Nội Dung Bài Thơ Ngỗng Và Vịt

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Ngỗng Và Vịt ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Ngỗng Và Vịt ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Ý Nghĩa Khuyên Không Nên Lười Học Để Trở Thành Học Giỏi, Những Ng


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Ngỗng Và Vịt ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Ngỗng Và Vịt ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Ý Nghĩa Khuyên Không Nên Lười Học Để Trở Thành Học Giỏi, Những Người Con Ngoan.

NỘI DUNG CHÍNH

Bài thơ Ngỗng và Vịt

Tác giả: Phạm Hổ

Ngỗng không chịu học

Khoe biết chữ rồi

Vịt đưa sách ngược

Ngỗng cứ tưởng xuôi




Cứ giả đọc nhẩm

Làm vịt phì cười

Vịt khuyên một hồi:

– Ngỗng ơi! Học! Học!




Thohay.vn Tặng Bạn ✅ Bài Thơ Bé Vào Lớp 1 ✅ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Ngỗng Và Vịt

Ý Nghĩa Bài Thơ Ngỗng Và Vịt

Ý Nghĩa Bài Thơ Ngỗng Và Vịt.

Đoạn thơ giới thiệu một buổi học đầy thú vị và vui nhộn của hai bạn Ngỗng và Vịt (hai con vật đã được nhân hoá), có ý chê bai anh chàng Ngỗng lười học nhưng hay khoe khoang khoác lác.

Nhờ có biện pháp nhân hoá ấy đã làm cho những con vật trở nên sinh động có hồn người, chúng như những người bạn nhí nhảnh, vô tư, ngộ nghĩnh rất đáng yêu và rất gần gũi với tuổi thơ em.

Đồng thời, qua đoạn thơ, tác giả cũng muốn nhắn nhủ những cô cậu học trò yêu quý của mình không nên lười học để trở thành những học giỏi, những người con ngoan.

Giáo Án Bài Thơ Ngỗng Và Vịt

Giáo Án Bài Thơ Ngỗng Và Vịt.

1. Mục đích – yêu cầu :

  * Kiến thức:

   -Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.

   – Hiểu nội dung của bài thơ

   – các từ khó trong bài thơ.






  * Kỹ năng:

    – Trẻ đọc diễn cảm, cảm nhận được vần điệu của bài thơ.

    – Rèn cho trẻ khả năng chú ý và ghi nhớ.

    – Biết trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ.




  * Thái độ:

   – Trẻ hứng thú nghe đọc thơ.

   – Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ biết mục đích ý nghĩa


2. Chuẩn bị :

 * Đồ dùng của cô:  

   –  Hình ảnh minh họa thơ.

   –  Hình ảnh biểu tượng để thay thế một số từ.

   –  Tranh vẽ của thơ

   –  Ti vi, đĩa nhạc.








 * Đồ dùng của trẻ :

   – Trang phục gọn gàng.

 * Địa điểm:  

  – Trong lớp

3. Các hoạt động :

 * Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức

  – Cô mở nhạc bài hát liên quan đến thơ trên

  – Trò chuyện :

  – Các con vừa hát bài gì?

  – nội dung thơ có ích lợi gì?

  – Qua thơ trên giúp các đuọc điều gì?










* Giáo dục:

  – giáo dục các cháu hiểu biết mục đích của bài thơ trên.

  – dạy các cháu học và làm theo những điều tốt đẹp của thơ


* Giới thiệu bài :


  – Có một bài thơ nói về cái gì ,

  – Hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe bài thơ   Ngỗng Và Vịt

  – Cô cho trẻ hát bài liên quan đến thơ đang học, về ngồi theo tổ để nghe đọc thơ.










Hoạt động 2:

– Cung cấp kiến thức  

a.Cô đọc thơ :

  – Cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.

  – Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa.


*Trích dẫn, đàm thoại:

Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng xuôi


Cứ giả đọc nhẩm
Làm vịt phì cười
Vịt khuyên một hồi:
– Ngỗng ơi! Học! Học!


 – Cô vừa đọc bài thơ gì?

 – Các em sẽ trả lời tên bài thơ

 – Bài thơ do ai sáng tác?

 – Các em sẽ trả lời tên tác giả bài thơ

 – Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ muốn nhắc đến hình ảnh của những ý nghĩa gì ?

 – Giáo dục trẻ biết yêu quý những hình ảnh ý nghĩa trong bài thơ.

 – Giải thích từ khó :










b.Trẻ đọc thơ:

  – Cả lớp đọc.

  – Đọc theo nhóm nam, nhóm nữ.

  – Đọc nối tiếp.

  – Nhóm 4-6 trẻ

  – Đọc cá nhân.

  – Đọc theo nội dung bài thơ có hình ảnh thay thế từ.  (Chú ý sửa sai cho trẻ cách phát âm).










c. Trò chơi: 

“Gắn nhân vật tạo nội dung bài thơ”

  – Cách chơi : Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bộ tranh vẽ nội dung bài thơ và các nhân vật rời. Khi cô đọc đến câu thơ nào có nhân vật đúng nội dung tranh thì trẻ chạy lên lấy nhân vật gắn vào tranh. Kết thúc bài thơ đội nào gắn đúng nội dung tranh là thắng.

  – Cho trẻ đọc lại bài thơ theo nội dung tranh trẻ vừa gắn.


* Củng cố:  


  – Các con vừa đọc bài thơ  gì?

  – Các con đã hiểu nội dung thơ nói gì không ?










* Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động

  –  Nhận xét

  – tuyên dương.

  – Dặn cho các em về nhà nhờ ba mẹ đọc lại bài thơ cho em nghe.

  – Cô cho trẻ chơi trò chơi sau buổi học.






Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Bài Thơ Bạn Hiền ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án