Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ phú<

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ phú tăng thêm 1.600 tỷ USD nhưng lại đầy sóng gió với các tỷ phú Trung Quốc.

Elon Musk – Nhân vật của năm 2021

Năm 2021 chắc chắn là một năm đáng nhớ với Elon Musk khi đánh dấu những mốc son chói lọi trong sự nghiệp của ông.

Trong năm nay, vị CEO công ty xe điện Tesla đã trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản hơn 300 tỷ USD, đồng thời còn được tạp chí Time và Financial Times bình chọn là “Nhân vật của năm 2021” vì tầm ảnh hưởng lớn lao của ông tới thế giới.

Vị tỷ phú là CEO của Tesla – công ty xe điện đã chứng kiến mức phát triển tột bậc trong năm 2021 để vượt ngưỡng vốn hoá 1.000 tỷ USD, trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới.

Tesla không chỉ sản xuất hàng trăm nghìn chiếc ô tô mỗi năm mà còn là doanh nghiệp giúp người tiêu dùng thay đổi định kiến về xe điện.

Ông Musk cũng là người sáng lập và CEO của SpaceX – công ty tên lửa đã ký hợp đồng độc quyền với NASA để cung cấp tên lửa bay vào vũ trụ, đồng thời lãnh đạo công ty khởi nghiệp chip não Neuralink và công ty cơ sở hạ tầng The Boring Company.

Vị tỷ phú với khối tài sản hơn 300 tỷ USD còn là một người nổi tiếng trên mạng với rất nhiều phát ngôn khiến cộng đồng mạng và thị trường chứng khoán “chao đảo”. Ông có tới 66 triệu người theo dõi trên trang mạng xã hội Twitter, và cũng thường xuyên đăng tải các quan điểm cá nhân lên trang mạng này.

Tỷ phú Bill Gates ly hôn

Nếu như 2021 là năm viên mãn với Elon Musk, thì tỷ phú công nghệ Bill Gates lại không được may mắn như vậy. Sự kiện lớn nhất trong năm liên quan tới người sáng lập Microsoft là vụ ly hôn đầy bất ngờ của vợ chồng ông.

Ngày 3/5, vị tỷ phú thông báo trên mạng xã hội về việc ông và vợ – bà Melinda Gates, đã kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài gần 3 thập kỷ. Thông tin này khiến cả thế giới phải sửng sốt vì chuyện tình cảm của ông Gates và vợ từ lâu vẫn được coi như một “chuyện tình kiểu mẫu” đáng ngưỡng mộ.

Hậu ly hôn, ông Gates và bà Melinda vẫn tiếp tục làm việc với nhau trong quỹ chung của 2 người là Bill & Melinda Gates – một trong những quỹ từ thiện lớn nhất thế giới tập trung vào sức khỏe cộng đồng, giáo dục và biến đổi khí hậu, đối phó với đại dịch Covid-19.

Mặc dù có nhiều lời đồn đoán về nguyên nhân thực sự dẫn đến việc ly hôn, ông Gates không tiết lộ thêm về cuộc hôn nhân sau thông báo ngày 3/5.

Mới đây, trang blog cá nhân GatesNotes của tỷ phú Bill Gates đã đăng tải bức tâm thư chia sẻ những khó khăn và cảm nhận của bản thân về năm 2021, trong đó ông cho biết: “Không thể phủ nhận rằng đây là năm đau buồn nhất với riêng cá nhân tôi”.

“Việc phải thích nghi với sự thay đổi mới chẳng dễ dàng chút nào, bất kể đó là sự thay đổi gì đi chăng nữa”, tỷ phú Gates thừa nhận sau những lùm xùm đời tư và nhiều vấn đề khác xảy đến với ông trong năm 2021.

Jeff Bezos bay vào vũ trụ

Mặc dù bị Elon Musk giành mất vị trí tỷ phú giàu nhất thế giới, nhưng năm 2021 nhìn chung vẫn khá ổn với người sáng lập Amazon.

Ngày 20/7 vừa qua, công ty Blue Origin – công ty trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Jeff Bezos, đã làm lên lịch sử khi thực hiện chuyến bay chở khách đầu tiên lên vũ trụ. Đáng chú ý, chính tỷ phú Jeff Bezos là 1 trong 4 hành khách đầu tiên được bay lên vũ trụ trong chuyến bay này.

Người sáng lập Amazon và 3 hành khách khác đã đã thực hiện thành công chuyến du hành kéo dài khoảng hơn 10 phút tới rìa không gian. Chuyến bay bắt đầu vào lúc 9h12 phút sáng 20/7 (giờ địa phương) từ một địa điểm xa xôi ở phía tây Texas trên tàu vũ trụ New Shepard.

Chia sẻ về trải nghiệm có 1-0-2 của mình, ông Jeff Bezos đánh giá đây là ngày “tuyệt vời nhất” khi ông được hiện thực hóa ước mơ bay trong không gian.

Ngoài chuyến bay vào không gian, năm 2021 cũng đánh dấu một cột mốc khác với ông Bezos, khi vị tỷ phú này chính thức rời cương vị CEO Amazon sau 27 năm lãnh đạo tập đoàn bán lẻ này..

Vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới

Bà MacKenzie Scott, vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos, đã soán ngôi cựu Thủ tướng Đức MacKenzie Scott trở thành người phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong danh sách do Forbes công bố vào ngày 7/12.

Theo Forbes, bà Scott trở thành người phụ nữ quyền lực nhất thế giới nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà cho công việc thiện nguyện và hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận, sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để tạo ra các tác động tích cực lâu dài trên thế giới.

Được biết, bà Scott đã cho đi 8,6 tỷ USD trên tổng số gần 60 tỷ USD tài sản của mình để làm từ thiện. Không chỉ vậy, vợ cũ tỷ phú Jeff Bezos còn là một trong số những người tham gia quỹ The Giving Pledge – quỹ do tỷ phú Bill Gates và Warrent Buffett sáng lập nhằm kêu gọi những người thuộc giới siêu giàu cam kết cho đi một nửa số tài sản của mình với mục đích từ thiện.

Đứng sau bà Mackenzie Scott là Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ở vị trí thứ 3 là Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde.

Tỷ phú Jack Ma “biến mất” bí ẩn

Jack Ma và tập đoàn Alibaba của ông từng là một trong những biểu tượng phát triển của Trung Quốc và cả thế giới.

Tuy nhiên, trong năm 2021, người ta bỗng thấy Jack Ma “im hơi lặng tiếng” hơn bình thường, và tập đoàn của ông cũng liên tục bị chính phủ Trung Quốc “đưa vào tầm ngắm” khi quốc gia này mạnh tay chấn chỉnh lại các “ông lớn” công nghệ trong nước.

Nguyên nhân khiến vị tỷ phú nổi tiếng “biến mất” khỏi tầm mắt của giới truyền thông được cho là bắt nguồn từ những phát ngôn chỉ trích không kiêng nể của ông với hệ thống quản lý đất nước khiến chính quyền Bắc Kinh “không vui”.

Dù không có thông tin xác nhận việc Jack Ma trở nên trầm lặng hơn trong năm 2021 vì làm “mếch lòng” chính quyền, nhưng việc tập đoàn Alibaba và nhiều công ty khác dưới trướng Jack Ma bị đặc biệt chú ý và yêu cầu chấn chỉnh trong năm 2021 là sự thật, và cũng là bằng chứng rõ ràng cho thấy quyết tâm của các nhà quản lý Trung Quốc trong việc chỉnh đốn lại những thành phần “bất hảo” trong hệ thống kinh tế.

Sau những án phạt nặng nề cho Alibaba liên quan tới việc sử dụng thông tin khách hàng cùng “tối hậu thư” ngăn chặn đợt IPO của Ant Group và yêu cầu tập đoàn này phải tái cơ cấu, người đứng đầu Jack Ma dường như đã “ngấm đòn” và hiểu mình phải làm gì để tiếp tục tồn tại ở Trung Quốc.

Jack Ma và tập đoàn Alibaba của ông đã có những đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh, bỏ qua lợi nhuận để ủng hộ mục tiêu “thịnh vượng chung” của đất nước.

Zhong Shanshan trở thành người giàu nhất Trung Quốc

Sau đòn trừng phạt mạnh mẽ từ chính quyền, tỷ phú Jack Ma cũng đánh mất vị trí người giàu nhất Trung Quốc vào tay tỷ phú Zhong Shanshan – chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring.

Theo đó, với khối tài sản được Bloomberg ước tính lên tới 93,1 tỷ USD, ông Zhong Shanshan đã chính thức trở thành người giàu nhất Trung Quốc và là tỷ phú giàu thứ 2 tại châu Á, chỉ sau tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani trong năm 2021.

Ông Zhong Shanshan sinh năm 1954 tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ông thành lập công ty nước uống đóng chai Nongfu Spring vào năm 1996 và bắt đầu con đường trở thành tỷ phú từ đây.

Từ những chai nước khoáng đầu tiên được sản xuất tại tỉnh Chiết Giang, Nongfu Spring giờ đây đã có nhà máy sản xuất tại hơn 10 địa điểm trên khắp cả nước, chiếm hơn 20% thị phần nước đóng chai tại Trung Quốc.

Tháng 9/2020, Nongfu Spring lần đầu niêm yết trên sàn chứng khoán (IPO). Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng của Nongfu Spring được coi là một trong những lần thành công nhất trong lịch sử của Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong khi ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu công ty đã tăng 85%. Đợt IPO giúp công ty thu được khoảng 1,1 tỷ USD.

Tỷ phú Hứa Gia Ấn “lao đao” vì “bom nợ” Evergrande

Tỷ phú Hứa Gia Ấn – một trong số những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc, đã có một năm vô cùng vất vả khi tập đoàn bất động sản do ông sáng lập – Evergrande, trở thành “bom nợ” trái phiếu lớn nhất thế giới với khoản nợ hơn 300 tỷ USD.

Từng là người giàu nhất Trung Quốc năm 2017, nhưng giờ đây, tỷ phú Hứa phải bán bớt những tài sản của mình, bao gồm thế chấp các căn biệt thự tại Hong Kong và bán các đồ xa xỉ để lấy tiền trang trải cho những khoản nợ của tập đoàn Evergrande do chính quyền Trung Quốc yêu cầu.

Theo Forbes, khối tài sản ròng của ông Hứa Gia Ấn vào khoảng 10,7 tỷ USD. Vị tỷ phú đã sử dụng khoảng 60% tài sản của mình để trả nợ cho Evergrande nhưng vẫn không thể cứu tập đoàn này thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.

Mặc dù chưa chính thức công nhận việc vỡ nợ, giới chuyên gia cho rằng tập đoàn của ông Hứa Gia Ấn đang chuẩn bị cho một cuộc tái cơ cấu nợ với sự trợ giúp của nhà nước.

Tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani có khối tài sản vượt 100 tỷ USD

Tỷ phú Mukesh Ambani, chủ tịch tập đoàn Reliance Industries của Ấn Độ, đã lọt vào nhóm 11 người giàu nhất thế giới sau khi cổ phiếu tập đoàn của ông tăng lên mức kỷ lục vào ngày 8/10. Theo Bloomberg, tổng tài sản của ông hiện có giá trị hơn 100,6 tỷ USD.

Chỉ tính trong năm 2021, khối tài sản của vị tỷ phú Ấn độ đã tăng khoảng 23,8 tỷ USD nhờ chuyển đổi Reliance Industries từ một tập đoàn năng lượng thành một gã khổng lồ trên các mảng bán lẻ, công nghệ và thương mại điện tử. Đơn vị viễn thông của ông, bắt đầu cung cấp dịch vụ vào năm 2016, hiện là nhà mạng thống trị tại thị trường Ấn Độ.

Ngoài ra, vị tỷ phú còn đầu tư vào các công ty viễn thông, công nghệ và năng lượng “xanh”, nhằm đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sản xuất nhiên liệu sạch hàng đầu, hạn chế sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu từ nước ngoài.

Nhờ việc là người mới nhất gia nhập “câu lạc bộ” những tỷ phú có tài sản hơn 100 tỷ USD, tỷ phú Mukesh Ambani đã đưa tên tuổi bản thân lên cùng tầm với những tỷ phú nổi tiếng thế giới như Elon Musk hay Jeff Bezos.

“Thái tử Samsung” Lee Jae-yong ra tù

Vụ việc người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-yong phải nhận bản án 30 tháng tù giam do tội danh hối lộ liên quan đến bạn thân của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye được coi là một trong những sự việc đã gây chấn động dư luận Hàn Quốc và quốc tế trong năm 2020.

Tuy vậy, tháng 8 vừa qua, khi Bộ Tư pháp Hàn Quốc công bố việc ông Lee được ân xá cho ra tù sớm khi chỉ mới thi hành án được 18 tháng đã một lần nữa khiến cộng đồng Hàn Quốc “sôi sục”.

Theo đó, ông Lee được cho ra tù vì Phó chủ tịch Samsung có thể giúp Hàn Quốc giải quyết tình trạng thiếu chip và đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19.

Sau khi được ân xá, ông Lee Jae-yong đã dần quay trở lại điều hành tập đoàn Samsung và có chuyến đi tới Mỹ nhằm quyết định địa điểm xây dựng nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD của tập đoàn để giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, đồng thời mua vắc xin Covid-19 cho Hàn Quốc.

Cũng không lâu sau khi được ân xá, ông Lee Jae-yong đã lấy lại vị trí người giàu nhất Hàn Quốc từ tay tỷ phú tự thân Brian Kim – người sáng lập Kakao Corp.

Theo đó, “thái tử” Samsung với khối tài sản ròng 10,7 tỷ USD đã “vượt mặt” ông Brian Kim sau khi chính phủ Hàn Quốc siết chặt kiểm soát các công ty công nghệ lớn, khiến giá cổ phiếu Kakao Corp giảm 24% trong tháng 9, kéo theo tài sản của ông Kim giảm xuống còn 10,3 tỷ USD.

Ông chủ sàn tiền điện tử FTX là tỷ phú dưới 30 tuổi giàu nhất thế giới

Tháng 4/2021, chàng trai 29 tuổi Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX, trở thành tỷ phú dưới 30 tuổi giàu nhất thế giới năm 2021 với khối tài sản trị giá 8,7 tỷ USD.

Tốt nghiệp học viện công nghệ danh tiếng MIT, Massachusetts, Mỹ vào năm 2014, Sam Bankman-Fried từng làm việc cho công ty tài chính Jane Street Capital và tự thành lập một công ty hỗ trợ giao dịch bằng tiền điện tử có tên Alameda Research trước khi thành lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX có trụ sở tại Hong Kong.

Mặc dù là một sàn giao dịch tiền điện tử còn non trẻ, song FTX nhắm tới đối tượng là những người đã có kiến thức chuyên nghiệp về giao dịch tiền điện tử và nhanh chóng thành công, với khối lượng giao dịch có khi lên tới hơn 400 tỷ USD trong quãng thời gian cao điểm khi Bitcoin tăng giá.

Tháng 7 vừa qua, FTX cũng mới nhận được khoản đầu tư 900 triệu USD giúp sàn giao dịch này được định giá lên tới 18 tỷ USD.

Theo dữ liệu mới nhất từ Forbes, tính đến tháng 10/2021, khối tài sản của Sam Bankman-Fried đã đạt mức 22,5 tỷ USD, “tăng chóng mặt” 158% kể từ lần thống kê vào tháng 4, đưa CEO của FTX lên vị trí 32 trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ.

Năm bùng nổ của giới siêu giàu Việt Nam

Năm 2021 bùng nổ của giới siêu giàu Việt trên sàn chứng khoán khi tài sản nhiều người trong top 10 cùng tăng mạnh, đặc biệt là những đại gia bất động sản thống trị top 10, người trẻ nhất mới chỉ 46 tuổi.

Năm 2021, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, vẫn dẫn đầu với tổng tài sản lớn hơn 5 người đứng sau cộng lại. Còn bà Nguyễn Thị Phương Thảo của VietJet Airnữ tỉ phú duy nhất trong top 10. Tổng tài sản của các tỉ phú tăng rất mạnh so với năm ngoái.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2021 đã khép lại vào chiều qua, 31.12. Chỉ số Vn-Index đóng cửa tại 1.498,28 điểm (tăng 0,83% so với phiên trước). So với năm ngoái, Vn-Index tăng tới 35,7%, đánh dấu 1 năm thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường đạt 7,729 triệu tỉ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020.

Năm 2021, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020.

Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán giúp tài sản của các tỉ phú gia tăng nhanh chóng. Trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán, có 150 người sở hữu lượng cổ phiếu trị giá từ 1.000 tỉ đồng trở lên, tăng 60 người so với một năm trước.

Nếu như năm 2017, một người chỉ cần sở hữu 5.000 tỉ đồng đã lọt vào top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, đến nay chưa đủ để lọt vào top 30. Đáng chú ý, năm nay tổng tài sản của top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, đạt gần 490.000 tỉ đồng, tăng 120.000 tỉ đồng so với năm trước.

Theo Vietnamfinance, Thanh niên

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ phú<

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

“Nhàn cư vi bất thiện” – Càng nghỉ nhiều càng mệt mỏi

Những bậc cổ nhân thời xưa đã để lại rất nhiều câu đạo lý vô cùng có ý nghĩa, trong số đó, có một câu rất quen thuộc đó là:…

Read more

Nhìn lại sự thay đổi trong 10 năm qua của giới siêu giàu Mỹ

10 năm trước hai gia tộc là Walton và Koch đã thống trị nước Mỹ. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mai một đi theo thời gian. Trong 10 năm…

Read more

Nhận dạng Gen Z – ông hoàng, bà chúa tương lai trong mắt các nhãn hàng

Đã đến lúc các thương hiệu nên bắt đầu dành sự chú ý cho thế hệ tiếp theo, đó chính là gen Z với tiềm năng trở thành nhóm khách…

Read more

Nhìn lại tài chính thế giới năm 2021: Sự trỗi dậy của tiền ảo!

Nhìn lại thị trường tài chính năm 2021, nhiều người có lẽ sẽ ước: Giá mà đầu năm tôi đã không phớt lờ Bitcoin! Bởi đây là năm mà Nhìn…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *