Shark Nguyễn Xuân Phú từng nói: “Anh chả tin ai trên đời này, anh làm kinh doanh thì chỉ tin vào các số liệu”. Cho thấy tầm quan trọng của việc thống kê và phân tích
Shark Nguyễn Xuân Phú từng nói: “Anh chả tin ai trên đời này, anh làm kinh doanh thì chỉ tin vào các số liệu”. Cho thấy tầm quan trọng của việc thống kê và phân tích số liệu trong kinh doanh.
Phân tích dữ liệu đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy bạn đã biết lí do phân tích dữ liệu lại ngày càng phát triển trong kinh doanh không?
ĐỊNH NGHĨA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG KINH DOANH
Mỗi công ty lại nhận định phân tích dữ liệu khác nhau. Một số công ty nghĩ đơn giản rằng thu thập dữ liệu là phân tích dữ liệu và những công ty khác có thể hình dung đó là biểu thị trực quan của dữ liệu. Mặc dù đây là những phần quan trọng nhưng chúng chỉ bao gồm một phần của phân tích dữ liệu.
Chính xác thì phân tích dữ liệu là quá trình phát hiện, phân tích và truyền đạt các mô hình có ý nghĩa trong dữ liệu. Phân tích dữ liệu đặc biệt có giá trị trong các lĩnh vực có nhiều thông tin được ghi lại và phân tích dựa vào sự ứng dụng đồng thời của số liệu thống kê, lập trình máy tính và nghiên cứu hoạt động để định lượng hiệu suất.
Các tổ chức có thể áp dụng phân tích dữ liệu kinh doanh để mô tả, dự đoán và cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Cụ thể, các khu vực trong phân tích bao gồm phân tích dự đoán, phân tích theo quy tắc, quản lý quyết định doanh nghiệp, phân tích mô tả, phân tích nhận thức, phân tích bán lẻ, phân loại cửa hàng và tối ưu hoá lưu trữ đơn vị hàng hóa tồn kho, tối ưu hoá tiếp thị và các mô hình tiếp thị kết hợp, phân tích web, phân tích cuộc gọi, phân tích giọng nói, nhân lực bán hàng và tối ưu hoá, mô hình định giá bán và khuyến mãi, khoa học dự đoán, phân tích rủi ro tín dụng và phân tích gian lận.
CÁC LOẠI SỐ LIỆU CẦN PHÂN TÍCH TRONG KINH DOANH
Dữ liệu phân tích được chia thành bốn loại cơ bản sau:
– Descriptive analytics : Đây là quá trình phân tích dựa trên khoảng thời gian nhất định. Dựa trên số lượt xem trang, Doanh số tháng này…
– Diagnostic analytics: Tập trung vào phân tích chuyên sâu, tại sao nó xảy ra. Điều này liên quan đến đầu vào dữ liệu và một vài giả thuyết. Thời tiết có ảnh hưởng đến doanh số bán bia không? Chiến dịch tiếp thị có ảnh hưởng đến doanh số không?
– Predictive analytics: Dự đoán điều gì xảy ra trong tương lai. Điều đó có gây ảnh hưởng tới doanh số cuối cùng? Có bao nhiêu mô hình dự báo kết quả?
– Prescriptive analytics: Giúp bạn đưa đến kết luận quá trình hoạt động có đang thực sự hiệu quả.
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH KINH DOANH
Khi phân tích kinh doanh, bạn phải tuân thủ theo các bước:
Bước đầu tiên:
– Xác định các yêu cầu dữ liệu hoặc cách để phân loại nhóm.
– Dữ liệu có thể được phân tách theo độ tuổi, nhân khẩu học, thu nhập hoặc giới tính.
– Giá trị dữ liệu có thể là số hoặc nhóm được phân chia.
Bước thứ hai:
Là quá trình thu thập dữ liệu. Bạn có thể được thực hiện bước này từ nhiều nguồn khác nhau như:
– Mạng internet
– Picture
– Video
– Môi trường xung quanh
– Hoặc thông qua nhân sự.
Sau khi dữ liệu được thu thập, bạn phải tổ chức để tổng hợp và phân tích. Thực hiện trên một bảng tính hoặc một dạng phần mềm khác có thể lấy dữ liệu thống kê.
Bước cuối cùng:
Kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã được phân tích. Điều này có nghĩa là nó được kiểm tra và đảm bảo không có sự trùng lặp hoặc lỗi không đầy đủ. Bước này giúp bạn sửa lại lỗi trước khi đi đến bước phân tích cuối cùng và ra quyết định.
BẠN CÓ NÊN ÁP DỤNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG KINH DOANH
Phân tích dữ liệu mang lại những giá trị đáng kinh ngạc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, từ ngành dược, ngành hàng tiêu dùng nhanh đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà bán lẻ… Phân tích dữ liệu không chỉ ảnh hưởng đến các tập đoàn lớn mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp công nghệ.
Ví dụ như các công ty bán lẻ, họ thường thu thập và phân tích dữ liệu để xác định xu hướng thị trường, giới thiệu sản phẩm và đề ra các chiến dịch mới tăng trưởng lợi nhuận.
Năm 2014, CEO của Amazon – Jeff Bezos – đã có cuộc trao đổi với trang tin Entrepreneur về tầm quan trọng của việc quản lý và phân tích dữ liệu trong các công ty công nghệ. Theo ông, một trong những nguyên nhân khiến Amazon thành công chính là biết cách sử dụng và phân tích dữ liệu phục vụ công việc.
Như vậy, thực tế cho thấy, đối với các tổ chức hiện đại ngày nay, việc đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu đang đóng vai trò chủ yếu với khả năng chính xác cao hơn rất nhiều. Xu hướng này giúp cho các quy trình kinh doanh hiệu quả hơn, kịp thời và đơn giản hơn. Ngoài ra, nó còn giúp mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho công việc kinh doanh.
Hiệu quả của việc phân tích dữ liệu còn được thể hiện qua văn hóa đo lường. Nếu như tất cả những nhóm làm việc, từ bộ phận sản xuất đến tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng… đều có số liệu đo lường cụ thể thì sẽ nhanh chóng đánh giá được hiệu quả công việc.
Ngoài ra, khi phân tích dữ liệu, những điểm yếu, những thế mạnh sẽ được nhìn nhận và có những điều chỉnh kịp thời trong các kế hoạch tiếp theo. Ngược lại, hiệu quả công việc sẽ bị đẩy lùi không thể đo lường chính xác, số liệu mơ hồ và công ty sẽ gặp khó khăn trong việc hoạch địch những chiến lược cho tương lai.
Như vậy phân tích và làm việc dựa trên những số liệu đã có sau khi đo lường còn giúp công việc trở nên minh bạch và rõ ràng hơn chứ không hoàn toàn dựa vào trực giác, kinh nghiệm quá khứ hay linh cảm.
Vậy bạn đã hiểu được lý do vì sao Phân tích dữ liệu trong kinh doanh ngày càng phát triển rồi đúng không? Nếu bạn vẫn chưa tìm kiếm được cho mình một ngành nghề phù hợp thì sao không thử tìm hiểu về phân tích dữ liệu trong kinh doanh nhỉ.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào tầm quan trong của phân tích dữ liệu trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
Theo abiz
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Shark Nguyễn Xuân Phú từng nói: “Anh chả tin ai trên đời này, anh làm kinh doanh thì chỉ tin vào các số liệu”. Cho thấy tầm quan trọng của việc thống kê và phân tích