Nội Dung Bài Thơ Trên Đường Trên Đường

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Trên Đường ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Trên Đường ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Tuyển Tập Bài Thơ Ngắn, Dễ Nhớ Cho Bé Mà Bố Mẹ Đừng Bỏ Lỡ Nhé.
NỘI DU


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Trên Đường ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Trên Đường ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Tuyển Tập Bài Thơ Ngắn, Dễ Nhớ Cho Bé Mà Bố Mẹ Đừng Bỏ Lỡ Nhé.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Trên đường

Tác giả: Hương Mai

Vỉa hè là lối bé đi

Cầm tay mẹ dắt mỗi khi qua đường

Xe đông tai nạn bất thường

Một mình chớ tự qua đường bé ơi




Ra đường bé nhớ, bé đi

Nhớ đi bên phải, chớ đi lòng đường

Xe cộ qua lại bất thường

Xảy ra tai nạn không lường bé ơi!




Thohay.vn Chia sẽ ❤️️ Bài Thơ Gà Học Chữ ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Trên Đường Chủ Đề Giao Thông

Giáo Án Bài Thơ Trên Đường Trên Đường

Giáo Án Bài Thơ Trên Đường

Giáo án số 1:

I/ MỤC TIÊU

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ

– Trẻ thuộc thơ đọc đúng nhịp

– Phát triển ở trẻ khả năng ghi nhớ, tư duy tưởng tượng

– Biết cách đọc diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm của bài thơ

– Vệ sinh môi trường: không xả rác xuống lòng đường

– Giáo dục cháu biết cách đi đúng luật giao thông đường bộ










II/ CHUẨN BỊ

Tranh nội dung bài thơ, băng đĩa, bài thơ bài hát tự biên soạn

Thuộc thơ, đọc diễn cảm

Tranh trẻ minh họa.




III/ TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Hoạt động 1: Trò chuyện xem tranh với cháu

Lớp vận động bài hát: đường em đi

Cô cho cháu xem tranh

Tranh ng tư đường phố

Tranh mẹ dẫn bé qua đường

Tranh b qua đường 1 mình gặp tai nạn giao thông.

Khi đi trên đường thì chúng ta phải đi như thế nào? Muốn sang đường thì cc con lm sao?

Cô giới thiệu đề tài Thơ “Trên đường”( Hương Mai).

Hoạt động 2: Xem ai to nhất

Cháu xem tranh và nghe cô đọc thơ:

– Cô đọc lần 1 động tác

Nội dung: Nói lên bé đi đúng luật khi tham gia giao thông, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn

– Cô đọc  lần 2 cho cháu xem tranh

– Đàm  thoại

Cô vừa đọc cho con nghe bài thơ gì?

Do ai sáng tác?

Bài thơ nói về việc gì?

Bé đi qua đường thì phải có ai dẫn qua?

Khi tham gia giao thông mọi người phải như thế nào để đảm bảo an toàn?

Con sẽ như thế nào khi đi không đúng luật giao thông?

Giáo dục: cháu khi đi đường

Hoạt động 3: Luyện tập

Cô cho cháu đọc thơ lớp,nhóm,c nhn

* Minh họa bài thơ

Cháu chuyển vòng tròn vận động bài hát “đường em đi”chơi trị: chơi gắn tranh

Cô nhận xét kết thúc tiết học

HOẠT ĐỘNG GÓC:Thực hiện như đã soạn

– Vệ sinh ăn trưa – Ngủ trưa

Hoạt động chiều.

Trò chuyện về một số biển báo giao thông.

Chơi đồ chơi lắp ghép.
































































Giáo án số 2:

I.Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:


– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc thơ cùng với cô, hiểu được nội dung bài thơ, trả lời được các câu hỏi theo nội dung bài thơ.

Kỹ năng:

– Luyện kỹ năng đọc thơ,trả lời câu hỏi rõ ràng trẻ ( MT 50). Phát triển ngôn ngữ cho

Thái độ:

– Trẻ tập trung chú ý trong giờ học.Giáo dục cháu khi đi đường nhớ đi trên vỉa hè phía bên phải, không tự ý một mình qua đường

* Tích hợp: KNS: Không đi ra đường một mình, ATGT

* Lồng ghép: Âm nhạc

II.Chuẩn bị:

– Đồ dùng cho: Powerpoint nội dung bài thơ, tranh hành động đúng sai. Tranh chữ to

– Đồ dùng trẻ: Thanh tre gõ

III. Tiến trình:

Nội dung

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1

Ổn định: Đường em đi

Cô hỏi trẻ: Bài hát căn dặn chúng ta điều gì nào?

Cũng có một bài thơ khuyên các cháu khi đi đường nữa đó là bài thơ: Trên đường tác giả Hương Mai hôm nay cô dạy các cháu nhé.

– Cả lớp hát cùng cô

– Cháu trả lời

Hoạt động 2
* Truyền thụ bài thơ:


+ Lần 1: Cho trẻ nghe máy đọc – Kết hợp cho trẻ xem Slide hình ảnh về nội dung bài thơ.

Nội dung bài thơ: Bài thơ khuyên các con Khi đi đường nhớ đi bên phải, không được đi qua đường một mình, khi qua đường cầm tay mẹ để mẹ dắt qua và không được chạy băng qua đường vì trên đường xe rất nhiều dễ xảy ra tai nạn cho mình và người khác.

+ Lần 2 : Cô đọc thơ kết hợp tranh chữ to.

Giải thích nghĩa của từ:

Vỉa hè: Phần dọc hai bên đường phố dành riêng cho người đi bộ

Bất thường: Không biết lúc nào và giờ nào

Khôn lường;

Lòng đường ở đâu vậy con

Lòng đường: Giữa đường

Ý câu thơ:

Vỉa hè là lối bé đi

Cầm tay mẹ dắt mỗi khi qua đường

Xe đông tai nạn bất thường

Một mình chớ tự qua đường bé ơi

Đoạn thơ này căn dặn bé khi đi bộ đi trên vỉa hè, qua đường phải cầm tay mẹ không tự ý qua đường một mình vì xe rất nhiều sẽ xảy ra tai nạn

Ra đường bé nhớ bé đi

Nhớ đi bên phải chớ đi lòng đường

Xe cô qua lại bất thường

Xảy ra tai nạn khôn lường bé ơi

Ý của đoạn thơ khuyên bé khi ra đường đi bên phải, không đi giữa lòng đường vì đường lúc nào cũng có xe qua lại nếu đi giữa lòng đường xảy ra tai nạn cho mình và người khác nữa đấy.
















































































– Trẻ quan sát

– Lớp đọc một số từ: Vỉa hè, xe đông, bất thường, lòng đường, khôn lường

Hoạt động 3
 * Dạy trẻ đọc thơ


– Dạy lớp đọc thơ theo cô từng câu theo ý thơ (sửa sai)

– Nhóm ( sửa sai)

– Gọi cá nhân thích đọc thơ

– Lớp đọc chuyển vè, chuyển nhạc

* Đàm thoại:

– Các con vừa đọc bài thơ gì? Tác giả?

– Khi đi bộ các con đi ở đâu?

– Mỗi khi qua đường con phải làm gì? Vì sao?

– Theo con khi ra đường đi bên nào ? không đi ở đâu? Vì sao?

– Điều gì sẽ xảy ra nếu các con không đi đúng phần đường của mình?

– Cô đặt câu hỏi về tình huống

*Giáo dục: Khi đi đường nhớ đi bên phải, không được đi qua đường một mình, khi qua đường cầm tay mẹ để mẹ dắt qua và không được chạy băng qua đường vì trên đường xe rất nhiều dễ xảy ra tai nạn sẽ khổ bản thân, gia đình và xã hội

– Lớp đọc

– Nhóm đọc

– Lớp đọc kết hợp dụng cụ thanh
































Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Bài Thơ Chim Én ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án