Gửi giới trẻ: bài học từ huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc Kim Woo Choong, cố chủ tịch tập đoàn Daewoo – Tượng đài kinh tế Hàn Quốc.
Những ngày còn khỏe mạnh, huyền thoại
Gửi giới trẻ: bài học từ huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc Kim Woo Choong, cố chủ tịch tập đoàn Daewoo – Tượng đài kinh tế Hàn Quốc.
Những ngày còn khỏe mạnh, huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc Kim Woo Choong – nguyên Chủ tịch Tập đoàn Daewoo – luôn muốn dành nhiều thời gian cho giới trẻ để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình. Với ông, trò chuyện với lứa tuổi thanh niên là điều thú vị vì bao giờ họ cũng có quan niệm mới mẻ, ngay thẳng và thành thật.
“Ngày hôm nay, tôi vẫn nhớ như in là khi còn trẻ tôi rất tôn trọng những buổi nói chuyện với người lớn tuổi và thật may mắn cho tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên thông thái. Tôi khắc sâu những lời khuyên ấy và nhờ thế tôi tránh được nhiều lỗi lầm sơ sót”, ông Kim Woo Choong chia sẻ trong cuốn hồi ký của mình.
Hãy dám thách thức! Tuổi trẻ không nên biết đến những từ Tầm thường, Yếu đuối, An nhàn, Thất bại, Tuyệt vọng…
Ông Kim nhìn nhận người trẻ là những người thường có thái độ thách thức đối với hiện trạng và máu phiêu lưu muốn làm thử tất cả những điều mà chưa ai làm được.
Lớp trẻ tạo dựng một thế giới của tương lai, hình dung tương lai qua những thách thức và mạo hiểm của mình. Vì lẽ họ chưa có gì để mà nhìn lại nên họ luôn hướng tới trước và vì không có gì khiến họ phải nhìn xuống nên họ chỉ ngẩng lên. Họ không có gì để mất nên họ thường không ngần ngại khi gặp những ngăn trở dọc đường.
“Là bậc cha chú của các bạn đồng thời là người làm ăn quan tâm tới lớp thanh niên – chủ nhân của tương lai, tôi muốn trao đổi cùng các bạn những suy nghĩ của mình về tuổi trẻ, về những tiềm năng mà các bạn đang mang trong mình”, ông Kim Woo Choong tâm sự.
Theo ông Kim Woo Choong, lịch sử đi lên nhờ tinh thần thách thức và lòng quả cảm. Ai dám làm người đó sẽ thành đạt. Tuổi trẻ ưa mạo hiểm và không lùi bước trước thất bại.
“Kẻ nào khởi sự với nỗi sợ hãi là kẻ đã mất đi tuổi trẻ. Các bạn phải sẵn sàng đốt cháy bùng lên ngọn lửa của thành công. Các bạn phải liên tục trau dồi bản thân, giành giật những đỉnh cao hơn nữa nhằm thoả mãn khát vọng thành công”.
“Lòng quyết tâm, tinh thần chiến đấu, lòng quả cảm, mạo hiểm, thành công, lạc quan, tiên phong, ước vọng – tất cả đều thuộc về lớp trẻ. Tuổi trẻ không biết đến những từ như tầm thường, yếu đuối an nhàn, thất bại, tuyệt vọng, hèn nhát, phục tùng…”, cựu Chủ tịch Daewoo nhắn nhủ.
Ông cũng khuyên giới trẻ hãy dám thách thức, dám làm mà không hề run sợ, hãy thách thức cuộc đời với tất cả uy lực của tuổi trẻ.
Sự khôn lớn sẽ chững lại khi bạn tự cho mình là quan trọng, tự cho mình là hiểu biết
Bên cạnh đó, cũng chính những người trẻ với tinh thần dám làm, dám thách thức ấy làm ông lo ngại, khi họ chỉ ngẩng lên mà không mấy khi nhìn xuống.
Ông cũng bày tỏ lo lắng khi một bộ phận giới trẻ có khuynh hướng xem thường người lớn tuổi.
“Sự trưởng thành và phát triển là nhờ học tập. Sự khôn lớn sẽ chững lại khi bạn tự cho mình là quan trọng, tự cho mình là hiểu biết. Việc đó đặt dấu chấm hết cho sự phát triển cũng như khôn lớn của bạn. Ta khôn lớn được là nhờ nhún mình, học hỏi nhiều”.
“Khi bạn đã cứng cáp, cái đầu của bạn phải thấp xuống. Chúng ta có rất nhiều điều cần học từ những giọt mồ hôi trên trán người cày ruộng, từ những vết dầu mỡ trên áo lao động của người công nhân, từ bàn tay ấm áp của mẹ khi người làm bữa sáng vào lúc hừng đông. Hãy mở mắt, dỏng tai mà đón những âm thanh và hình ảnh quanh ta, hãy nhún mình, hãy ra công học tập“, cựu Chủ tịch Daewoo nhắn nhủ.
– Ông Kim Woo Choong chia sẻ trong cuốn hồi ký của mình.
Theo Trí thức trẻ
Chủ tịch tập đoàn Daewoo Kim Woo-choong đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc trong thời kì công nghiệp hóa, nhưng ông cũng là người chứng kiến nó sụp đổ nhanh chóng.
Ông đã qua đời ở tuổi 83, ông được công nhận là doanh nhân thế hệ thứ nhất, có công khai phá thị trường thế giới.
“Thế giới rộng lớn và có nhiều việc phải làm”
Cuộc đời là những chuyến đi và tất nhiên, đó là cả một hành trình dài. Trong hành trình ấy, cuốn sách “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” của Kim Woo Choong đã đến với tôi như một khoảnh khắc để tôi nhận ra rằng thế giới mà tôi đang tồn tại không nhỏ bé như tôi từng nghĩ và không nhàn rỗi như tôi đã từng tưởng tượng.
Thật đúng như vậy, năm châu bốn bể lối đi dành cho mỗi người là vô số, mấu chốt là việc bạn chọn con đường nào để đi và làm được gì với quyết định ấy.
Nhắc tới kinh tế Hàn Quốc, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khái niệm chaebol (tức tài phiệt, là tên gọi của các đại tập đoàn gia đình tại Hàn Quốc), vốn được coi là công thức đưa “xứ Kim chi” thoát khỏi tình trạng đói nghèo, và Daewoo của ông Kim Woo Choong là một tập đoàn như vậy.
Trong những năm 1960 và 1970 của thế kỷ trước, để vực dậy nền kinh tế vốn chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đã dành nhiều ưu ái để biến một số công ty lớn theo mô hình gia đình trị thành các tập đoàn kinh tế trụ cột.
Trong số những tập đoàn này, ông Kim Woo Choong có lẽ là một trong những lãnh đạo liều lĩnh nhất. Với số vốn ban đầu chỉ 5.000 USD, ông đã tận dụng sức trẻ doanh nghiệp cùng sự ưu ái của các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc để biến Daewoo thành khối tài sản kếch xù với hơn 300.000 nhân viên ở 110 quốc gia vào thời kỳ đỉnh cao của doanh nghiệp này.
Vào thời điểm đó, Daewoo được coi là một trong những tập đoàn Hàn Quốc đi tiên phong thâm nhập các thị trường nước ngoài. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daewoo bắt đầu vào năm 1970, khi Chủ tịch Kim – nhờ sự kiên trì tuyệt đối – đã thuyết phục các nhà bán lẻ lớn của Mỹ bao gồm Sears, J.C. Penney và Montgomery Ward, mua hàng dệt may từ Daewoo.
Khi đó, Chủ tịch Kim cũng nắm bắt được thông tin rằng Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may và ông đã đặt cược tất cả các nguồn lực có hạn của Daewoo vào nỗ lực tăng tỷ trọng nhập khẩu dệt may của Mỹ.
Khi hạn ngạch được thiết lập vào năm 1972, Daewoo được phân bổ gần 1/3 số thị phần mà Hàn Quốc có được và hạn ngạch này đã cung cấp một dòng tiền ổn định để tài trợ cho tăng trưởng của Daewoo trong tương lai và gián tiếp đưa ông Kim gia nhập giới tài phiệt Hàn Quốc. Ngoài ra, với mối quan hệ thân thiết với chính phủ, Daewoo cũng được các ngân hàng nhà nước cung cấp các khoản vay đặc quyền.
Đến thập niên 1980, Hàn Quốc được công nhận là “con hổ châu Á” và Daewoo đã phủ sóng nhiều lĩnh vực, từ dệt may và xây dựng đến điện tử, xe hơi, tàu thủy và hóa dầu.
Năm 1989, ông Kim đã xuất bản một cuốn sách nhằm khơi dậy những ước mơ tươi sáng cho một thế hệ người Hàn Quốc mới với tựa đề “Thế giới rộng lớn và có nhiều việc phải làm”, phiên bản tiếng Anh là “Every Street is Paved With Gold”. Đây được coi như “chiếc đòn bẩy” đưa Daewoo đến gần với thế giới hơn.
Lý giải về sự tăng trưởng thần tốc của Daewoo, ông Kim Woo Choong cho biết: “Chúng tôi đã làm việc nhiều hơn bất kỳ công ty nào khác. Thay vì làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, chúng tôi làm từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối. Nếu cố gắng làm việc chăm chỉ, thành tựu đạt được chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả”.
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Gửi giới trẻ: bài học từ huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc Kim Woo Choong, cố chủ tịch tập đoàn Daewoo – Tượng đài kinh tế Hàn Quốc.Những ngày còn khỏe mạnh, huyền thoại