Làm việc với Elon Musk: Không bao giờ được phép nói “không thể”

Ông chủ của Tesla, Elon Musk là một người có phong cách điều hành rất khắt khe. Ông không chấp nhận than phiền của nhân viên hay những câu “không thể” từ họ. Với Elon Musk, thành công là phải bi

Ông chủ của Tesla, Elon Musk là một người có phong cách điều hành rất khắt khe. Ông không chấp nhận than phiền của nhân viên hay những câu “không thể” từ họ. Với Elon Musk, thành công là phải biết chịu áp lực.

Theo hãng tin CNBC, tỷ phú Elon Musk của Tesla là một người có phong cách điều hành khá khắt khe. Ông được cho là không chấp nhận than phiền của nhân viên hay những câu “không thể” từ họ. Thay vào đó, cấp dưới sẽ phải nghĩ cách giải quyết những vấn đề mà sếp lớn Tesla đặt ra.

Hãng tin CNBC trích dẫn nguồn tin của tờ Ars Technica rằng vị tỷ phú này từng bắt nhân viên của nhà máy Boca Chica Beach-Texas thuộc dự án SpaceX phải họp vào lúc 1h sáng chủ nhật vì muốn biết lý do tại sao họ không hoạt động liên tục 24 tiếng để sản xuất hệ thống tên lửa Starship.

Vốn nổi tiếng với những mục tiêu to lớn và đôi khi là không thể thực hiện, thế nhưng Elon Musk lại không chấp nhận việc mình bỏ tiền thuê nhân viên để rồi nhận lại những lời giải thích.

Sau khi nghe được đội ngũ kỹ sư trình bày họ không đủ nhân lực, Elon Musk ngay lập tức tuyển 252 công nhân, tăng gấp đôi lượng nhân viên của nhà máy Boca trong vòng 48 tiếng để thay ca liên tục.

Thành công là phải có áp lực

Câu chuyện trên cho thấy áp lực cực lớn của nhân viên khi làm cho tỷ phú Elon Musk. Chủ tịch Gwynne Shotwell của SpaceX gia nhập vào năm 2002 từng thổ lộ để có thể làm việc với một trong những người giàu nhất thế giới, các nhân viên phải chịu được áp lực công việc cực kỳ lớn.

“Rõ ràng là Elon Musk rất gắt gao về tiến độ của các dự án, thế nhưng thật lòng mà nói chính điều này khiến chúng tôi ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn. Tôi cho rằng chỉ đổ vô số tiền bạc và thời gian cũng chưa chắc hiệu quả, nên việc tạo áp lực cho đội ngũ làm việc là điều cần thiết”, bà Shotwell nhận định.

Với tính cách như vậy, Shotwell cho biết nhân viên cấp dưới cần suy nghĩ và lắng nghe cẩn thận trước khi từ chối hay phản bác các mục tiêu của Elon Musk.

“Đầu tiên, khi Elon đang nói điều gì đó thì hay tạm ngưng để suy nghĩ thay vì nhận định luôn là ‘Điều đó không thể’ hay “Chẳng có cách nào làm được. Chúng tôi không biết cách làm’. Hãy yên lặng và suy nghĩ về chúng, sau đó tìm cách giải quyết”, bà Shotwell trần tình.

Đồng quan điểm, CEO Max Hodak của Neuralink, hãng xây dựng hệ thống kết nối thần kinh người với máy tính của Elon Musk cũng có trải nghiệm tương tự.

“Elon là một người cực kỳ lạc quan nên cậu ấy sẽ rất tích cực trong việc xuyên thủng những giới hạn về trí tưởng tượng, sau đó chứng minh cho mọi người thấy rằng rất nhiều thứ có thể trở thành hiện thực so với những gì bạn nghĩ”, ông Hodak nói vào năm 2019.

CEO Hodax cho biết mọi người cần rất chú ý khi nói với Elon Musk rằng điều gì là không thể làm được. Trước khi đưa ra quan điểm như vậy, mọi người cần có một luận điểm chặt chẽ hoặc không sẽ bị vị tỷ phú bắt bẻ lại và cuối cùng tự biến bản thân thành tên ngốc.

Thậm chí, ngay cả bản thân Elon Musk cũng thừa nhận mình là người khắt khe, chịu khó trong công việc. Trong một bài đăng tuyển tài năng trên Twitter, vị tỷ phú này thừa nhận mình khá khó tính.

“Có rất nhiều nơi làm việc dễ dàng khác nhưng chẳng ai thay đổi được thế giới nếu chỉ làm việc 40 tiếng mỗi tuần…Dẫu vậy nếu bạn thực sự yêu thích những gì mình làm thì chúng chẳng có cảm giác như là đang làm việc lắm đâu”, Elon Musk đăng tải.

“Đôi khi, tôi bị trễ tiến độ nhưng cuối cùng thì vẫn hoàn thành được dự án”, Elon Musk bổ sung.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị/CNBC

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Ông chủ của Tesla, Elon Musk là một người có phong cách điều hành rất khắt khe. Ông không chấp nhận than phiền của nhân viên hay những câu “không thể” từ họ. Với Elon Musk, thành công là phải bi

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

‘Nhảy việc’ thời điểm cuối năm và những điều bạn nên biết

Nhảy việc vào bất kỳ thời điểm nào cũng cần có sự chuẩn bị và nhất là giai đoạn cuối năm. Bạn từ bỏ công việc đã làm từ đầu…

Read more

Nhiều “Doanh nhân” sẽ giật mình và tự thấy xấu hổ sau khi đọc hết câu chuyện này!

Sự khác biệt của “thành công” và “có vẻ như thành công”: Câu chuyện về chiếc đồng hồ Rolex giả sẽ khiến nhiều doanh nhân giật mình. – “Con mua…

Read more

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *