Tóm Tắt Nhanh Hỗn Chiến Quân Phiệt – Warlord Era

Mãn Thanh mạt niên Một quốc gia với lãnh thổ rộng lớn được quản lý bởi 1 triều đại phong kiến mục nát và lạc hậu Bị liên minh 8 nước đế quốc đem quân vào xâu xé và cướp bóc trong chiến dịch Nghĩa Hòa Đoàn Phải chịu nhục ký các điều ước bất bình đẳng và cắt các hải cảng sầm uất làm nhượng địa. Vì thua thiệt rất nhiều về mặt quân sự khi so với phương Tây, nên dẫn đến trăm trận trăm bại. Do đó, năm 1900 . Triều đình quyết định bỏ tiền vào cải tổ hệ thống quân sự lỗi thời của mình thay thế bằng 1 lực lượng quân đội hiện đại đạt chuẩn phương Tây Chi phí đào tạo cũng cực kì đắt đỏ khi trang bị đầy đủ các vũ khí súng ống tiên tiến gửi các học viên sang Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời thuê các sĩ quan người Đức về làm cố vấn quân sự.

Nhưng đắt xắt ra miếng đội quân này được báo chí lúc bấy giờ đánh giá là mạnh Top 8 Thế giới, với tên gọi là Tân Quân Bắc Dương. Mãi đến năm 1911 Cách Mạng Tân Hợi bùng nổ đòi lật đổ triều đình nhà Thanh Quân Bắc Dương với Viên Thế Khải làm thống lĩnh được gửi xuống trấn áp Đạo quân này mạnh áp đảo khiến cho lực lượng cách mạng gặp bế tắc và không thể tiến lên phương bắc được nữa. Lãnh đạo của phe cách mạng là Tôn Trung Sơn ra điều kiện cho Viên Thế Khải lật đổ triều đình nhà Thanh đổi lại Viên sẽ được bầu làm Đại Tổng Thống của nhà nước Cộng Hòa mới. Viên là người nổi tiếng tham vọng, nên đồng ý ngay Lập tức phái 1 toán quân vào Bắc Kinh phế truất hoàng đế Phổ Nghi chỉ mới vài tuổi.

Và thế là nhà Thanh diệt vong, Mông Cổ và Tây Tạng tuyên bố tách ra tự trị Nhà nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập Với quốc kì là lá cờ 5 màu tượng trưng cho 5 dân tộc: Hán, Mãn, Mông, Hồi và Tạng Được gọi là Ngũ tộc Cộng Hòa. Tôn Trung Sơn đề nghị Viên Thế Khải xuống Nam Kinh làm tổng thống vì là căn cứ trọng điểm của phe Cách Mạng, nên Viên đã từ chối Tại địa bàn của mình là Bắc Kinh, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc. Vì thế nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ sâu sắc bởi 2 bè phái chính trị Phe Bắc Dương của Viên Thế Khải ở phía Bắc và Phe Cách Mạng của Tôn Trung Sơn ở phía Nam.

Nhận thấy phe cách mạng luôn tìm cách kìm hãm quyền lực của mình nên lúc này Viên đang ấp ủ 1 kế hoạch lớn ráo riết vay vốn nước ngoài với số tiền lên đến 25 triệu bảng Anh để chạy đua vũ trang Năm 1915, Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng Đế của Đế Quốc Trung Hoa Điều này đã chọc giận các tướng lĩnh dưới quyền của Viên khiến 1 đốc quân ở Vân Nam là Thái Ngạc, phát động chiến tranh Hộ Quốc, đem quân thảo phạt Viên Thế Khải 80.000 quân Bắc Dương được điều xuống trấn áp, tuy nhiên bị thất bại nặng nề. Liên minh chống chế độ quân chủ lan rộng đến nhiều tỉnh khác dưới áp lực chiến tranh, Viên Thế Khải buộc phải khôi phục nền Cộng Hòa và qua đời sau đó vài tháng.

Sau đó Lê Nguyên Hồng được bầu làm Đại Tổng Thống kế nhiệm tuy nhiên thì ông không có binh quyền trong tay, phải chịu sự phụ thuộc vào các tướng lĩnh Bắc Dương Cái chết của Viên đã tạo ra 1 khoảng trống quyền lực lớn khi không ai đủ thực lực để đứng lãnh đạo quân đội Bắc Dương Khiến cho cả Trung Quốc vỡ vụn thành nhiều phe phái, mở ra 1 thời kỳ hỗn chiến quân phiệt đầy ác liệt. Đứng đằng sau mỗi phái hệ quân phiệt đều có các liệt cường nước ngoài đầu tư và tài trợ nhằm hưởng lợi từ việc bán vũ khí và tăng cường sức ảnh hưởng lên Trung Quốc. 3 lãnh chúa mạnh nhất phương bắc gồm: Đoàn Kỳ Thụy đứng đầu phái Hoãn Hệ, đóng quân ở An Huy, được Nhật Bản tài trợ Kế đến là Tào Côn đứng đầu phái Trực Hệ, đóng quân ở Trực Lệ và có Anh Mỹ tài trợ.

Cuối cùng là Trương Tác Lâm đứng đầu phái Phụng Hệ, đóng quân ở Mãn Châu, tương tự được Nhật Bản tài trợ. Cả 3 đánh chiếm lẫn nhau liên miên suốt nhiều năm liền. Với mục tiêu hàng đầu là chiếm đóng thủ đô Bắc Kinh và khống chế Đại Tổng Thống. Bởi lẽ khi chiếm được Bắc Kinh thì sẽ được quốc tế công nhận là chính phủ hợp pháp. Mỗi quân phiệt đều có quân đội riêng, quyền lực gần như tuyệt đối, cai trị và thu thuế người dân như 1 vị chúa trong vùng. Trong thời thế chiến tranh liên miên, sĩ quan quân đội là ngành nghề hot nhất Với cơ hội thăng tiến cao, khi lên đến chức thủ lĩnh sẽ được sống xa xỉ như 1 vị vua và cưới rất nhiều vợ ngoại quốc thượng đẳng khiến cho cánh đàn ông người người nhà nhà đều hăng hái nhập ngũ.

Năm 1916 cuộc họp “Đại hội Quốc Dân” được tổ chức với sự tham gia đông đảo của các lãnh chúa quân phiệt và những thành viên phái cách mạng Thủ lĩnh Hoãn Hệ: Đoàn Kỳ Thụy đề xuất kêu gọi Trung Quốc tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi chiến sự ở Châu Âu đang leo thang đến đỉnh điểm Đoàn cho rằng khi tham gia vào 1 cuộc chiến có quy mô tầm cỡ thế giới thì sẽ nâng cao được vị thế và uy tín Trung Quốc trên chính trường quốc tế. Tổng Thống Lê Nguyên Hồng và các thành viên phái cách mạng đồng loạt phản đối dữ dội từ đấy nảy sinh 1 cuộc đấu đá chính trị khốc liệt giữa Lê và Đoàn. Không thể giải quyết được mâu thuẫn, Đoàn Kỳ Thụy đã vay tiền người Nhật tập hợp lực lượng chuẩn bị công đánh Bắc Kinh nhằm khống chế chính phủ tham gia thế chiến thứ nhất Lo sợ chiến tranh, Lê Nguyên Hồng đã gọi 1 lãnh chúa địa phương là Trương Huân về Bắc Kinh làm trung gian hòa giải.

Trương Huân từ lâu đã là 1 tướng lĩnh trung thành của nhà Thanh nay được cơ hội nên đã chiếm luôn Bắc Kinh Sau đó ông tái lập nhà Thanh và khai phục ngai vị Hoàng Đế cho Phổ Nghi. Tuy nhiên Phổ Nghi lên làm hoàng đế được 12 ngày thì Đoàn Kỳ Thụy đem quân tiến đánh Bắc Kinh và dẹp tan thế lực phong kiến Trương Huân Từ đấy quyền lực chính phủ bị tập đoàn quân phiệt Hoãn Hệ của Đoàn nắm hết trong tay. Năm 1917, Đoàn lấy danh nghĩa Trung Quốc tuyên chiến với Đức và Áo Hung thành lập công đoàn lao động để gửi hàng trăm nghìn công nhân đến Châu Âu tham chiến. Đồng thời cũng nhân cơ hội xâm lược luôn Mông Cổ.

Để chống lại quyền lực của Đoàn, Tôn Trung Sơn hợp tác với quân phiệt Việt Hệ cải tổ Trung Hoa Cách Mạng Đảng thành Trung Quốc Quốc Dân Đảng thành lập Chính Phủ quân sự ở Quảng Châu Lôi kéo được hai tập đoàn quân phiệt mạnh nhất miền Nam là: Điền Hệ ở Vân Nam và Quế Hệ ở Quảng Tây cùng nhau phát động chiến tranh chống lại chính phủ Bắc Kinh Năm 1919, chiến tranh thế giới kết thúc Trung Quốc tuy nằm trong phe chiến thắng nhưng bị buộc kí hiệp ước chuyển giao quyền lực của Đức ở Thanh Đảo cho người Nhật. Điều này khiến cho người dân bất mãn các tầng lớp học sinh sinh viên đã đứng lên biểu tình chống lại hiệp ước này dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Ngũ Tứ.

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình đều không hiệu quả quân đội Nhật Bản vẫn bất chấp vào đóng quân ở Thanh Đảo như thường. Qua phong trào này, chủ nghĩa Marxist nhanh chóng được truyền bá rộng rãi trong nước dẫn đến sự hình thành của Đảng Cộng Sản Trung Quốc Trong giai đoạn quân phiệt Hoãn Hệ của Đoàn Kỳ Thụy nắm quyền ở Bắc Kinh đã nảy sinh mâu thuẫn với các tập đoàn quân phiệt khác Trực Hệ và Phụng Hệ âm thầm liên kết với nhau, phát động chiến tranh lật đổ Hoãn Hệ Đoàn Kỳ Thụy đại bại và tập đoàn quân phiệt của ông cũng tan rã. Sau cuộc chiến, 2 phe Trực Phụng đồng ý thành lập chính quyền chung, chia nhau quản lý thành phố Bắc Kinh Lúc này liên minh quân phiệt ở miền nam cũng xảy ra lục đục nội bộ.

Khi Tôn Trung Sơn chủ trương muốn thống nhất Trung Quốc bằng chiến tranh và tiến hành cải cách đất nước dưới sự lãnh đạo của một chính phủ trung ương độc đảng và đó là Quốc Dân Đảng Còn các quân phiệt khác thì lại ủng hộ chế độ liên bang đa đảng với Quảng Đông là hình mẫu của chính quyền hiện đại và chủ trương thống nhất Trung Hoa bằng con đường hòa bình Tôn Trung Sơn bắt đầu nghi ngờ phe chủ trương liên bang cho rằng các thế lực quân phiệt lấy phong trào này làm cái cớ để hợp thức hóa sự cát cứ của họ Và thế là liên minh tan rã, các phe phái kéo quân đi đánh giết lẫn nhau. Trở lại phương Bắc Trực Hệ tỏ ra bất mãn khi Phụng Hệ và Nhật Bản tăng cường hợp tác làm ăn ở Mãn Châu Với lập trường chống Nhật mãnh liệt của mình Trực Hệ phát động chiến tranh đá Phụng Hệ ra khỏi phạm vi Bắc Kinh trở thành thế lực quân phiệt mạnh nhất Trung Quốc.

Được London và Washington tài trợ về tiền bạc thủ lĩnh Trực Hệ là Tào Côn sẵn sàng trả 5000 đô la cho nghị viên quốc hội nào bầu phiếu cho mình kết quả là Tào Côn đắc cử làm Đại Tổng Thống. Năm 1922 nhận thấy rằng chủ nghĩa cộng sản đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Tôn Trung Sơn đã thực hiện chính sách: “Liên Nga dung Cộng” tiến hành cải tổ Quốc Dân Đảng theo mô hình Đảng Cộng sản Liên Xô Đồng thời phái 1 đảng viên trẻ từng đi du học Nhật Bản là Tưởng Giới Thạch đến Moskva để tiếp nhận bồi dưỡng chính trị và huấn luyện quân sự Liên Xô cũng đồng ý hỗ trợ Quốc Dân đảng về mọi mặt với điều kiện Tôn Trung Sơn phải cho Đảng Cộng sản Trung Quốc gia nhập chính phủ Quốc Dân Đảng.

Năm 1924 Trực Hệ phát động tấn công tiêu diệt các thế lực tàn dư Hoãn Hệ đang hấp hối ở phía Nam nhằm kiểm soát Thượng Hải, là thành phố cảng lớn và sầm uất nhất Trung Quốc. Trương Tác Lâm và Tôn Trung Sơn bất ngờ liên minh với nhau cam kết ra quân bảo vệ Hoãn Hệ, mở rộng cuộc xung đột ra miền Bắc và miền Nam. Khi cuộc chiến đang diễn ra ác liệt thủ lĩnh Tây Bắc Quân là Phùng Ngọc Tường, đồng thời cũng là đồng minh của Trực Hệ bất ngờ phản bội đem quân đánh úp vào Bắc Kinh, và phế truất tổng thống Tào Côn. Sau đó thì Phụng Hệ cũng gạt luôn Phùng Ngọc Tường ra khỏi miền Bắc và kiểm soát hoàn toàn Bắc Kinh.

Tào Côn mất chức Tổng Thống, khiến cho Trực Hệ chia rẽ thành 2 phái biệt lập Trực Hệ cũ và Tân Trực Hệ, tạo thành cục diện “Tam Cường đỉnh lập” ở phương bắc. Lúc này Tưởng Giới Thạch đã hoàn tất khóa học từ Liên Xô trở về nước tham dự kiến lập Trường quân sự Hoàng Phố đồng thời được Tôn Trung Sơn mời làm hiệu trưởng Trường tiếp nhận tất cả mọi thành phần không phân biệt đảng phái chính trị ngoài ra còn đào tạo học viên các nước châu Á khác trong đó có cả nhiều nhà cách mạng Việt Nam Với chất lượng giảng dạy xuất sắc trường quân sự Hoàng Phố đã cung cấp nhiều chỉ huy quân sự kiệt xuất cho cả Quốc Dân Đảng lẫn Đảng Cộng Sản.

Năm 1925, Tôn Trung Sơn bệnh nặng qua đời, được người dân TQ truy tôn làm Quốc Phụ Không lâu sau, thầy trò trường quân sự Hoàng Phố phát động chiến dịch Đông Chinh tiêu diệt quân phiệt Việt Hệ trực tiếp kiểm soát tỉnh Quảng Đông. Tưởng Giới Thạch thành lập Quốc Dân Cách Mạng Quân, tuyên thệ Bắc phạt Kiên quyết tiêu diệt hết các lãnh chúa quân phiệt Các phe phái khác như Tân Quế Hệ, Tây Bắc Quân, Tấn Hệ, và Hồng Quân Công Nông của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đều nhiệt tình tham chiến ủng hộ chiến dịch bắc phạt. Để đáp trả, 3 quân phiệt mạnh nhất phương bắc liên kết lại với nhau tôn thủ lĩnh Phụng Hệ là Trương Tác Lâm làm Tổng tư lệnh An Quốc Quân thống nhất chỉ huy chống lại quân đội Quốc Dân Đảng.

Quay lại thời điểm trước đó Tưởng Giới Thạch sau khi du học từ Liên Xô trở về thì trở nên căm ghét chủ nghĩa cộng sản Ông bắt đầu nghi ngờ chính sách “Liên Nga dung Cộng” của Tôn Trung Sơn nhưng vì Quốc Dân Đảng vẫn cần đến sự hỗ trợ của Liên Xô nên chưa thể phá bỏ liên minh được Năm 1927 Quốc Dân Đảng thành công chiếm được Thượng Hải và Nam Kinh, trở nên hùng mạnh và tự lập không cần đến sự tài trợ từ phía Liên Xô nữa Tưởng phá vỡ liên minh, trục xuất cố vấn Liên Xô và các đảng viên Cộng Sản ra khỏi Quốc Dân Đảng. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm Đảng Cộng Sản phát động khởi nghĩa vũ trang ở nhiều nơi nhằm đoạt lấy chính quyền do đó Tưởng Giới Thạch cũng cớ đem quân đi trấn áp và tiêu diệt Thời kì Quốc Cộng hợp tác kết thúc đồng thời cũng mở màn cho Quốc Cộng nội chiến kéo dài 10 năm liên tục.

Năm 1928 An Quốc quân bị đẩy lùi trên tất cả mọi mặt trận Quân Tấn Hệ của phía Quốc Dân Đảng thành công chiếm được Bắc Kinh Trương Tác Lâm phải lên xe lửa rút về Mãn Châu Trên đường thì đoàn tàu phát nổ làm Trương bị trọng thương, về đến được Mãn Châu thì tử vong. Nhiều tài liệu cho rằng việc ám sát Trương Tác Lâm là do người Nhật thực hiện vì Trương đã thất bại trong việc ngăn chặn quân đội Tưởng Giới Thạch tiến lên phương bắc khiến cho các nhà tài trợ Nhật Bản tức giận mà ra lệnh thủ tiêu. Con trai ông là Trương Học Lương được thuộc hạ tôn làm người thừa kế trở thành thủ lĩnh tiếp theo của quân phiệt Phụng Hệ Không giống với cha mình Trương Học Lương từ sớm đã nhận ra rõ mưu đồ kiểm soát Mãn Châu của người Nhật Bản.

Mãn Thanh mạt niên Một quốc gia với lãnh thổ rộng lớn được quản lý bởi 1 triều đại phong kiến mục nát và lạc hậu Bị liên minh 8 nước đế quốc đem quân vào xâu xé và cướp bóc trong chiến dịch Nghĩa Hòa Đoàn Phải chịu nhục ký các điều ước bất bình đẳng vàtom-tat-nhanh-hon-chien-quan-phiet-warlord-era

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Người Khôn Ngoan Ứng Xử Giao Tiếp Như Thế Nào | Sách Tóm Tắt – Bí Quyết Thành Công

Ông. trùm bạn quay trở lại kênh sách bí quyết. thành công Hãy bấm nút đăng ký Kênh và. bật chuông thông báo để đón xem những. cuốn sách hay…

Read more

NGƯỜI KHÔN TRÍ CẤM KHÔNG KHOE 4 THỨ NÀY NƠI CỬA MIỆNG! "CÀNG HỞ RA CÀNG MẤT"

Chị kim ngân cho các bạn người xưa có. câu rất ngôn ngữ chỉ Hồ Ngược cứu độ có. nghĩa là lời nói phải có thái độ làm. người phải…

Read more

NGƯỜI HẠ ĐẲNG dùng Mồm nói chuyện – NGƯỜI THƯỢNG ĐẲNG dùng Tâm nói chuyện!

Tóm tắt nhanh Chào các bạn trong cuộc sống. một gì chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa. người với người Điều quan trọng nhất là. không thể hành sự…

Read more

Người Khôn Ngoan tuyệt đối Không Tranh Cãi với 6 Người này!

Chị Tóm Tắt Nhanh cho các bạn hãy bấm đăng ký. Kênh phải chuông thông báo để nuôi nhận. được video mới nhất cuộc đời vừa vất vả. lại ngắn…

Read more

Người khôn ngoan không bao giờ Xã Giao vô bổ!

Cô kim lân trong các bạn nhiều khi điều. khiến chúng ta mệt mỏi sự nghiệp y ảnh. không phải bị áp lực công việc mà là vì. những cuộc…

Read more

Nghịch Lý Cuộc Đời – Biết Sớm Khôn Ra Sớm!

Tóm tắt nhanh cho các bạn nếu ta bỏ một. con qua tổ cái số nhỏ nó có thể dễ dàng. leo lên và bỏ ra những người ta bỏ…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *