Nội Dung Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅Bố Mẹ Cùng Bé Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Rau Đay, Rau Ngót Qua Bài T


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅Bố Mẹ Cùng Bé Tìm Hiểu Về Tác Dụng Của Rau Đay, Rau Ngót Qua Bài Thơ Bên Dưới.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Rau ngót rau đay
Tác giả: Chưa rõ

Rau ngót, rau đay

Nấu canh ăn mát

Là nắm rau đay

Mát ruột mới hay

Là mớ rau ngót

Muốn có vị ngọt

Nấu với cá tôm

Canh ăn với cơm

Trẻ nào cũng thích.














Tặng Bạn Thêm Bài Thơ Hoa Kết Trái Nhà Trẻ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay

Giáo Án Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay

Giáo Án Bài Thơ Rau Ngót Rau Đay

I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Trẻ hiểu nội dung thơ. Nhớ tên tác giả

– Trẻ thể hiện giọng thơ diễn cảm.

– Biết lợi ích của các loại rau và có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài rau




II, CHUẨN BỊ

–  Tranh hình ảnh minh họa thơ.

– Tranh minh họa rau ngót, rau đay


III, TIẾN HÀNH

* Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu thơ

– Cô đọc câu đố về rau:

           “ Tôi mọc trong vườn

              Tàu lá xanh xanh

              Tôi để nấu canh

               Để xào, để luộc”?

– Đó là rau gì? Con đã được ăn chưa?….

–  Cô cũng có một bài thơ nói về các loại rau rất hay, các con có muốn biết bài thơ đó không nào? Cô mời các con lắng nghe cô đọc thơ “Rau ngót rau đay” của……………………….sáng tác nhé!














* Hoạt động 1: Cô đọc thơ, trích dẫn đàm thoại.

– Cô đọc thơ lần  1 (Không tranh)

– Cô đọc  thơ lần 2 (Kết hợp tranh minh họa), Hỏi trẻ:

– Bài thơ nói về các loại quả và đặc điểm riêng của từng loại rau đó đấy các con ạ!




* Trích dẫn

– Nấu canh ăn mát….Là mớ rau ngót -> Hai loại rau đều cho ta nhiều vitamin và muối khoỏng, ăn rất mát, rất tốt cho sức khoẻ.

– Muốn có vị ngọt….Trẻ nào cũng thích -> Rất thích hợp nấu với cá, tôm và hầu hết trẻ nào cũng thích ăn.

– Giải thích từ khó: nắm, mớ, mát ruột




* Đàm thoại:

– Cô vừa đọc cho cả lớp nghe thơ gì? Do ai sáng tác?

– Trong bài thơ nói về rau gì ?

– Rau đó ăn như  thế nào ?

– Rau này nấu  hợp với gì ?

– Các con có thích ăn những loại rau này không?

– Ở nhà các  con thường được mẹ nấu cho ăn những món gì từ các loại rau này?










* Hoạt động 2:  Dạy trẻ đọc thơ:

+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1- 2 lần.

+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân:

– Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.

– Cho trẻ đọc thơ to nhỏ theo tay cô (Dơ thấp đọc nhỏ, dơ cao đọc to dần)

– Cho  2-3 trẻ đọc thơ qua hình ảnh minh hoạ.

– Cô chú ý để giúp cháu đọc đúng lời thơ, đọc diễn cảm bài thơ.










* Kết thúc:

– Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

– Trẻ vui đọc thơ “Rau ngót rau đay” và ra sân chơi.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

a, HĐCCĐ:

– Trẻ ra  sân hít thở không khí trong lành

– Trò chuyện về tác hại của môi trường bị ô nhiễm

+ Muốn cho môi trường trong sạch phải làm gì?

+ Các con phải làm gì để bảo vệ môi trường

– Phân cho từng nhóm nhặt lá vàng

– Giáo dục trẻ:












b, TCVĐ: “Trồng nụ trồng hoa”

– Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi

– Chơi 2-3 lần


c, Chơi tự do

– Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình….

– Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ


HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1. Sinh hoạt văn nghệ

– Cô làm người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ cho trẻ lên biểu diển.

– Trẻ hát, múa bài “Bầu và bí, Hoa kết trái,…”

– Đọc thơ diễn cảm “Rau ngót rau đay”

– Kể chuyện “Quả bầu tiên, sự tích dây khoai lang”

– Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.

– Cô hát cho trẻ nghe bài sắp học.












2. Lao động tập thể

– Sắp xếp đồ chơi ở góc phân vai

– Cô hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ chơi vào góc gọn gàng, sạch đẹp


3. Nêu gương cuối tuần.

– Cho trẻ nhận xét bạn trong tuần ngoan chưa ngoan.

– Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

– Cô nhận xét.

– Phát phiếu ngoan cho trẻ.






Chia Sẽ ✔Bài Thơ Chùm Hoa Dẻ ✔ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án