Nội Dung Bài Thơ Sân Trường Em

ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Sân Trường Em ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Bài Thơ Sân Trường Em ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Hay Nhất Nói Về Sân Trường Em Cho Các Bạn Tham Khảo
NỘI


ꋖꀍơ ꀍꁲꂖ

Bài Thơ Sân Trường Em ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án

Bài Thơ Sân Trường Em ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Bài Thơ Hay Nhất Nói Về Sân Trường Em Cho Các Bạn Tham Khảo

NỘI DUNG CHÍNH

Bài Thơ Sân Trường Em

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

Trong lớp, chiếc bảng đen

Đang mơ về phấn trắng

Chỉ có tiếng lá cây

Thì thầm cùng bóng nắng.




Nhưng chỉ sớm mai thôi

Ngày tựu trường sẽ đến

Sân trường lại ngập tràn

Những niềm vui xao xuyến.




Gặp thầy cô quý mến

Gặp bạn bè thân yêu

Có bao nhiêu, bao nhiêu

Là những điều muốn nói.




Tiếng trống trường mời gọi

Thầy cô đang mong chờ

Chúng em vào lớp mới

Sân trường thành trang thơ…




Tặng Bạn ❤ Bài Thơ Nắng Mùa Hè  ❤ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z

Tranh Thơ Sân Trường Em

Hình Ảnh Bài Thơ Sân Trường Em

Thohay.vn Chia Sẽ Bạn ❤️ Bài Thơ Sáo Học Nói  ❤ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án Trọn Bộ

Giáo Án Bài Thơ Sân Trường Em

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

 Nhận biết nội dung chủ điểm.

 Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

 Năng lực riêng:


+ Năng lực ngôn ngữ:

        Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

        Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài: cảm xúc của bạn học sinh khi sắp đến ngày tựu trường.

        Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai làm gì?.


+ Năng lực văn học:

         Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

         Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

 Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

 Giáo án.

 Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

 SGK.

 Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

 PPDH chính: tổ chức HĐ.

 Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu:

Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.


Cách tiến hành:

 GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

 GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ.

 GV nhận xét, chốt đáp án:


+ BT 1:

3) Viết

4) Trường học

7) Chào cờ

8) Khai giảng

9) Cô giáo






+ BT 2: Mái trường.

BÀI ĐỌC 1: SÂN TRƯỜNG EM

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

 GV giới thiệu bài: Ở những bài học trước, chúng ta đã học bài thơ Cái trống trường em nói về tình cảm của cái trống đối với các bạn HS, trong đó có sự vui mừng khi gặp lại các bạn HS vào ngày tựu trường. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cảm xúc của bạn HS khi đến ngày tựu trường nhé.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

 GV đọc mẫu toàn bài đọc.

 GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

 GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: tựu trường, xao xuyến.

 GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

 GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

 GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

 GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.










3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:


 GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

 GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

 GV nhận xét, chốt đáp án.


4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:


 GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

 GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

 GV chốt đáp án:


 BT 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu chuyện “Chúng em học bài mới.Trả lời:

        Ai?: Chúng em.

        Làm gì?: học bài mới.

+ BT 2: Đặt một câu nói về hoạt động của em trên sân trường trong ngày tựu trường.

Trả lời: Ngày tựu trường, em đến nhận lớp, gặp bạn bè, thầy cô.        

 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

 HS chơi trò chơi giải ô chữ.

 Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 HS lắng nghe.

 HS lắng nghe.

 HS đọc thầm theo.

 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: tựu trường, xao xuyến.

 HS luyện đọc theo nhóm 4.

 Các nhóm đọc bài trước lớp.

 HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

 HS lắng nghe.

 HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:






















+ Câu 1:

        HS 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

        HS 2: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng, chỉ có tiếng lá cây thì thầm cùng bóng nắng.

+ Câu 2:

         HS 1: Bạn HS tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

         HS 2: Bạn HS tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường: lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.

+ Câu 3:

         HS 1: Những ai, những gì đang mời gọi, mong chờ bạn HS bước vào năm học mới?

         HS 2: Tiếng trống trường, thầy cô đang mời gọi, mong chờ bạn HS bước vào năm học mới.

 HS lắng nghe.

 HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

 HS lên bảng báo cáo kết quả.

 HS lắng nghe, sửa bài.




Thohay.vn Tặng Bạn ❤️ Bài Thơ Đoàn Tàu Lăn Bánh ️❤ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án