suy-nghi-ve-ve-dep-cua-ca-dao-qua-y-kien-nhung-chiec-binh-dep-nhat-nan-tu-dat-binh-thuong-nhu-cau-tho-dep-nhat-tu-nhung-chu-binh-thuong

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Suy nghĩ về vẻ đẹp của ca da


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Suy nghĩ về vẻ đẹp của ca dao qua ý kiến: Những chiếc bình đẹp nhất Nặn từ đất bình thường Như câu thơ đẹp nhất Từ những chữ bình thường

Hà Anh
29/08/2021 Văn mẫu lớp 12

3,228 Views

Trong cuốn “Dagestan của tôi”, nhà thơ Nga Raxun Gamzatop có viết: “Những chiếc bình đẹp nhất Nặn từ đất bình thương Như câu thơ đẹp nhất Từ những chữ bình thường” Ý thơ đã gợi cho anh chị suy nghĩ về vẻ đẹp của ca dao.

Bài viết văn của bạn Thuỷ Vy đến từ Huế gửi đến ban biên tập website.

Bài làm

Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật  nào, văn học gắn chặt với hiện thực cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Văn học và đặc biệt là ca dao bắt rễ từ hiện thực nhưng được thể hiện qua ngôn từ- yếu tố đầu tiên, yếu tố thứ nhất của văn học. Như nhà thơ Nga Raxun Gamztop từng viết:

“Những chiếc bình đẹp nhất

Nặn từ đất bình thương

Như câu thơ đẹp nhất

Từ những chữ bình thường”.

Những chiếc bình trị giá hàng chục triệu, vài trăm ngàn đola vẫn được nặn từ đất bình thường- thứ đất thô, có sẵn trong tự nhiên. “câu thơ đẹp nhất” là những câu thơ phải đọng lại cảm xúc trong lòng độc giả. Mượn cách diễn đạt hình ảnh, lối nói so sánh, Raxun Gamzatop đã khẳng định: Nếu như những chiếc bình gốm đẹp nhất được nhào nặn từ đất bình thường, thì ca dao dân gian cũng như vậy. Bản thân nó đã tự dâng hiến cho đời những áng thơ vô giá được chưng cất nên bởi những con chữ rất bình thường. Nhưng cũng bởi những con chữ giản dị ấy mà ca dao được nhiều người biết đến, truyền tải những thông điệp không hề “bình thường”, mà mang những nội dung trong sáng, cao quý vô ngần.

Những chiếc bình đẹp nhất Nặn từ đất bình thương Như câu thơ đẹp nhất Từ những chữ bình thường

Tại sao ca dao lại là những câu thơ đẹp nhất? Sáng tác thơ nói chung và ca dao nói riêng chính là để thể hiện những tư tưởng, tình cảm, những ước mơ, khát vọng người cầm bút. Thơ là tiếng nói của tình cảm khi tình cảm ấy ở độ sâu sắc, mãnh liệt nhất. Ca dao cũng nằm trong quy luật cảm xúc ấy. ca dao bắt rễ từ lòng người, ca dao đã thể hiện trực tiếp những yêu thương, sướng vui, đau khổ của người bình dân trong cuộc sống trăm đắng ngàn cay dưới xã hội xưa. Đó là những câu ca dao vô cùng quen thuộc:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Hay: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

 Tre vừa đủ lá đan sàng nên chăng?

Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao – dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Chịu tác động của những đặc trưng của văn học dân gian, trực tiếp nhất là tính tập thể, tính truyền thống, ca dao là những câu thơ đẹp nhất bởi ca dao là sáng tác của tập thể nhân dân, và những gì chỉ là tiếng nói tình cảm chung của tất cả mọi người, những gì hướng đến vẻ đẹp nhân văn nhất mới được lưu truyền đến muôn đời.

 Tôi xin trích ý của Xuân Diệu : Ca dao – dân ca Bắc Bộ như “hòn đá lăn vạn năm được trau chuốt” và do đó “hơi thơ thoải mái ngọt ngào, như không còn khập khiễng chỗ nào nữa.” Phải chăng vì vậy mà qua bao đổi thay, ca dao vẫn còn mãi, tồn tại như những vết khắc trong trái tim muôn người, muôn đời. Sức sông trường cửu của những áng thơ- ca dao là minh chứng rõ nhất cho vẻ đẹp nhân văn của thể loại này.

Làm thế nào để biết đó là tiếng nói tình cảm chung của tất cả mọi người, ngoài việc ca dao được ghi nhớ và lưu truyền lâu dài, có một con đường đặc biệt đi bằng cảm xúc, dùng trái tim và tâm hồn mình để nhận ra. Vì đi từ tâm hồn này sang tâm hồn khác, từ trái tim này tới trái tim khác nên ca dao được biết đến rộng rãi, sức sống là vĩnh cửu.

Nhưng điều đáng nói ở đây là những câu thơ đẹp nhất ấy lại được dệt nên bởi những con chữ bình thường. Khi nói đến văn chương thì phải nói đến chữ nghĩa vì không có thứ văn chương nào lơ lửng ngoài chữ nghĩa và ngược lại, không có thứ chữ nghĩa nào đứng cô lập, tách rời khỏi văn chương để tự mình có thể phát triển phong phú và toàn diện. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, nói đến ngôn từ thơ là nhắc đến ngôn ngữ giàu tính nghệ thuật, uyển chuyển, hàm súc. Nhưng chỉ ở riêng ở ca dao dân gian, ngôn ngữ thơ mới đặc biệt như thế, các nghệ sĩ dân gian đã thể hiện biệt tài của mình nay trên nền của lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì dân tộc, sống còn nhờ dân tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc”. Tìm về cội nguồn ngôn ngữ ca dao sẽ tìm được nhiều minh chứng, nhiều bài học về sự sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt, về tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc. Bởi vì đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa” (Phạm Văn Đồng).

Cùng là ca dao nhưng ca dao mỗi miền lại có sự khác nhau. Ca dao Nam Bộ không thiếu những câu óng ả, chải chuốt, nhưng mức độ và liều lượng không nhiều như trong ca dao Bắc Bộ. Khác với ca dao Bắc Bộ đã đạt đến hình thức cổ điển trong các phương tiện và hình thức diễn tả, nhiều câu ca dao Nam Bộ như những lời nói nôm na, câu nói trong sinh hoạt hằng ngày đi thẳng vào. Tính cách, cách sống của người Nam Bộ góp phần không nhỏ làm cho ngôn ngữ sinh họat đời thường hoạt động mạnh mẽ hơn ngôn ngữ thi ca trong ca dao. do tác động của môi trường diễn xướng trên sông nước, đồng ruộng mênh mông, mỗi dòng thơ của những câu hò chèo ghe, hò cấy, v.v… có thể kéo rất dài từ 9 đến hơn 20 âm tiết, vần và nhịp của các âm tiết đó có vẻ khá trúc trắc nhưng tạo ấn tượng rõ rệt:

Anh xách cây mác nhỏ anh ra trước ngõ đốn cây tre đỏ làm cái thang nhỏ bắc từ ngõ anh đến ngõ em

Hay:

Tay anh gõ cắc cắc, anh ngoắc em ra

Em nói: Em thương anh em đợi em chờ

Sao anh bối rối như cờ bị vây?

Nói cho cùng, những câu ca dao đều bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói của nhân dân nên vô cùng bình dị nhưng mức độ đặc tả của ngôn ngữ ca dao rất cao. Nghệ sĩ dân gian luôn đi vào chính mình, gợi ra những “tài nguyên” thi ca của tâm trạng. Con người như muốn nói đến đáy, đến tận cùng các trạng thái cảm xúc bằng những từ ngữ ngỡ như không gì giản dị hơn, nhưng có sức tác động mạnh mẽ. Nói được như thế mới khỏi bứt rứt, cô đơn mới đủ lớn, nỗi niềm mới đủ thành hình :

Tui than với anh hết sức, tui cũng dứt hết mình

Thiếu điều cắt ruột trao cho mình, thấy chưa?

hay:

Đau tương tư đắp chiếu nằm liều

Chờ em không tới bốn giờ chiều anh tắt hơi.

Ca dao có rất nhiều cách diễn đạt các trạng thái tình cảm phong phú, tinh tế trong tâm hồn con người. Có nỗi nhớ thương được diễn tả trực tiếp:

“Tôi thương người ấy nhiều nhiều

Người ấy thương lại bao nhiêu mặc lòng.”

Có nỗi nhớ được so sánh trực tiếp bằng sự cụ thể hóa, vật chất hóa các trạng thái tình cảm vốn ở dạng trừu tượng:

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than”.

Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai này lại có nét riêng, độc đáo trong cách diễn tả. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét: “Tôi cho đây là một trong những bài ca dao hay nhất Việt Nam”. Nét độc đáo của bài ca dao này là lối biểu đạt vừa giản dị, kín đáo vừa tinh tế sâu sắc, sử dụng ngôn từ vừa giản dị vừa tinh tế.

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khắn thương nhớ ai” là cô gái đang ở trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi. Cô gái đã mượn những hình ảnh biểu tượng “khăn, đèn, mắt” để bộc lộ nỗi niềm thương nhớ da diết của mình. Gắn liền với các hình ảnh biểu tượng này là các thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ và phép lặp. Nhờ những thủ pháp nghệ thuật đó mà nỗi nhớ của cô gái hiện lên thật xúc động.

Không phải ngẫu nhiên bài ca dao này được người ta nhớ đến với tên gọi “Khắn thương nhớ ai”. Hình ảnh chiếc khăn ấy không chỉ là biểu tượng khơi nguồn nỗi nhớ thương của cô gái mà còn là hình ảnh được lặp lại nhiều nhất

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt”

Trong cuộc sống của người xưa, khăn thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm:

“Nhớ khi khăn mở, trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Trong bài ca dao này khăn luôn quấn quýt bên người con gái như chia sẻ với họ trong nỗi niềm thương nhớ. Sáu lần từ “khăn” và ba lần câu “khăn thương nhớ ai” được láy lại như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi một lần hỏi là nỗi nhớ lại thêm trào dâng mãnh liệt.

Hình ảnh vận động trái chiều nhau của chiếc khăn (rơi xuống đất/ vắt lên vai) cho thấy tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò của cô gái. Nỗi nhớ trong sáu dòng thơ đầu lan tỏa vào không gian, đến 4 dòng thơ tiếp theo lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thương nhớ ai

Mà đen không tắt

Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp co gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp. Đến khi không kìm lòng được nữa cô gái đã hỏi trực tiếp chính mình:

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

“Đêm nằm lưng chẳng tới giường

Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.”

Cũng la một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa nhiều hơn. “Mắt ngủ không yên” tạo nên một đối xứng rất đẹp với “đèn không tắt” ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ thương người yêu. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn, nói mắt cũng chỉ là để nói người mà thôi. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn, nói mắt cũng chỉ là để nói người mà thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi, khôn nguôi.

Mười dòng thơ là năm câu hỏi không có lời đáp được viết theo lối vắt dòng. Điệp khúc “thương nhớ ai” trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Nỗi nhớ người yêu được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm sâu sắc, mãnh liệt. Nỗi nhớ người yêu ấy bắt nguồn từ tình yêu chân thành, tha thiết của cô gái dành cho chàng trai.

Ngay trong khi tình cảm nhớ thương vẫn đang da diết, cháy bỏng cũng chính là lúc cô gái lo lắng cho số phận, cho duyên phận lứa đôi của mình:

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Từ nhịp thơ bốn chữ dồn dạp, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” được điệp đi điệp lại tới hai lần. Sống trong xã hội phong kiến xưa phụ nữ là những người thấp cổ bé họng nhất, chịu nhiều bất hạnh nhất. Thân phận họ hoàn toàn bị phụ thuộc, không có gì đảm bảo. Hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh bởi tình yêu tha thiết đâu dễ đã dẫn đến hôn nhân cụ thể.

Tiếng lòng của cô gái đang yêu giãi bày niềm thương nỗi nhớ và những băn khoăn trong tình yêu. Ngôn ngữ biểu cảm: thương nhớ ai trở thành điệp khúc đi suốt bài ca dao. Hệ thống hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gợi liên tưởng sâu sắc về thế giới nội tâm của cô gái trẻ. Lối nói trùng điệp nhấn mạnh vào tình yêu sâu nặng của của cô gái. Sự chuyển đổi hình thức câu thơ, nhịp điệu bài ca dao cũng giúp chuyển tải những cung bậc cảm xúc phong phú trong tình yêu. Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca do với những lời lẽ bình bị, mộc mạc nhưng chân thành và sâu sắc với những hình ảnh biểu tượng, .. tất cả đã làm nên một bài ca dao còn mãi với thời gian.

Ngôn từ của ca dao giản dị mà không dễ dãi, tình ý của ca dao dung dị nhưng sâu sắc, vì thế ca dao, đặc biệt là ca dao tình yêu trở thành câu hát của những chàng trai muôn đời với các cô gái muôn thuở.

Nhận xét của nhà thơ Nga Raxun Gamztop rất chính xác đã chỉ ra vẻ đẹp của ca dao nói riêng cũng như thơ ca nói chung từ nội dung cho đến sức hấp dẫn của nghệ thuật. Ngôn ngữ không cần quá cầu kì, trau chuốt, đôi khi chính sự giản dị của ngôn từ sẽ tạo nên sức hấp dẫn của văn chương. Nhưng cần phải hiểu rằng: giản dị, bình thường, không đồng nghĩa với sự cẩu thả trong việc lựa chọn từ ngữ bởi “Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Ngôn ngữ bình thường càng không phải là một thứ ngôn ngữ xác ve sau mùa hè đã im bặt tiếng kiêu mà đó là mọt thứ ngôn ngữ không ngừng biến sinh mãnh liệt.

Vậy nên, người cầm bút phải nhận thức được trách nhiệm , nghĩa vụ của bản thân. Muốn tác phẩm của mình trường tồn với thời gian, ngoài sự sáng tạo- yếu tố căn bản thì cần phải biết lựa chọn ngôn từ bởi giá trị của ngôn ngữ chỉ đạt giá trị tối đa khi nó được đặt đúng chỗ, đúng văn cảnh. Bên cạnh đó, người thưởng thức phải trau dồi bản thân, có vốn kiến thức nhất định để có thể hiểu được từ ngữ mà tác giả đã dùng.

“Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”, ngôn từ văn học vốn bắt nguồn từ ngôn ngữ của quần chúng lao động những đi vào tác phẩm văn chương, nó có thể “bình thường” nhưng nó không đơn thuần chỉ là lời nói sử dụng thông thường hằng ngày mà nó có tác dụng thể hiện những cảm xúc cô tận của cuộc đời, của tâm hồn con người một cách hình tượng. Nói cho cùng, khi cầm bút sáng tác thì người nghệ sĩ phải biết sắp đặt, phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc từ những gì giản dị nhất.

17/04/2022

06/01/2022

29/08/2021

29/08/2021

29/08/2021

29/08/2021

Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt

Phân tích nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt Bài viết văn của bạn …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *