Nội Dung Bài Thơ Hoa Mào Gà

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Hoa Mào Gà Mầm Non ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Hoa Mào Gà Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Tuyển Tập Bài Thơ Hoa Mào Gà Hay Ý Nghĩa Và Bổ Ích Nhất Cho Cá


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Hoa Mào Gà Mầm Non ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Hoa Mào Gà Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Tuyển Tập Bài Thơ Hoa Mào Gà Hay Ý Nghĩa Và Bổ Ích Nhất Cho Các Bé.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Hoa mào gà

Tác giả: Thanh Hào.

Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp

Bỗng gà kêu hoảng hốt:

Lạ thật các bạn ơi!

Ai lấy mào của tôi?

Cắm lên cây này thế?












Thohay.vn Tặng Bạn ❤️ Bài Thơ Dinh Dưỡng Của Bé ❤️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án 

Tranh Bài Thơ Hoa Mào Gà

Hình Ảnh Bài Thơ Hoa Mào Gà

Giáo Án Bài Thơ Hoa Mào Gà Mầm Non

Giáo án số 1

I. Mục đích – Yêu cầu:
1.  Kiến thức:


– Trẻ biết tên bài thơ “ Hoa mào gà”

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ


2. Kĩ năng:


– Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích.

– Trẻ đọc to, rõ ràng và đọc diễn cảm bài thơ.

– Rèn trẻ trả lời câu hỏi mạch lạc, rõ ràng.


3. Giáo dục:


– Trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa

– Trẻ hào hứng đọc thơ.
















II. Chuẩn bị:

– Giáo án điện tử powerpoint.

– Tranh ảnh.


III. Tổ chức hoạt động

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú :

– Cô và cả lớp quan sát trò chuyện về một số loại hoa.

– Trò chuyện: + các con biết những loại hoa gì?

+ Lợi ích của hoa?

Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ “ hoa mào gà” nhé.








2. Bài mới:
a. Cô đọc mẫu


+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ

+ Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh


b. Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:

+ Cô vừa đọc bài thơ gì?

+  Bài thơ nói đến con vật gì?

+ Chú gà trống đi đâu?

“ Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa”.

+ Đến bên hoa gì?

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp”.

+ Gặp hoa mào gà chú gà trống nói gì? Vì sao?

“ Bỗng gà kêu hoảng hốt

………………………..

Cắm lên hoa này thế”.

+ Cô giải thích từ “hốt hoảng”

* Giáo dục: Các loài hoa trong vườn được trồng làm đẹp cho ngôi nhà, đẹp trường học, đường phố vì vậy chúng mình phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa.


























c. Dạy trẻ đọc thơ

– Cô đọc cùng cả lớp 2-3 lần.

– Cho trẻ đọc thơ theo tổ.

– Cho trẻ đọc thơ theo nhóm.

– Cá nhân trẻ lên đọc thơ. ( Cô chú ý sửa sai)

– Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.


3. Kết thúc:


– Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ và đi ra ngoài.












Giáo án số 2

1.Kiến thức:

– Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài thơ

– Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả, (Thanh hào)


2. Kỹ năng:

-Trẻ đọc thuộc diễn cảm, đọc đúng rõ ràng nhịp điệu của bài thơ

Trẻ trả lời rõ ràng đủ câu


3. Thái độ:


– Trẻ hứng thú trong giờ học

– Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa mào gà,biết chăm sóc bảo vệ hoa


II. Chuẩn bị:


– Giáo án, ti vi và máy tính

– Tranh một số loại hoa.đàn

– Màn hình trình chiếu powerpoint bài thơ “Hoa mào gà “

– Trẻ ngồi trên ghế hình chữ u


















III. Tiến trình

. Bước 1: Ổn định – gây hứng thú

– Cô trình chiếu các slide  về các loài hoa cho trẻ quan sát

– Các con biết các loài hoa khác ?

=> Cô dẫn dắt vào bài học: cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả bài thơ: hoa mào gà


2. Bước 2: Bài mới


a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe

– Cô đọc thơ 2 lần:

+ Cô đọc lần 1: cô đọc thuộc và  kết hợp cử chỉ điệu bộ

– Cô hỏi trẻ bài thơ nói về loài hoa nào ?

+ Cô đọc lần 2: cô thơ kết hợp hình ảnh minh họa của bài thơ

– Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ ?

b.Trẻ tìm hiểu bài thơ cùng cô:

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Của tác giả nào ?

– Trong bài thơ nói về con gì ? hoa gì ?

– Chú gà trống đi đâu ?

– Chú gà trống đến gần hoa gì ?

– Chú nhìn hoa như thế nào ?

– Chú thấy gì giống mào của chú ?

– Vậy vì sao mọi người gọi đó là hoa mào gà ?

=> Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc hoa.






































c.Dạy trẻ đọc thơ:

– Cô dạy trẻ đọc từng câu thơ, từ đầu đến cuối bài

– Cô tổ chức cho trẻ đọc theo các hình thức:

+ Tổ

+ Nhóm

+ Cá nhân

– Cô chú ý bao quát, khuyến khích, động viên sửa sai cho trẻ kịp thời










3. Bước: Kết thúc

– Cô củng cố bài thơ: tên, tác giả bài hát ?

– Cô cho trẻ thư giãn: trẻ vừa ra ngoài vừa búng tay


Chia Sẽ Thêm ❤️️ Bài Thơ Con Đường Làng ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z