thuyet-minh-ve-the-tho-that-ngon-bat-cu

Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Thuyết minh về thể thơ thất


Kho tài liệu văn học và bài tập làm văn hàng đầu Việt Nam

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

Hà Anh
11/12/2018 Văn mẫu lớp 8

315 Views

Đề bài: Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

Bài làm

Trong lịch sử hình thành thể thơ thất ngôn bát cú được sách cũ ghi lại và xuất hiện trong các tác phẩm văn chương trong đời Đường. Thể thơ này cũng lại được dùng ở một thời gian khá dài, trong chế độ phong kiến và sử dụng trong việc tuyển chọn nhân tài. Có thể nhận thấy được thể thơ này cũng được dùng phổ biến vào nước ta trong thời kì Bắc thuộc. Thể thơ hấp dẫn những cây bút quý tộc sử dụng.

Có thể nhận thấy được chính cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, người ta nhận thấy được ở mỗi câu 7 chữ. Còn nếu như tiếng thứ hai của câu thứ nhất chính là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, còn nếu như là vần trắc thì gọi là thể trắc. Có thể nhận thấy được chính thể thơ cũng đã quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Trong thơ thất ngôn bát cú thì luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, luôn mang được một sự uyển chuyển cân đối để làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca thật da diết, giống như những đợt sóng dâng trào nhưng cứ nhịp nhàng từng đợt từng đợt một. Khi người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của luật bằng trắc chính trong từng tiếng ở mỗi câu thơ trong bài. Dễ nhận thấy được chính các tiếng đó là nhất – tam – ngũ còn các tiếng như nhị – tứ – lục phân minh. Bên cạnh đó thì chính trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của chính mình, các tác giả lại có giảm đi tính gò bó cũng như sự nghiêm ngặt vốn có của thơ Đường luật cũng đã làm giảm bớt tính gò bó để khiến cho tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng, nhẹ nhàng và sáng tạo chính trong từng câu thơ. Thêm một ví dụng rất rõ được thể hiện chính trong bài “Qua Đèo Ngang” được viết theo thể bằng được thể hiện:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà (t T b B t T B) Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Chúng ta có thể biết ngay về vần cũng như về thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối ở chính trong các câu 1-2-4-6-8. Các vần này dường như cũng đã vừa tạo sự liên kết ý nghĩa và độc đáo, chúng lại vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ càng thấy được sự hấp dẫn trong bài. Điều này còn thể hiện trong bài “Qua Đèo Ngang”, thì chính vẫn được gieo là vần “a” khiến cho câu thơ cứ vang vọng hơn thật lâu.

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú

Thêm nữa đó là thể thơ Đường luật còn có sự tương đồng với nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 chính trong các cặp câu đó là các cặp 1 – 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7. Thông qua đây ta nhận thấy được thể thơ Đường luật cũng có một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Thi phẩm “Qua Đèo Ngang” có câu 1 – 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, ngoại trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB), còn đối với câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB).

Xét về vế đối, người ta cũng nhận thấy được rằng thể thơ có đối ngẫu tương hỗ cũng như đối ngẫu tương phản ở các câu đó chính là 3 – 4, 5 – 6. Xét về mặt cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần rõ ràng. Đối với hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người suy nghĩ về cảnh vật, người ta nhận thấy được hai câu thực cũng được miêu tả chi tiết về cảnh vật, sự việt để có thể làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề. Tiếp đến là đến hai câu luận có nhiệm vụ để có thể bàn luận, từ đây tác giả cũng có thể mở rộng ra được thêm những cảm xúc. Ở phần này cũng thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ thể hiện. Tiếp đến chính là ở hai câu kết dùng để khép lại bài thơ đồng thời cũng lại nêu được một sự nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở các câu thơ trên. Người đọc cũng thấy được với cấu trúc khá chặt chẽ như này như cũng khiến cho tác giả có thể bộc lộ được nguồn cảm hứng sáng tác và một mạch cảm xúc vô cùng mãnh liệt để có thể viết lên, sáng tạo thêm được những sáng tác để đời.

Nói riêng về cách ngắt nhịp của thể thơ, và phổ biến nhất đó cũng chính là 3 – 4 hoặc 4 – 3. Chính cách ngắt nhịp này cũng đã tạo nên một nhịp điệu êm đềm nhưng những dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thực sự có thể nhận thấy được chính thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cũng thực sự là một thể tuyệt tác vô cùng thích hợp để bộc lộ được những tình cảm da diết, tình cảm mãnh liệt. Bên cạnh đó có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận họ cũng đã phá vỡ cấu trúc của luật thơ để sáng tạo ra một sáng tác nghệ thuật độc đáo.

Minh Nguyệt

Tags Cảm nghĩ suy nghĩ thời gian thuyết minh y tá

06/01/2022

29/08/2021

16/07/2020

16/07/2020

16/07/2020

16/07/2020

Em hãy đóng vai ông giáo, kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ

Đề bài: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão …

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *