TinĐẹp.Com
Việc chăm sóc chó mẹ và chó sơ sinh trong những giờ đầu khá quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của chúng sau này. Vậy cách chăm sóc chó mẹ, chó sơ sinh cụ thể ra sao, mình cùng đến
TinĐẹp.Com
Việc chăm sóc chó mẹ và chó sơ sinh trong những giờ đầu khá quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của chúng sau này. Vậy cách chăm sóc chó mẹ, chó sơ sinh cụ thể ra sao, mình cùng đến với bài viết để tìm hiểu nhé.
Cách chăm sóc chó mẹ trước và sau sinh
Thường khi chó mẹ chuẩn bị sinh chúng sẽ tìm ổ và thường xuyên có biểu hiện cào cào làm ổ. Bụng chó mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, thân nhiệt của chúng cũng giảm đi.
Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc “hạ sinh” của chó mẹ, bạn nên chuẩn bị sẵn nơi sinh cho chó mẹ, chuẩn bị thêm một vài mảnh vải để lót và nơi sinh của cún nhất định là nơi vắng người qua lại để tránh ảnh hưởng.
Khi chó mẹ sinh xong, bạn nên thay vải lót ổ để ổ của cún được vệ sinh. Tuy nhiên, không nên lót quá nhiều vải để tránh chó con cảm thấy bị ngột ngạt hoặc bị kẹt không tìm được chỗ bú.
Vệ sinh sạch sẽ cho cún con, tiến hành cắt rốn cho cún. Sau khi cắt rốn xong bạn nhớ sát trùng bằng còn 70 độ hoặc còn iode 5%.
Vệ sinh phần sau cho chó mẹ, chuẩn bị sữa ấm hoặc nước muối ấm để chó mẹ uống. Vì chó mẹ mới sinh xong nên cơ thể còn khá yếu, do đó bạn nên cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng như: rau củ, thịt lợn xay nhuyễn, trứng để tăng lượng sữa tiết về. Nên cho chúng ăn bữa nào hết bữa đó, mức độ ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi con của chó mẹ.
Cách sóc chó sơ sinh
Với chó con, ngay sau khi chúng được sinh ra, bạn nên cho chúng nằm với chó mẹ để chó con được bú và ôm ấp.
Sữa chó mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất và sức đề kháng nhất cho chó con. Vì thế, nếu không phải trường hợp bạn phải nuôi bộ thì bạn nên để chó con được bú sữa mẹ thay vì cho chúng ăn sữa ngoài.
Nếu nuôi bộ, khi chó con dưới 15 ngày tuổi, bạn pha sữa và dùng bình nhỏ cho sữa vào miệng cún. Ngoài 15 ngày tuổi, bạn đã có thể cho chúng học ăn dần cháo loãng với 1/4 chén cháo, ngày ăn 2 lần kèm với uống sữa.
Khi cún được 1 tháng tuổi, bạn nấu cháo đặc lên, lượng thịt cũng tăng dần. Có thể bổ sung thêm 1 xíu hoa quả.
Từ tháng thứ 3 trở đi bạn có thể đa dạng các thành phần thức ăn cho cún. Thay bằng cháo bạn có thể cho cún ăn cơm. Thức ăn cho cún cần đảm bảo độ sạch và nấu chín.
Và điều cuối cùng là khi chó con bắt đầu từ 2 tuần tuổi bạn đã có thể tẩy giun cho chúng, 3 tháng tuổi nên đưa chúng đi tiêm phòng vaccin. Đừng quên đưa cún của bạn đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bệnh (nếu có) sớm nhất.
Hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn biết cách chăm sóc chó mẹ, chó sơ sinh một cách đầy đủ nhất.
Các bệnh về mắt ở chó – Cách chữa bện…
Các giống chó cảnh được yêu thích
Các giống chó ít rụng lông thích hợp nuôi t…
Các giống chó nhỏ đáng yêu dễ nuôi trong nhà
Cách cắt đuôi chó an toàn nhất
Cách chăm sóc chó con mới sinh đầy đủ nhất
Cách chăm sóc chó khi mới đón về nhà
Cách chọn chó khôn giữ nhà theo kinh nghiệm…
Cách huấn luyện chó giữ nhà, loại bỏ tính n…
TinĐẹp.Com
Việc chăm sóc chó mẹ và chó sơ sinh trong những giờ đầu khá quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của chúng sau này. Vậy cách chăm sóc chó mẹ, chó sơ sinh cụ thể ra sao, mình cùng đến