Nội Dung Bài Thơ Lời Chào Đi Trước

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Lời Chào Đi Trước ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Lời Chào Đi Trước ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Lời Chào Đi Trước Giúp Bé Biết Được Sự Tôn Kính Ngư


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Lời Chào Đi Trước ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Lời Chào Đi Trước ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Qua Bài Thơ Lời Chào Đi Trước Giúp Bé Biết Được Sự Tôn Kính Người Khác

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Lời chào đi trước

Tác giả: Nguyễn Hoàng Sơn

Đi đến nơi nào

Lời chào đi trước

Lời chào dẫn bước

Chẳng sợ lạc nhà

Lời chào kết bạn

Con đường bớt xa

Lời chào là hoa

Nở từ lòng tốt

Là cơn gió mát

Buổi sáng đầu ngày

Như một bàn tay

Chân thành cởi mở

Ai ai cũng có

Chẳng nặng là bao

Bạn ơi, đi đâu

Nhớ mang đi nhé!




























Thohay.vn Chia sẽ Bài Thơ Làm Nghề Như Bố Nội Dung, Tranh Thơ, Giáo Án

Tranh Và Hình Ảnh Bài Thơ Lời Chào Đi Trước

Ý Nghĩa Bài Thơ Lời Chào Đi Trước

Ý Nghĩa Bài Thơ Lời Chào Đi Trước

Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “đi hỏi về chào”, “đi thưa về báo”… Như vậy, lời chào hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn, thể hiện sự tôn kính người khác. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ.

Tặng bạn ❤️️ Bài Thơ Kiến Tha Mồi ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Giáo Án Bài Thơ Lời Chào Đi Trước

1. Mục đích – yêu cầu :

  * Kiến thức:

   -Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.

   – Hiểu nội dung của bài thơ

   – các từ khó trong bài thơ.






  * Kỹ năng:

    – Trẻ đọc diễn cảm, cảm nhận được vần điệu của bài thơ.

    – Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ.

    – Biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ.




 * Thái độ:

   – Trẻ hứng thú nghe đọc thơ.

   – Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết mục đích ý nghĩa


2. Chuẩn bị :

 * Đồ dùng của cô: 

   –  Hình ảnh minh họa bài thơ.

   –  Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.

   –  Tranh vẽ của bài thơ

   –  Ti vi, đĩa nhạc.








 * Đồ dùng của trẻ :

   – Trang phục gọn gàng.

 * Địa điểm:  

  – Trong lớp

3. Các hoạt động :

 * Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

  – Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên

  – Trò chuyện :

  – Các con vừa hát bài gì?

  – nội dung thơ có ích lợi gì?

  – Qua thơ trên giúp các dduocj điều gì?










* Giáo dục:

  – giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.

  – dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ


* Giới thiệu bài :


  – Có một bài thơ nói về cái gì ,

  – Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ Lời chào đi trước

  – Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.










Hoạt động 2:

– Cung cấp kiến thức  

a.Cô đọc thơ :

  – Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.

  – Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.


*Trích dẫn, đàm thoại:

 Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa






  ……………

 – Cô vừa đọc bài thơ gì?

 – Các em sẽ trả lời tên bài thơ

 – Bài thơ do ai sáng tác?

 – Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ

 – Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?

 – Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.

 – Giải thích từ khó :
















b.Trẻ đọc thơ:

  – Cả lớp đọc.

  – Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.

  – Đọc nối tiếp.

  – Nhóm 4-6 trẻ

  – Đọc cá nhân.

  – Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ.  (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).










c. Trò chơi: “Gắn nhân vật tạo nội dung bài thơ”

  – Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung bài thơ và các nhân vật rời. Khi cô đọc đến câu thơ nào có nhân vật đúng nội dung tranh thì trẻ chạy lên lấy nhân vật gắn vào tranh. Kết thúc bài thơ đội nào gắn đúng nội dung tranh là thắng.

  – Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nội dung tranh trẻ vừa gắn.


* Củng cố:  


  – Các con vừa đọc bài thơ  gì?

  – Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?








* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động

  –  Nhận xét

  – tuyên dương.

  – Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.

  – Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.






Thohay.vn Tặng Bạn ✔ Bài Thơ Những Chú Lợn Con ✔ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án