Nội Dung Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Của Nguyễn Văn Chương

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅Tuyển Tập Bài Thơ Ngắn, Dễ Nhớ Cho Bé Mà Bố Mẹ Đừng Bỏ Lỡ N


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅Tuyển Tập Bài Thơ Ngắn, Dễ Nhớ Cho Bé Mà Bố Mẹ Đừng Bỏ Lỡ Nhé.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Hoa cúc vàng

Tác giả: Chưa rõ

Suốt cả mùa đông

Nắng đi đâu miết

Trời đắp chăn bông

Còn cây chịu rét

Sớm nay nở hết

Đầy sân cúc vàng

Thấy mùa xuân đẹp

Nắng lại về chăng

ồ chẳng phải đâu

mùa đông nắng ít

Cục gôm nắng vàng.

Vào trong lá biếc.

Chờ cho đến tết,

Nở bung thành hoa

Rực vàng hoa cúc

ấm vui mọi nhà




























Thohay.vn Chia Sẽ Bài Thơ Chia Đồ Chơi ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Tranh Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non

Hình Ảnh Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non

Giáo Án Bài Thơ Hoa Cúc Vàng Mầm Non

1. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức:

– Trẻ thuộc thơ,

– hiểu nội dung bài thơ,

– biết đọc thơ diễn cảm.




* Kỹ năng:

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,

– mở rộng  vốn từ cho trẻ,

– phát triển tư duy, trí nhớ,

– tưởng tượng cho trẻ.

– Làm quen với từ: Nở bung, gom.








* Thái độ:

– Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên,

– biết cách chăm sóc và bảo vệ các loài hoa.


2. Chuẩn bị

– Mũ hoa cúc,

– một số bài hát theo chủ đề tết và mùa xuân,

– nhạc thơ.

– Mô hình bông hoa cúc.






3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*Hoạt động 1:Gây hứng thú, giới thiệu bài thơ.

– Các con ơi! Năm mới đến rồi, chúng mình cùng nhau đi chúc tết nào! (Hát “Ngày tết quê em”)

– Các con ạ! Phong tục của người Việt Nam chúng ta là khi tết đến mỗi nhà đều trưng bày trong nhà một chậu hoa màu vàng rất rực rỡ, các con có biết đó là hoa gì không?

– Để có được màu vàng tươi rực rỡ như vậy, cây hoa cúc đã phải chắt chiu, gồm những tia nắng suốt cả một mùa đông dài đấy! Nhà thơ Nguyễn Văn Chương đã sáng tác bài thơ rất hay để ca ngợi vẻ đẹp của hoa cúc đấy, chúng mình có biết đó là bài thơ nào không?




* Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ, trích dẫn, đàm thoại theo nội dung bài thơ.

– Vậy cô và chúng mình hãy cùng đọc thật hay bài thơ nào!

– Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Suốt cả mùa đông nắng đã đi đâu?

– Để xem nắng đi đâu, chúng mình hãy cùng cô đọc thơ trên hình ảnh để thấy được sự rực rỡ của những bông hoa cúc nhé! (Đọc thơ trên hình ảnh powerpoint)

– Các con thấy thời tiết của mùa đông được tác giả miêu tả như thế nào?

– Vì sao mùa đông lại không có nắng?

– Những câu thơ nào miêu tả sự rét mướt của mùa đông?

“Suốt cả mùa đông………………………..chịu rét”














– Điều gì làm tác giả bất ngờ khi bước ra sân?

– Có phải mùa xuân mang nắng về không? Vì sao?

“Sớm nay …………………………. Lá biếc”


– Hoa cúc đã làm gì suốt cả mùa đông?

– Gom có nghĩa là gì? (Là thu gọn tất cả lại)

– Khi đã gom được nhiều nắng đến khi nào thì cúc nở hoa?

– Tác giả miêu tả cúc nở như thế nào?

– Nở bung có nghĩa là như thế nào? (Tất cả những cánh hoa cúc cùng nở vào một lúc rộng hết cỡ)






* Chơi trò chơi chống mệt mỏi: Cô và trẻ chơi tạo dáng bông hoa cúc gom nắng và nở hoa.

– Cả lớp đọc thơ.

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm.

– Các con ạ! Chúng mình đã thuộc bài thơ rồi đấy, nhưng bài thơ sẽ hay hơn nữa khi chúng mình đọc diễn cảm bài thơ này đấy.

– Đây là thể thơ 4 chữ, với 4 câu thơ đầu các con đọc chậm rãi nhấn vào các câu “nắng đi đâu miết, cây chịu rét”. Chúng mình cùng đọc nào! (Đọc 4 câu thơ đầu)

– 4 câu thơ tiếp chúng mình đọc ngắt nhịp 2/2 và nhấn vào các tiếng: Sân, cúc vàng. (Đọc 4 câu thơ tiếp theo)

– Với 8 câu thơ cuối đọc thể hiện sự vui tươi phấn khởi, khi đến các chi tiết miêu tả sự ngạc nhiên của tác giả, chúng ta đọc cao giọng và ngắt nhịp 1/3, và nhấn vào các từ “gom, nở bung”. (Đọc 8 câu thơ cuối)

– Chúng mình đã biết cách đọc thơ diễn cảm rồi bây giờ cô và các con sẽ đọc thật hay bài thơ 1 lần nữa nhé!

– Đọc tập thể (1 lần)

– Các bạn ơi, vườn cúc lớp mình cũng sẽ nở hoa thật đẹp khi cô cháu mình đọc thật hay bài thơ này đấy, nào mình cùng đến vườn cúc đọc thật hay bài thơ để gọi hoa cúc nở nào! (Đến mô hình đọc thơ)

– Cả lớp đọc thơ trên mô hình.

– Các con ạ, bài thơ còn hay hơn nữa khi được kết hợp với âm nhạc đấy, chúng mình hãy chú ý nghe nhạc và cùng cô đọc thật hay bài thơ nhé!

– Đọc thơ thi đua giữa các bạn trai, bạn gái.

– Đọc thơ theo nhóm

– Mời cá nhân trẻ đọc






















* Giáo dục: Để có được những bông hoa cúc vàng rực rỡ như vậy chúng mình phải làm gì?

– Để có những bông hoa thật đẹp trang trí vào những dịp lễ tết chúng mình phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa, không được ngắt hoa, bẻ cành…

– Vậy là cúc đã nở, xuân đã sang, chúng mình cùng nhau đi chơi tết nào!


(Hát “Ngày tết quê em”)

Tặng Bạn Bài Thơ Nhắc Bé Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ