Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Soạn bài từ Hán Việt<
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Soạn bài từ Hán Việt
biettuot
06/01/2022 Bài văn hay
634 Views
Bài tập làm văn soạn bài từ Hán Việt lớp 7 ngắn gọn được sưu tầm với hy vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô và các em học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
Soạn bài từ Hán Việt
Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà đều có nghĩa (Nam: phương nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghép Nam quốc và sơn hà (nước Nam, sông núi). Trong các tiếng trên, chỉ có Nam là có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ: Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép, ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn, …
Thiên trong thiên thư (ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời, thiên trong (1) và (2) nghĩa là nghìn, thiên trong thiên đô nghĩa là dời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.
Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.
a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.
b. Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.
– Hoa: hoa quả, hương hoa -> có nghĩa là bông hoa.
– Hoa: hoa mĩ, hoa lệ -> có nghĩa là đẹp.
– Phi: phi công, phi đội -> có nghĩa là bay.
– Phi: phi pháp, phi nghĩa -> có nghĩa là không.
– Phi: phi cung, vương phu -> có nghĩa là vợ vua.
– Tham: tham vọng, tham lam -> có nghĩa là ham muốn.
– Tham: tham gia, tham chiến -> có nghĩa là có mặt.
– Gia: gia chủ, gia súc -> có nghĩa là nhà.
– Gia: gia vị, gia tăng -> có nghĩa là thêm vào.
Soạn bài từ Hán Việt tiếp theo
a. Nếu ta thay thế từ đàn bà, chết, chôn, xác chết vào vị trí của các từ phụ nữ, mai táng, tử thi câu văn sẽ mất đi sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã. Đặc biệt ở câu thứ ba nếu thay thế bằng từ xác chết sẽ tạo cảm giác ghê sợ.
b. Các từ Hán Việt trong đoạn văn này có sắc thái cổ, có tác dụng tạo ra không khí cổ xưa, phù hợp với ngữ cảnh.
Trong ví dụ (1), (2), người viết đã lạm dụng từ Hán Việt. Trong các trường hợp này, sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt không phù hợp, đối với những câu không có sắc thái nghĩa trang trọng nếu dùng từ Hán Việt sẽ gây cảm giác khiên cưỡng, cứng nhắc.
– Thân mẫu, mẹ
– Phu nhân, vợ
– Lâm chung, sắp chết
– Giáo huấn, dạy bảo
Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí. Vì dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí để tạo sắc thái trang trọng cho tên gọi.
Những từ hán việt được dùng góp phần tạo sắc thái cổ xưa là: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần, …
– Dùng từ thuần Việt thay thế:
Trên đây là bài tập làm văn soạn bài từ Hán Việt, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!
Theo Baivanhay.com
Tags chiến thắng học sinh học tập lời nói Mẹ tôi Nam quốc sơn hà thầy cô Tụng giá hoàn kinh sư
22/01/2022
22/01/2022
22/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
06/01/2022
Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh
Bài tập làm văn soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 6 bao gồm các …
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
App
Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.
Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam
Soạn bài từ Hán Việt