tiếng với những dòng tweet gây sốt – đã mua 73,5 triệu cổ phiếu công ty này với chi phí gần 2,9 tỷ USD.
Giao dịch này, được tiết lộ trong một hồ sơ vào ngày 4/4, đã giúp ông sở hữu 9,2% cổ phần trong Twitter. Điều này khiến cổ phiếu Twitter tăng vọt và làm dấy lên suy đoán rằng ông Musk đang tìm kiếm một vai trò tích cực trong hoạt động của công ty truyền thông xã hội này.
Điều đó cũng giúp ông có một ghế trong hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành Parag Agrawal đã công bố lời đề nghị đó và gọi ông Musk là “một tín đồ cuồng nhiệt, đồng thời là người chỉ trích dữ dội về dịch vụ – vốn chính là thứ chúng tôi cần”.
Tuy nhiên, sức hút ban đầu không kéo dài lâu: Ông Musk từ chối tham gia hội đồng quản trị và nhanh chóng đưa ra lời đề nghị tiếp theo để tiếp quản công ty này. Theo hồ sơ ngày 13/4, ông đã ra đề nghị 54,2 USD/cổ phiếu.
Để đáp trả, Twitter đã áp dụng biện pháp bảo vệ mang tên “chiến lược thuốc độc” (poison pill) – cho phép các cổ đông mua thêm cổ phiếu.
“Đính hôn”
Sau đó, Twitter đã quay đầu. Vào ngày 25/4, họ khẳng định Twitter đang được bán cho tỷ phú Elon Musk với thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD.
Ông Musk đã phải bán khoảng 8,4 tỷ USD cổ phần tại Tesla, thế chấp tài sản cá nhân lên tới 21 tỷ USD và vay thêm bạn bè.
Chia tay
Tuy nhiên, tỷ phú này đã sớm bắt đầu có dấu hiệu lạnh nhạt khi cho biết vào ngày 13/5 rằng thỏa thuận mua Twitter đang “tạm thời bị hoãn” để chờ xử lý chi tiết về các tài khoản spam và giả mạo trên nền tảng này.
Sau hai tháng đấu tranh công khai về vấn đề này, ông đã hủy bỏ thỏa thuận đó và cáo buộc Twitter đã đưa ra những tuyên bố “gây hiểu lầm”. Công ty đã nhanh chóng đưa ra các hành động pháp lý để thực thi thỏa thuận này.
Twitter đã kiện Elon Musk và cáo buộc ông “từ chối tôn trọng các nghĩa vụ của mình với Twitter và các cổ đông, vì thỏa thuận mà ông đã ký không còn phục vụ lợi ích cá nhân của ông”.
Sự hòa giải
Cả hai bên đều chuẩn bị cho một cuộc đọ sức kéo dài và siêu tốn kém tại Tòa án Thủ hiến bang Delaware.
Tuy nhiên, vào đầu tháng này, ông Musk tiết lộ trên Twitter rằng ông đã đồng ý đóng thỏa thuận đó với mức giá được đưa ra ban đầu. Ông gọi việc mua lại là một chất xúc tác hướng tới việc tạo ra “X”. Ông đồng thời khẳng định đây sẽ là “ứng dụng có tất cả mọi thứ”.
Musk thay đổi quan điểm và nói rằng ông muốn theo đuổi việc mua lại Twitter với giá ban đầu là 54,20 USD/cổ phiếu, nếu mạng xã hội này bỏ vụ kiện tụng.
Vụ kiện tụng đã bị đình chỉ và tòa án ở Delaware ấn định ngày 28/10 là thời hạn cuối cùng để hoàn tất thương vụ.
Đám cưới
Cuối cùng, tin về “hôn lễ” cũng đã đến vào hôm 27/10, khi Elon Musk đã nắm quyền kiểm soát Twitter và sa thải các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty này, bao gồm cả CEO Agrawal, truyền thông Mỹ đưa tin.
Elon Musk đã cam kết dành ra 46,5 tỷ USD, bao gồm 44 tỷ USD cho giá trị thương vụ và các chi phí hoàn thiện.
Trước đó, ông Musk khẳng định bản thân hy vọng sẽ thúc đẩy cuộc tranh luận “lành mạnh” trên nền tảng này. Liệu họ có hạnh phúc mãi mãi? Thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó.
Elon Musk đã đã thay đổi tiểu sử trên Twitter của mình thành “lãnh đạo Twitter” và đến thăm trụ sở chính của công ty này ở California vào đầu tuần.
“Chú chim (logo của Twitter – PV) đã được trả tự do”, ông Musk thông tin trên Twitter sau khi hoàn thành thương vụ mua này, thể hiện mong muốn thấy công ty có ít giới hạn hơn về nội dung được đăng.
Theo Zingnews
Tiền đâu để Elon Musk mua Twitter?
Cuối cùng thì thương vụ đình đám, tốn rất nhiều giấy mực của báo giới cũng đã thành hiện thực. Tuy nhiên nhiều người sẽ thắc mắc Elon Musk lấy tiền từ đâu để thanh toán cho thương vụ khủng này?
Đầu tiên, Elon Musk sẽ được các ngân hàng gồm Morgan Stanley và Bank of America cho vay 13 tỉ USD. Tiếp theo, Elon Musk dùng 10% cổ phần tại Twitter để thế chấp với số tiền trị giá 4 tỉ USD.
Hoàng tử Ả rập Xê Út là Alwaleed bin Talal cùng người đồng sáng lập công ty Oracle – Larry Ellison cho Elon Musk vay 7 tỉ USD. Tính ra, Elon Musk vẫn còn thiếu đến khoảng 22 tỉ USD.
Vẫn chưa rõ ông huy động số tiền này từ đâu nhưng có thể vị CEO của Tesla và SpaceX có thể bán bớt cổ phần của mình tại 2 công ty này. Hoặc cũng có thể sẽ vay thêm tiền từ các ngân hàng hoặc các tỉ phú khác. Có thể trong vài ngày tới chi tiết về thương vụ này sẽ được tiết lộ nhiều hơn.
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ lý do mua lại Twitter khiến nhiều người phải bất ngờ
Người đàn ông giàu nhất thế giới đã thành công thâu tóm Twitter ngay trước thời hạn tòa án đưa ra, đồng nghĩa với việc vụ kiện lùm xùm giữa Elon Musk và hội đồng quản trị tiền nhiệm của Twitter sẽ không được khởi động trở lại.
Elon Musk đã có một số kế hoạch lớn cho nền tảng này, bao gồm việc mở rộng những gì người dùng được phép chia sẻ và sa thải hầu hết nhân viên của Twitter. Trước đó vào ngày 27/10, Musk đã đến nền tảng này để cung cấp thêm chi tiết về lý do tại sao anh ấy mua lại Twitter và một số kế hoạch dành cho nó.
Trong “tâm thư” gửi tới “Các nhà quảng cáo trên Twitter”, vị tỷ phú người Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền tảng, nơi mà các niềm tin khác nhau có thể được tranh luận một cách lành mạnh mà không cần dùng đến bạo lực.
Ông coi Twitter là một “quảng trường kỹ thuật số chung”, tuyên bố rằng mạng xã hội luôn đứng trước nguy cơ bị phân cực để phục vụ cho các đảng phái chính trị khác nhau và điều này có thể tiếp tục “chia rẽ xã hội hơn nữa”.
Tỷ phú này cũng tham gia vào các tổ chức truyền thông lớn và tin rằng clickbait thúc đẩy những lời lẽ thù hận, chia rẽ và chủ nghĩa cực đoan. Trong tuyên bố của mình, vị tỷ phú nói: “Đó là lý do tại sao tôi mua Twitter.
Tôi không làm điều đó vì nó dễ dàng. Tôi không làm điều đó để kiếm nhiều tiền hơn, tôi làm điều đó để giúp đỡ nhân loại.” Nhưng dĩ nhiên, Elon Musk là một doanh nhân thành đạt nên không loại trừ khả năng động cơ kinh doanh thực sự nằm ở phía sau việc thâu tóm một trong những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Tuyên bố được đưa ra bởi chủ sở hữu mới của Twitter dường như tập trung vào việc bán tầm nhìn của mình về công ty cho các nhà quảng cáo. Sự tồn tại của nền tảng này phụ thuộc vào quảng cáo trả tiền và nếu kế hoạch của Musk hoặc điều gì đó khiến những nhà quảng cáo chùn bước thì toàn bộ liên doanh có thể sẽ trở thành một trong những thất bại tốn kém nhất trong lịch sử kinh doanh.
Cha đẻ của Tesla thực sự đánh giá thấp hững gì ông coi là quảng cáo “mức độ liên quan thấp”, nhưng lại coi những quảng cáo được nhắm mục tiêu là nội dung hữu ích.
Sau đó, Musk vạch ra kế hoạch của mình để biến Twitter trở thành “nền tảng quảng cáo được tôn trọng nhất trên thế giới”, hứa hẹn củng cố thương hiệu và phát triển doanh nghiệp của họ.
Musk tin rằng anh ấy không phải người duy nhất có những quan điểm này và tin rằng những quảng cáo bán hàng được nhắm mục tiêu có thể “làm hài lòng, giải trí và cung cấp thông tin” cho mọi người. Ba ví dụ mà anh ấy sử dụng là “phương pháp điều trị y tế”, “dịch vụ” và “sản phẩm”.
Đây không phải là một khái niệm mới, các công ty công nghệ lớn hoạt động dựa trên toàn bộ mô hình “cá nhân hóa quảng cáo” hoặc thu thập dữ liệu của người dùng và sử dụng thông tin đó để bán quảng cáo được nhắm mục tiêu cho các doanh nghiệp khác.
Giống như nhiều dịch vụ tương tự, Twitter đã thu thập nhiều dữ liệu về người dùng và sở thích của họ. Kết thúc tuyên bố, một trong những đề xuất gây tranh cãi nhất của Musk cho nền tảng này là tìm thêm những cách khác để khiến Twitter có thể quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Tỷ phú Elon Musk nhắc lại lập trường của mình rằng các giới hạn về phát ngôn phải tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành.
Chủ nhân mới của Twitter cũng đề cập về vấn đề các giới hạn pháp lý một chút bằng cách tuyên bố rằng nền tảng này “rõ ràng không thể trở thành một nơi mà người dùng có thể nói bất cứ điều gì mà không có hậu quả!”.
Ngoài ra, có thông tin cho rằng Elon Musk muốn Twitter là mạng xã hội chào đón nồng nhiệt tất cả mọi người và tiết lộ khả năng nó sẽ được thiết lập để cho phép người dùng “chọn trải nghiệm mong muốn theo sở thích” của từng người.
Musk đã nhắc đến một hệ thống hiện đang được sử dụng cho phim và trò chơi để minh họa quan điểm của mình. Điều này có thể cho thấy quyền kiểm duyệt của nền tảng sẽ nằm trong tay người dùng.
Mặc dù lệnh cấm vẫn có thể được đưa ra cho các hoạt động bất hợp pháp (hoặc lời nói hợp pháp nhưng cực đoan), người dùng có thể phải điều chỉnh tùy chọn của họ để tránh nhìn thấy lời nói xúc phạm sau đó.
Động thái này rõ ràng là một sự thỏa hiệp so với lập trường mà Musk đã đưa ra cách đây một thời gian, nhưng điều này cũng mang lại lợi ích cho tương lai của Twitter bởi các nhà quảng cáo chính thống có xu hướng tránh các nền tảng lưu trữ nội dung gây tranh cãi nhưng hệ thống tùy chọn có thể cho phép nhiều công ty điều chỉnh quảng cáo của họ cho phù hợp với những người với các quan điểm khác nhau.
Theo VOV
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Sau nhiều tháng lùm xùm và tranh chấp, tỷ phú Elon Musk giờ đã sở hữu Twitter và sa thải nhiều lãnh đạo cấp cao của công ty này, bao gồm cả