TinĐẹp.Com
Nhiều bậc cha mẹ cho con chơi quá lâu trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao hoặc đi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời dẫn đến hiện tượng trẻ bị say nắng. Điều này sẽ gây nguy hiểm nếu không xử lý kị
TinĐẹp.Com
Nhiều bậc cha mẹ cho con chơi quá lâu trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao hoặc đi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời dẫn đến hiện tượng trẻ bị say nắng. Điều này sẽ gây nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời, trẻ có thể bị ngất thậm chí tử vong. Chính vì thế, bố mẹ cần hết sức chú ý khi chăm con trong thời tiết mùa hè khắc nghiệt và biết cách phòng tránh cũng như chữa trị kịp thời khi trẻ có những biểu hiện của say nắng.
Nguyên nhân
Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, do sức đề kháng yếu của trẻ yếu cùng với cơ thể chưa tự điều chỉnh được thân nhiệt nên rất dễ bị say nắng. Trẻ sẽ bị mất nhiều nước do ra quá nhiều mồ hôi, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí nếu không cẩn trọng dẫn đến bị tử vong.
Triệu chứng
Khi trẻ có những biểu hiện của hiện tượng say nắng như cơ thể mệt mỏi, mắt lờ đờ, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mặt đỏ gay da nóng và trường hợp nặng hơn thân nhiệt có thể lên đến 40-41 độ C, nhịp thở nhanh và mạch yếu, khó bắt mạch, tim đập nhanh. Một số trẻ có thể bị co giật, động kinh, sờ thấy thân nhiệt cao nhưng lại không ra mồ hôi.
Cách xử lý và phòng ngừa khi trẻ bị say nắng
Việc đầu tiên cần làm khi trẻ bị say nắng, đó là nhanh chóng đưa vào nơi râm mát nếu trẻ đang ở ngoài trời nhiệt độ cao. Đưa vào nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo chật hẹp. Sau đó dùng khăn đắp nước mát lên người, chú ý những vị trí thường có nhiệt độ cao như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Sau đó dấp nước liên tục để khăn luôn làm mát trẻ.
Nếu trường hợp trẻ tăng nhiệt độ lên đến hơn 40 độ, cần dùng nước mát chườm liên tục cho trẻ. Nếu trẻ không bị hôn mê thì nên cho trẻ uống 1 cốc nước mát (nước sôi đã nấu chín và để nguội), cứ 15 phút uống một lần, cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe hơn. Đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất. Khi trẻ có những triệu chứng nặng hơn như thở nhanh, ngất xỉu, tim đập nhanh, hôn mê, co giật, cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện và trên đường đi cấp cứu cần lưu ý liên tục lam mát cơ thể và bổ sung nước cho trẻ.
Lưu ý cách phòng tránh đó là bố mẹ không nên cho trẻ chơi quá lâu ngoài nắng và luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ, cho trẻ uống đủ và nhiều nước hơn mỗi khi phải lao động, hoạt động nhiều để bù lại lượng nước đã mất do mồ hôi. Ngoài ra, để trẻ mặc quần áo nhẹ, rộng và thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh lao động vất vả ở nhiệt độ cao.
9 lời khuyên cho con bú đúng cách
Bài thuốc bí truyền trị ho gà ở trẻ
Bạn cần biết về chứng sốt virus ở trẻ
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần…
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-10 tuổ…
Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng trẻ 0 – …
Bảng tra chiều dài xương đùi thai nhi theo …
Bao nhiêu tuần thì thai máy, máy ra sao?
Bắt đầu khi nào mới cho bé uống nước cam?
TinĐẹp.Com
Nhiều bậc cha mẹ cho con chơi quá lâu trong điều kiện thời tiết nhiệt độ cao hoặc đi quá lâu dưới ánh nắng mặt trời dẫn đến hiện tượng trẻ bị say nắng. Điều này sẽ gây nguy hiểm nếu không xử lý kị