Nếu muốn thành công, hãy kiên trì như Henry Ford – Cha đẻ ngành ô tô hiện đại!

Người ta biết đến Henry Ford như cha đẻ ngành ô tô hiện đại, người dạy dân mỹ lái xe, một huyền thoại của thế kỷ 20. Nhưng trước khi trở thành huyền thoại thì ông cũng chỉ là một chàng trai bình thường, với đầy những sai lầm và thất bại, kiên t

Người ta biết đến Henry Ford như cha đẻ ngành ô tô hiện đại, người dạy dân mỹ lái xe, một huyền thoại của thế kỷ 20. Nhưng trước khi trở thành huyền thoại thì ông cũng chỉ là một chàng trai bình thường, với đầy những sai lầm và thất bại, kiên trì vượt qua chúng để gây dựng lên đế chế xe hơi tỷ USD.

Trước khi hãng xe Ford có được một cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá sản ba công ty. Công ty thứ nhất mang tên Detroit nhưng nhanh chóng phá sản do Henry Ford chỉ tập trung thiết kế xe mà không kinh doanh. Công ty thứ hai mang tên ông chuyên về xe đua, nhưng sau đó chính Henry Ford bị các nhà đầu tư buộc rời khỏi công ty. Doanh nghiệp thứ ba thì bị phá sản do doanh thu đi xuống.

Nhưng Henry Ford không chấp nhận số phận. Với ông, thất bại chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại, một cách thông minh hơn”.

Và cuối cùng ông có cơ hội nói chuyện với Thomas Edison và thật bất ngờ khi nhà phát minh đại tài ủng hộ ý tưởng xe chạy bằng xăng của Ford.

Và phải mất thêm 5 năm tiếp theo, đến 1913, ông mới hoàn thiện dây chuyền sản xuất để đạt được quy mô cần thiết. Đến năm 1918, Henry Ford đã biến Detroit thành,thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất nước này. Ông có một câu nói nổi tiếng:

“Khi mọi thứ dường như đều chống lại bạn, hãy nhớ rằng máy bay cất cánh ngược gió, không phải theo chiều gió.”

Câu nói truyền động lực nổi tiếng này là của người đàn ông được coi là huyền thoại của thế kỷ XX – Henry Ford – “cha đẻ” của ngành ô tô hiện đại và là người dạy dân Mỹ lái xe. Thế nhưng, người đàn ông đã viết nên huyền thoại ấy cũng có một câu chuyện lập nghiệp rất dài với đầy những sai lầm và thất bại.

Henry Ford sinh năm 1863 tại Michigan, Mỹ và là con đầu trong một gia đình làm nông 5 con. Henry đã thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với máy móc ngay từ khi còn rất nhỏ.

Lên 13 tuổi, cậu nhận cú sốc lớn khi mẹ cậu qua đời. Mất hết động lực làm công việc đồng áng, Henry Ford chuyên tâm với việc đọc sách và nghiên cứu về cơ học. Ông đã không ngừng học hỏi từ những tư liệu sẵn có và say mê tìm tòi về động cơ đốt trong. Cho đến năm 28 tuổi, ông mới bắt tay vào thực hiện ước mơ chế tạo xe ô tô.

Làm việc chăm chỉ không kể ngày đêm, cuối cùng ông cũng hoàn thiện mẫu xe đầu tiên vào năm 1896. Tuy nhiên, mẫu xe này đã bị thất bại ngay do thiết kế không phù hợp. Ngay sau đó, ông nhận được sự ủng hộ nhiệt tình cho ý tưởng xe chạy bằng xăng từ nhà phát minh thiên tài Thomas Edison. Có thêm động lực, năm 1898, ông tiếp tục tìm tòi, đọc sách và nghiên cứu mọi tài liệu để cho ra mẫu xe thứ 2 cùng với dự định tìm kiếm nhà đầu tư cho mô hình sản xuất chế tạo ô tô.

Năm 1899, ông đã thuyết phục được ông trùm cao su Murphy đầu tư thành lập công ty Detroit Automobile. Tuy nhiên, dù được đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng sau một năm rưỡi nghiên cứu Henry vẫn không thể đưa ra sản phẩm. Đầu năm 1901, công ty bị giải thể.

Không nản chí, Ford tiếp tục thuyết phục thành công Murphy lần thứ hai và thành lập công ty Henry Ford. Nhưng lần này, ban giám đốc đã thuê người giám sát tiến độ ông. Không phục, Ford rời công ty chỉ sau chưa đầy một năm với 900 USD trong túi và mất quyền sử dụng chính tên của mình, công ty này sau đã đổi tên thành Cadillac.

Hai lần thất bại tưởng chừng đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của kỹ sư 38 tuổi. Nhưng với Ford, “thất bại chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại, một cách thông minh hơn”. Ông tiếp tục tìm tòi nghiên cứu và năm 1903, ông mở công ty Ford Mortor.

5 năm tiếp theo, sau 8 mẫu xe không mấy thành công, Ford mới đưa ra được phiên bản Model T huyền thoại và tạo ra một cuộc các mạng ngành công nghiệp ô tô. Đến năm 1918, một nửa số xe tại Mỹ là Model T. 55 tuổi, Henry Ford đã biến Detroit thành thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất nước này.

Tưởng chừng đây là kết thúc có hậu cho Henry Ford sau những cố gắng không ngừng nghỉ của ông. Nhưng đến những năm 1920, Ford lại gặp một thách thức mới – Chevrolet. Trong khi Ford dành 20 năm chỉ để chế tạo một mẫu xe, Chevrolet làm ra ra mẫu xe mới hàng năm với thiết kế ngày càng được cải thiện. Kết quả là Chevrolet chiếm được phần lớn khách hàng và năm 1927, Ford buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh. Ở tuổi 64, vị chủ tịch già phải quay lại điểm xuất phát: chế tạo ra một chiếc xe mới.

Với nhiều nỗ lực, ông đưa ra một phiên bản hoàn toàn mới của mẫu xe Model A, và đem lại thành công cho công ty. Nhưng chỉ 3 năm sau, đến 1931, công ty của ông phải đối mặt với cuộc Đại khủng hoảng và đối thủ Chevrolet đã tung ra mẫu ô tô động cơ 6 xi-lanh dẫn đến lượng khách hàng sụt giảm nghiêm trọng. Một lần nữa, Ford phải dừng sản xuất và quay về bàn thiết kế. Và lần này ông cũng vẫn đưa công ty về vị trí số 1 khi ra mắt Ford V-8, chiếc xe động cơ 8 xi-lanh.

Cho đến cuối đời, ông vẫn không ngừng học hỏi và cống hiến. Ngày ông mất, hàng triệu công nhân mặc niệm để tưởng nhớ người đàn ông vĩ đại. Dù khó khăn cho đến cuối cuộc đời, ông vẫn chưa bao giờ từ bỏ. Trong cuộc đời mình, ông đã đọc sách rất nhiều và luôn không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi. Chính lòng kiên trì đó đã tạo nên một huyền thoại – Henry Ford.

“Bất cứ ai ngừng học hỏi đều trở nên già nua, dù ở tuổi hai mươi hay ở tuổi tám mươi. Bất cứ ai không ngừng học hỏi đều mãi trẻ trung.”

Vâng. Học tập là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến với thành công. Ngay cả khi gặp thất bại, bạn có thể mất tiền của, mất nhiều thứ giá trị khác nhưng tri thức thì sẽ còn mãi.

Tổng hợp

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Người ta biết đến Henry Ford như cha đẻ ngành ô tô hiện đại, người dạy dân mỹ lái xe, một huyền thoại của thế kỷ 20. Nhưng trước khi trở thành huyền thoại thì ông cũng chỉ là một chàng trai bình thường, với đầy những sai lầm và thất bại, kiên t

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhiều “Doanh nhân” sẽ giật mình và tự thấy xấu hổ sau khi đọc hết câu chuyện này!

Sự khác biệt của “thành công” và “có vẻ như thành công”: Câu chuyện về chiếc đồng hồ Rolex giả sẽ khiến nhiều doanh nhân giật mình. – “Con mua…

Read more

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *