soan-bai-lop-6-dong-tu

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Soạn bài lớp 6: Động từ


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Soạn bài lớp 6: Động từ

Hà Anh
10/12/2018 Văn mẫu lớp 6

276 Views

Soạn bài lớp 6: Động từ

Hướng dẫn

Soạn bài: Động từ

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Động từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và phân loại của động từ trong câu từ đó giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Động từ có những đặc điểm gì?

a) Tìm động từ trong các câu dưới đây:

(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

(2) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. […] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

(3) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

(Treo biển)

Gợi ý:

Các động từ: đi, đến, ra, hỏi (1); lấy, làm, lễ (2); treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề (3)

b) Các động từ vừa tìm được có gì giống nhau về ý nghĩa?

Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

c) Hãy rút ra đặc điểm về khả năng kết hợp của động từ.

Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.

Nhận xét về chức vụ của các động từ trong các ví dụ (1), (2), (3).

Gợi ý: Phân tích thành phần câu để xác định chức vụ ngữ pháp của động từ. Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ “là” và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng. Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.

2. Phân loại động từ

a) Hãy xếp những động từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui, yêu.

Làm gì?

Làm sao? Thế nào?

b) Loại động từ nào không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau?

Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng; buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu. Đây là những động từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.

c) Những động từ luôn đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau có ý nghĩa khái quát như thế nào?

Gợi ý: Nhận xét về nghĩa khái quát của các động từ dám, toan, định. Loại động từ này được gọi là động từ tình thái.

d) Như vậy, động từ có những loại chính nào? (xem lại phần ghi nhớ trong bài học).

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.

Gợi ý:

2. Đọc truyện Thói quen dùng từ và trả lời câu hỏi.

a) Tìm các động từ.

b) Động từ đưa và cầm khác nhau về ý nghĩa như thế nào?

c) Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

Gợi ý:

Dưới đây là bài soạn Động từ bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 6: Động từ

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

Theo Baivanhay.com

Tags bánh chưng em bé Em bé thông minh giới thiệu hành động học sinh phân tích Treo biển việc học

06/01/2022

06/01/2022

29/08/2021

16/08/2019

16/08/2019

16/08/2019

Tả chiếc xe đạp thường ngày của em

Tả chiếc xe đạp thường ngày của em Bài làm Đầu năm học mới, ba …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *