qua-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-hay-lam-sang-to-noi-dung-tinh-than-yeu-nuoc-cua-tho-ca-trung-dai-viet-nam

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Qua bài thơ “Sông núi nước N


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Qua bài thơ “Sông núi nước Nam” hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ ca trung đại Việt Nam

Hà Anh
29/08/2021 Văn mẫu lớp 7

776 Views

Qua bài thơ “Sông núi nước Nam” hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ ca trung đại Việt Nam

Bài viết văn của bạn Sơn Tùng đến từ Đà Nẵng gửi đến ban biên tập website.

Bài làm

Ở nước ta , thời trung đại đã có một nền thơ rất phong phú và hấp dẫn . Thơ trung đại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm thơ văn có giá trị lớn và được ông cha ghi lại và lưu truyền cho đến tận thời nay . Trong đó chủ đề về tinh thần yêu nước hay tình cảm nhân đạo rất phổ biến . Và bài thơ “Sông núi nước Nam”  là một trong những  thi phẩm xuất sắc trong giai đoạn này .  Bài thơ đã thể hiện được tinh thần dân tộc , tình yêu nước và lòng tự hào trước những chiến công hào hùng của quân dân ta .

Trong nền văn học nói chung và thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng , tinh thần hay cảm hứng yêu nước từ lâu đã là một nội dung lớn và tiêu biểu . Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt , thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn , nhà thơ. Do đó , tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này . Có thể nói nội dung yêu nước được thể hiện rất phong phú . Nó thể hiện ở lòng tự hào của dân tộc hay tinh thần quyết chiến quyết thắng ..v.v.. Nhìn lại các sáng tác thời Lý – Trần , tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau , trong những thời điểm khác nhau nhưng đều rất sâu sắc .Đa số các tác phẩm với tinh thần yêu nước của thơ trung đại Việt Nam đều khẳng định chủ quyền về lãnh thổ , nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước .

Sông núi nước Nam

Cụ thể ở trong bài thơ “Sông núi nước Nam ” của Lý Thường Kiệt chúng ta đã từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ là tiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về :

” Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở “

Trong bản nguyên tác , tác giả đã sử dụng từ “đế” thay từ “vương” để khẳng định quyền bình đẳng ngang hàng với phương Bắc . Trời , đất , nước Nam là của vua Nam , do vua Nam cai trị lãnh đạo chứ không phải là một mảnh đất vô chủ mà những nước khác có thể tự ý sang xâm chiếm . Một mảnh đất có vua nước Nam , có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy ? Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông , tác giả đã đưa ra dẫn chứng ở câu thứ hai :

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư “

( Vằng vặc sách trời chia xứ sở )

Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên , mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại . Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ nước Nam đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn , sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam , lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn , định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì . Ngoài ra tác giả còn nhận định rằng : nước đã có chủ thì nên sống và cai trị nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành , xâm chiếm đất nước của người khác . Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không tranh giành để gây ra chiến tranh . Bởi chiến tranh làm cho cuộc sống con người ta trở nên khổ cực , gây nên đau khổ và chia ly .

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ”

Nếu hai câu thơ đầu khẳng định chủ quyền lãnh thỗ thì hai câu sau nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước .

Câu thơ thứ ba là một câu hỏi tu từ hướng đến bọn giặc . Nó thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ . Ngạc nhiên bởi chủ quyền nước Nam đã ghi rõ trên sách trời vậy mà một đất nước tự xưng là con trời lại dám phạm đến , trái lệnh trời . Khinh bỉ vì chúng chỉ là lũ giặc ngỗ ngược, ngang tàn. Như vậy, tác giả đã đặt dân tộc ta vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa , chủ quyền độc lập của dân tộc .

Câu thơ cuối cùng là lời cảnh báo bọn giặc . Một khi lũ giặc bỏ ngoài sự răn đe , bất chấp quy định mang tính tất yếu ấy , cố tình phạm đến chủ quyền Đại Việt  cũng là lúc đôi chân chúng bước vào lầm lỗi không chỉ với toàn thể người Nam mà còn đắc tội , xúc phạm tới tôn nghiêm về đạo trời . Chúng hành động ngông cuồng , chúng chọn cuộc chiến phi nghĩa cũng là chọn kết cục bi thảm của bản thân . Ở đây tác giả đã đanh thép khẳng định kết cục bi thảm , ê chề , nhục nhã , bi đát của kẻ cướp nước , dẫm đạp lên luật trời , coi thường đạo lý . Sức mạnh chính nghĩa , lòng tự tôn dân tộc sẽ là rào cản lớn nhất , tấm áo giáp bền bỉ nhất để người Nam trừng phạt những kẻ xâm lăng .

Như vậy , bài thơ “Sông núi nước Nam ” tuy không có vũ khí binh đao mà kì lạ thay ta vẫn nhận ra tiếng quân reo , ngựa hí … Sự liên tưởng nhiều tầng ấy phải chăng được gợi lên từ tiếng nói tự hào dân tộc của một con người giàu lòng yêu nước và tinh thần tự chủ . Bài thơ xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta . Nếu không có tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc thì khó có thể viết ra những câu thơ đầy hoành tráng như thế .

29/08/2021

16/07/2020

17/03/2019

15/12/2018

15/12/2018

11/12/2018

Giải thích câu tục ngữ: Lời nói gói vàng hay ngắn gọn

Giải thích câu tục ngữ: Lời nói gói vàng hay ngắn gọn Bài làm Một …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *