Năm 2022 sẽ là năm của xu hướng làm việc dạng “lai” – “hybrid”

Năm 2021 sắp đi qua, một trong những từ khóa nổi bật của năm phải kể đến là “hybrid”, hình thức làm việc kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Xu hướng làm việc sinh ra từ đại dịch này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trước khi Covid-19

Năm 2021 sắp đi qua, một trong những từ khóa nổi bật của năm phải kể đến là “hybrid”, hình thức làm việc kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Xu hướng làm việc sinh ra từ đại dịch này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trước khi Covid-19 xuất hiện, “hybrid” được sử dụng để miêu tả sự kết hợp giữa động cơ điện với động cơ xăng hoặc diesel ở xe hơi. Nhưng kể từ khi đại dịch trở nên phổ biến trên toàn cầu, thuật ngữ này đã mang thêm nhiều lớp nghĩa, trong đó có sự kết hợp giữa làm việc trực tiếp và trực tuyến.

Đại dịch Covid-19 đã tạo một phép thử toàn cầu cho hình thức làm việc trực tuyến, hay còn gọi là “work from home” (WFH), khi người lao động có thể vừa công tác tại cơ quan, vừa có thể dành thời gian sinh hoạt và làm việc tại nhà. Theo một nghiên cứu chung của các công ty dữ liệu Owl Labs và Global Workplace Analytics, 16% các công ty trên toàn thế giới hiện đang sử dụng hình thức này 100%.

Tại Mỹ, một nghiên cứu cho thấy, 62% nhân viên từ 22 đến 65 tuổi đang làm việc từ xa và gần một nửa trong số đó nói rằng sẽ xin nghỉ nếu họ không được tiếp tục làm việc theo hình thức này sau đại dịch.

Hai mặt sáng – tối của “hybrid”

Làm việc “hybrid” thu hút nhiều sự quan tâm bởi sự tiện lợi, cũng như có thể giúp người lao động đảm bảo sức khỏe, sự an toàn và tăng năng suất khi không phải dành thời gian đi lại quá nhiều. Một số doanh nghiệp còn ghi nhận sự gia tăng trong mức độ hài lòng của nhân viên.

Tuy nhiên, hình thức này cũng đem lại nhiều thách thức. Khi đại dịch kéo dài, sự ngăn cách giữa công việc và đời sống bị lu mờ, nhiều nhân viên phải đối mặt với các vấn đề tâm lý và kiệt quệ sức khỏe, họ thường cảm thấy mệt mỏi bởi nhiều tiếng đồng hồ làm việc quá tải và thiếu thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời, các cuộc họp và gặp mặt cũng được chuyển lên các nền tảng trực tuyến, khiến kết nối giữa người với người dần biến mất.

Một nghiên cứu với 500 công nhân Canada từ 18 tuổi trở lên, do công ty nhân sự toàn cầu Robert Half thực hiện, cho thấy 44% người được hỏi cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn so với năm trước.

Tương lai của “hybrid”

Mặc dù “hybrid” thu hẹp thế giới của chúng ta bởi giãn cách xã hội, nhưng cũng đồng thời mở rộng tương tác giữa con người với nhau và với các hoạt động diễn ra trên thế giới. Chúng ta đã sử dụng “hybrid” để tổ chức và tham gia nhiều hơn các cuộc họp và gặp gỡ so với trước đây. Chúng ta được hiểu hơn về thế giới mà không cần phải thực sự bước ra ngoài thế giới, hay chỉ là khám phá thành phố và quốc gia mình đang sinh sống.

Đồng thời, trong khoảng thời gian nghỉ lễ, những người không thể ở bên người thân và gia đình, nay đã có thể trò chuyện và tận hưởng không khí ngày lễ qua các nền tảng trực tuyến.

Tuy rằng không hoàn hảo, nhưng công nghệ đã giúp chúng ta kết nối gần hơn với bạn bè và người thân trên toàn thế giới. Dù 2022 là năm được kì vọng là điểm kết thúc của Covid-19, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc hình thức “hybrid” sẽ không còn là xu hướng.

Theo VOV/SCMP

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Năm 2021 sắp đi qua, một trong những từ khóa nổi bật của năm phải kể đến là “hybrid”, hình thức làm việc kết hợp trực tiếp và trực tuyến. Xu hướng làm việc sinh ra từ đại dịch này chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trước khi Covid-19

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhiều “Doanh nhân” sẽ giật mình và tự thấy xấu hổ sau khi đọc hết câu chuyện này!

Sự khác biệt của “thành công” và “có vẻ như thành công”: Câu chuyện về chiếc đồng hồ Rolex giả sẽ khiến nhiều doanh nhân giật mình. – “Con mua…

Read more

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *