ta-hinh-dang-va-tinh-tinh-cua-mot-cu-gia-ma-em-rat-men-yeu

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Tả hình dáng và tính tình củ


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất mến yêu

Hà Anh
21/01/2015 Văn mẫu lớp 5

561 Views

Đề bài: Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất mến yêu

Bài làm

Thật ra, ông Tám không có họ hàng ruột thịt gì với em, ông chỉ là người hàng xóm. Khi em chào đời, nội ngoại đã mất từ lâu. Chính vì vậy, em coi ông Tám như người thân của mình.

Ông Tám đã ngoài sáu mươi, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết úa trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng đều tăm tắp chưa rụng cái nào. Ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt của ông Tám hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo, hoặc làm việc gì đó có tính cách tỉ mỉ.

Ông Tám sống một mình. Bà Tám đã mất cách đây mười năm và không để lại cho ông mụn con nào. Vì vậy, ông Tám rất yêu trẻ con. Một trong những đứa trẻ mà ông Tám thưong nhứt chính là em.

Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất mến yêu

Vườn ông Tám trồng nhiều cây trái. Mùa nào quả nấy. Em tha hồ hái quả mà không hề sợ ông Tám la rầy. Chính vì biết ông Tám thương mình nên nhiều lúc em thường làm nũng với ông, đến nỗi má em phải nói:

– Con không được làm phiền ông Tám!

Nghe như vậy. ông Tám cười:

– Tao coi nó như cháu nội. Con nít thì phải vậy, chớ sao.

Nghe ông Tám nói, em thương ông quá chừng. Em sà vào lòng ông Tám. Ông vuốt đầu em và cười hiền lành.

Bài làm 2

Cả thời thơ ấu, em sống gần bên bà ngoại. Được bà chắt chiu nuông chiều, nên hơn ai hết, em kính yêu ngoại vô cùng.

Ngoại em, năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi. Vóc người cao cao. Tuy lưng hơi còng nhưng bà vẫn đi lại bình thường. Tóc ngoại em đã rụng nhiều, lơ thơ phần tráng hơn phần đen. Bà thường ăn trầu nên môi lúc nào cũng thắm đỏ. Mắt bà không sáng lắm, nhưng khi đeo kính, bà vẫn vá được cho em những lỗ áo do đùa giỡn với bạn bè bị rách. Đôi tay bà nổi gân xanh, da nhăn lại và trổ đầy những hạt đồi mồi nho nhỏ đen.

Suốt ngày, chẳng lúc nào em thấy ngoại chịu ngồi không. Hết giúp mẹ làm công việc lặt vặt trong nhà, bà lại nhổ cỏ, nên quanh vườn nhà luôn sạch bóng.

Mỗi khi em làm điều gì lầm lỗi bị ba mẹ rầy, bà đều cười hiền lành bảo:

– Trẻ con, nó mới thế.

Được nước, em sà vào lòng bà nũng nịu. Bà vuốt ve khuyên nhủ em phải ngoan ngoãn. Những lúc ấy, em thấy sung sướng dưới che chở của ngoại. Thường tối đến, em hay nằm kề bên để nghe ngoại kể chuyện. Giọng bà chậm rãi hiền hậu như bà tiên trong cổ tích và thoang thoảng hương trầu cau khiến bây giờ, mỗi khi nghe mùi ấy là em cảm thấy ấm áp và nhớ bà ngay.

Ước gì ngoại em cứ sống mãi bên em thì còn hạnh phúc nào hơn?

Bài làm 3

– Bà ơi! Bà để cháu làm cho, bà vào nhà nghỉ đi!

Nghe tiếng gọi quen thuộc của tôi, bà ngẩng lên, thong thả bảo: “ừ, cháu giúp bà một tay, bà cháu ta cùng làm cho gọn”. Bà nhìn tôi, đôi mắt nheo nheo vì chói nắng, cặp lông mày rậm, lốm đốm bạc của bà nhíu lại. Vừa nói bà vừa cười vui, để lộ hàm răng đen đã khập khễnh. Dáng người nhỏ nhắn của bà đang lom khom tưới rau, bắt sâu. Bà tôi ngoài bảy mươi tuổi rồi. Tóc trên đầu bà bạc phơ, bà trùm một chiếc khăn vuông bạc màu đen che kín đầu chỉ còn chìa ra đôi tai to và dày như tai Phật. Bà mặc bộ quần áo vải thô, rộng thùng thình so với thân hình gầy guộc của bà. Hai má bà đã hóp, thái dương hơi thô, tay chân có chỗ bắt đầu xương xẩu, nổi gân xanh. Bà đi đôi dép cao su đen đã mòn. Tuy lưng hơi còng, chân đi chậm hơn trước nhưng bà vẫn tham việc, chăng mấy lúc ngồi không. Từ sáng, bà tôi đã dậy cho lợn gà ăn và thổi cơm, đun nước. Nhìn dáng nhỏ bé của bà làm lụng vất vả sớm hôm, tôi thương bà vô cùng. Bố mẹ tôi bận việc suốt ngày ở ngoài đồng và ở trụ sở, trừ những công việc nặng như bổ củi, gánh nước, bao nhiêu việc nhà việc vườn bà tôi đều phải cáng đáng. Cho nên ngoài giờ học, tôi tranh thủ làm bất cứ việc gì cho bà đỡ mệt. Bà thường khuyên tôi điều hay lẽ phải, nhắc nhở tôi học chăm, học giỏi.

Mỗi lúc hình dung ra dáng thân thương của bà, đôi mắt hiền từ, nước da màu hạt dẻ nhăn nheo của bà. tôi tự nhủ thầm: “Hãy làm nhiều điều tốt để bà vui lòng!”

Tags bố mẹ cụ già Những đứa trẻ Thời thơ ấu

21/06/2019

30/01/2019

30/01/2019

30/01/2019

30/01/2019

30/01/2019

Tả loài cây em yêu nhất

Tả loài cây em yêu nhất Tả loài cây em yêu – Bài làm 1 …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *