Nền kinh tế số tại Việt Nam sẽ lớn thứ 2 Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD: Các dịch vụ Online lên ngôi

Ngày 11/11, Google công bố Báo cáo e-Conomy SEA 2021 dự báo nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ đạt 220 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia.<

Ngày 11/11, Google công bố Báo cáo e-Conomy SEA 2021 dự báo nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ đạt 220 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia.

Trong báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company về kinh tế số khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Internet của Việt Nam trong năm 2021 dựa trên GMV dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này ước tính tăng vào năm 2025, đạt 57 tỷ USD.

Đến năm 2030, báo cáo ước tính nền kinh tế số tại Việt Nam dựa trên GMV sẽ đạt 220 tỷ USD, đứng thứ 2 trong Đông Nam Á sau Indonesia. Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam và toàn khu vực trong 10 năm tới.

Người dùng Việt đăng ký nhiều dịch vụ online trong mùa dịch

Từ khi đại dịch bùng phát đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, những người trả tiền cho các dịch vụ trên Internet, sử dụng công nghệ để mua bán sản phẩm. Trong đó, 55% đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.

Trước đại dịch, mỗi người dùng Internet sử dụng trung bình 4,5 dịch vụ. Từ tháng 3-12/2020 khi đại dịch mới bùng phát, lượng dịch vụ trung bình tăng lên 6,7. Con số trên vào năm 2021 là 8,5, tương đương 4 dịch vụ mà người dùng đăng ký thêm từ khi dịch bùng phát.

Theo báo cáo, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số muốn tiếp tục sử dụng các dịch vụ trong tương lai, với mức độ hài lòng đạt 85%. Các dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong đại dịch như thương mại điện tử, giao đồ ăn, xem video và nghe nhạc.

Các dịch vụ tài chính số cũng là nền tảng hỗ trợ quan trọng với 95% doanh nghiệp kỹ thuật số chấp nhận thanh toán qua Internet, 79% sử dụng hình thức chuyển tiền kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay trên Internet. Mỗi doanh nghiệp sử dụng trung bình 2 nền tảng số để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Theo thống kê, 91% nhà bán hàng đang tận dụng các công cụ tiếp thị trên Internet để thu hút người dùng, với 72% dự kiến tăng mức sử dụng các công cụ này trong 5 năm tới. Những dịch vụ về website, phân tích kỹ thuật số cũng được sử dụng phổ biến.

Theo báo cáo, số thương vụ thâu tóm, đầu tư trong nửa đầu năm 2021 tại Việt Nam là 89, giá trị đạt 1,37 tỷ USD. Con số này tăng vọt so với năm 2020 (691 triệu USD) hay 2019 (935 triệu USD). Nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số được rót vốn đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), tài chính (fintech), sức khỏe (healthtech) và giáo dục (edtech).

“Nền kinh tế Internet của Việt Nam tiếp tục thu hút vốn toàn cầu nhờ các nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ như lượng người dùng kỹ thuật số tương tác cao, hệ sinh thái số đang phát triển gồm các vườn ươm, trung tâm tăng tốc phát triển và các phòng nghiên cứu đổi mới”, Rohit Sipahimalani, Giám đốc Đầu tư Chiến lược của Temasek cho biết.

Nền kinh tế số tại Việt Nam có thể tăng 11 lần trong 9 năm tới

Năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam dựa trên GMV dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm ngoái. Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines có mức tăng trưởng lớn nhất (93%), tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%), Malaysia (47%) và Singapore (35%). Theo thống kê, nền kinh tế số của khu vực trong năm 2021 dự kiến đạt 174 tỷ USD.

Dự kiến đến năm 2025, nền kinh tế số tại Đông Nam Á có thể đạt 363 tỷ USD, trong đó Việt Nam đóng góp 57 tỷ USD. Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam đạt 220 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia.

Mức tăng trưởng 31% của Việt Nam trong năm 2021 chủ yếu đến từ ngành thương mại điện tử, với GMV dự kiến tăng 53% lên 13 tỷ USD. Con số này bù đắp cho ngành du lịch trực tuyến với GMV ước tính giảm 45%, còn 1,4 tỷ USD.

Các dịch vụ nghe nhìn trực tuyến có GMV dự kiến tăng 30%, đạt 3,9 tỷ USD. Đến năm 2025, con số này ước tính tăng 16% lên 7 tỷ USD. Ngành du lịch trực tuyến cũng được dự báo phục hồi trong 4 năm tới, GMV đạt 5,9% tỷ USD.

Florian Hoppe, trưởng bộ phận Thực hành Kỹ thuật số khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Bain & Company nhận định Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số lớn thứ 2 trong khu vực nhờ sự quan tâm của các nhà đầu tư, ngày càng nhiều người dân không sống tại thành phố sử dụng Internet.

“Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ số sắp tới, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào các động lực quan trọng như thanh toán kỹ thuật số và phát triển nhân tài”, ông Hoppe cho biết.

Thêm 11 “kỳ lân” công nghệ tại Đông Nam Á trong nửa đầu 2021

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cũng thống kê nền kinh tế số của Đông Nam Á. Theo đó, khu vực này hiện có hơn 440 triệu người dùng Internet, hơn 350 triệu là người dùng kỹ thuật số, tăng 60 triệu người từ khi đại dịch bùng phát.

Thương mại điện tử được kỳ vọng thúc đẩy nền kinh tế số tại Đông Nam Á trong 10 năm tới. Đến cuối năm 2021, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước tính đạt 120 tỷ USD, cao hơn gần gấp đôi so với năm 2020, dự kiến tăng lên 234 tỷ USD vào năm 2025.

Lĩnh vực giao đồ ăn có mức tăng trưởng cùng kỳ đạt 33%, lên 12 tỷ USD theo GMV. Báo cáo cho biết đây là dịch vụ kỹ thuật số phủ sóng rộng nhất, với 71% người dùng Internet trong khu vực đặt đồ ăn online ít nhất một lần.

Theo SCMP, nền kinh tế số tại Đông Nam Á cũng phục hồi nhờ các khoản đầu tư vào thương mại điện tử, dịch vụ tài chính số với 11 “kỳ lân” công nghệ mới, số tiền đầu tư đạt kỷ lục (11,5 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.

Một trong những công ty thành công gồm tập đoàn Sea của Singapore với các mảng kinh doanh chính gồm phát hành game (Garena) và thương mại điện tử (Shopee). Vào tháng 4, công ty hậu cần J&T Express của Indonesia đã huy động khoản vốn 2 tỷ USD. Trong khi đó, nền tảng mua bán ôtô online Carro của Singapore cũng huy động 360 triệu USD vào tháng 6.

Stephanie Davis, Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á và Nam Á của Google cho biết người dùng Internet tại khu vực dần tham gia vào nền kinh tế số, mua sắm và sử dụng các dịch vụ online thường xuyên hơn. Ông Hoppe từ Bain & Company cho biết nền kinh tế số của Đông Nam Á đã vượt qua Ấn Độ, nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Theo Zingnews

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Ngày 11/11, Google công bố Báo cáo e-Conomy SEA 2021 dự báo nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ đạt 220 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực sau Indonesia.<

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *