Nội Dung Bài Thơ Vẽ Quê Hương Lớp 3

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Vẽ Quê Hương ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án
Bài Thơ Vẽ Quê Hương ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Bài Thơ Ca Ngợi Vẻ Đẹp Của Quê Hương Và Tình Cảm Yêu Quê Hương Tha Thiết C


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Vẽ Quê Hương ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án

Bài Thơ Vẽ Quê Hương ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Bài Thơ Ca Ngợi Vẻ Đẹp Của Quê Hương Và Tình Cảm Yêu Quê Hương Tha Thiết Của Bạn Nhỏ.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Vẽ quê hương

Tác giả: Định Hải

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm.




Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Xanh màu ước mơ…










Em quay đầu đỏ

Vẽ nhà em ở

Ngói mới đỏ tươi

Trường học trên đồi

Em tô đỏ thắm

Cây gạo đầu xóm

Hoa nở chói ngời

A, nắng lên rồi!

Mặt trời đỏ chót

Lá cờ Tổ quốc

Bay giữa trời xanh…


















Chị ơi bức tranh

Quê ta đẹp quá!

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Bài Thơ Cây Táo Ngọt ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Ý Nghĩa Bài Thơ Vẽ Quê Hương

Ý Nghĩa Bài Thơ Vẽ Quê Hương

Bài thơ mang ý nghĩa giáo dục cho các em về tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu ấy gắn liền với những cảnh vật, những sự vật thân quen trong cuộc sống hàng ngày. Qua bài thơ, các em được biết thêm về vẻ đẹp của quê hương mình. Từ đó, các em sẽ ngày càng yêu mến quê hương hơn.

Giáo Án Bài Thơ Vẽ Quê Hương

Giáo Án Bài Thơ Vẽ Quê Hương

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù


a. Phát triển NL ngôn ngữ:

 – Nghe – viết đúng đoạn trích bài thơ  Vẽ quê hương   Biết trình bày có thẩm mỹ bài thơ .

 – Làm đúng bài tập chính tả


b. Phát triển NL văn học:


 – Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày bài thơ,

 – cảm nhận ý nghĩa đẹp của bài thơ đã viết.










2. Phát triển năng lực chung và phẩm chất:

 – NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.

 – Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái.

 – Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.




II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên


  – Máy tính,

  – ti vi.


2. Đối với học sinh

  – SGK,

  – vở bài tập Tiếng Việt

  – bảng con




III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. HĐ1: Khởi động, (5 phút)


 a. Mục tiêu:

   – Củng cố nề nếp học tập,

   – rèn luyện tính cẩn thận,

   – kiên nhẫn khi làm BT.

b.Cách tiến hành:

   – GV cho cả lớp hát và vận động bài: Đi nhà trẻ.

   – Giới thiệu bài và ghi mục bài trên bảng: Bài viết 1: Nghe – Viết: Mai con đi nhà trẻ.














 2. HĐ2: Nghe – viết (20 phút)

a. Mục tiêu: 

   – viết lại chính xác đoạn trích bài thơ Mai con đi nhà trẻ.

   – hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ

   – chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa

   – lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.








 b. Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ.

   – GV đọc trong SGK bài thơ HS cần nghe

   – viết: đoạn trích bài thơ 


”   Em vẽ làng xóm
   Tre xanh, lúa xanh 

  …………. 

  Xanh ngắt mùa thu
  Xanh màu ước mơ…”

yêu cầu cả lớp nhìn SGK, đọc thầm theo.

   – GV mời 2 HS đọc lại bài thơ trước lớp.

   – GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:

   – GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

   – GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.

   – GV đọc cho HS viết những từ ngữ khó trong bài thơ vào bảng con.








 d. Đọc cho HS viết

   – GV yêu cầu HS nghe GV đọc viết đúng bài vào vở.

   – GV theo dõi, uốn nắn, kèm cặp HS viết


 e. Chấm chữa bài

   – GV chấm, chữa bài

   – GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

   – GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.




 3. Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk

   – Cho HS trả lời câu hỏi

   – Tuyên dương, nhận xét.

   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.

   – Yêu cầu HS viết câu vào bài

   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.












 4. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì?

   – GV nhận xét giờ học.

   – dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới




Thohay.vn Chia Sẽ ✅ Bài Thơ Đám Ma Bác Giun ✅ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án