Elon Musk đã chính thức làm chủ Twitter với con số 44 tỷ USD. Việc đầu tiên tỷ phú giàu nhất thế giới làm sau khi tiếp quản Twitter là sa thải CEO, CFO, Head of Legal.
Tỷ phú
Elon Musk đã chính thức làm chủ Twitter với con số 44 tỷ USD. Việc đầu tiên tỷ phú giàu nhất thế giới làm sau khi tiếp quản Twitter là sa thải CEO, CFO, Head of Legal.
Tỷ phú Elon Musk đã bắt đầu dọn dẹp bộ máy lãnh đạo của Twitter với việc sa thải ít nhất 4 giám đốc hàng đầu vào ngày 27/10, New York Times dẫn 2 nguồn thạo tin.
Bốn vị giám đốc Twitter bị sa thải bao gồm Parag Agrawal – Giám đốc Điều hành của Twitter, Ned Segal – Giám đốc Tài chính, Vijaya Gadde – Giám đốc Pháp chế và Chính sách, và Sean Edgett – Tổng cố vấn, hai nguồn tin ẩn danh cho biết.
Các nguồn tin cho biết ít nhất một trong số 4 vị giám đốc trên đã được hộ tống ra khỏi văn phòng Twitter.
Theo quy định trước đó, ông Musk phải hoàn tất thương vụ mua Twitter trước ngày 28/10. Hiện Twitter chưa bình luận về vụ việc.
Tỷ phú người Mỹ đã đến trụ sở của Twitter ở San Francisco vào hôm 26/10 và đã gặp gỡ các kỹ sư cùng giám đốc quảng cáo.
Trong kế hoạch mua lại Twitter, ông Elon Musk đã hứa sẽ thay đổi nền tảng mạng xã hội này với việc nới lỏng các quy tắc kiểm duyệt nội dung, làm cho thuật toán minh bạch hơn. Vị tỷ phú từng có ý định từ bỏ thương vụ nhưng đã đổi ý khi ông phải gặp thách thức pháp lý do cố rút lui.
Parag Agrawal – cựu CEO vừa bị sa thải – được bổ nhiệm vào năm 2021. Ông đã công khai mâu thuẫn với ông Elon Musk trong những tháng gần đây về việc tiếp quản công ty. Ông Musk cũng chỉ trích bà Gadde về các quyết định kiểm duyệt nội dung.
Trước đó, Reuters dẫn thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán New York cho biết cổ phiếu Twitter sẽ bị ngừng giao dịch vào ngày 28/10 – hạn chót để ông Musk hoàn tất thương vụ 44 tỷ USD này.
Tài khoản Twitter của vị tỷ phú này cũng đã thay đổi thông tin giới thiệu là “Chief Twit” (Sếp Twit).
Vụ việc ngày 27/10 cũng chấm dứt 6 tháng với nhiều tranh luận xoay quanh việc ông Elon Musk có mua lại Twitter hay không.
Trước đó, vào tháng 4, Twitter chấp nhận đề xuất của tỷ phú Tesla liên quan đến thương vụ mua lại mạng xã hội này và đặt nền tảng ở chế độ riêng tư.
Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Musk bắt đầu gây nghi ngờ về ý định của mình khi cáo buộc rằng công ty không tiết lộ đầy đủ số lượng tài khoản giả và muốn chấm dứt thỏa thuận.
Twitter đã kiện Elon Musk và cáo buộc ông “từ chối tôn trọng các nghĩa vụ của mình với Twitter và các cổ đông, vì thỏa thuận mà ông đã ký không còn phục vụ lợi ích cá nhân của ông”.
Đầu tháng 10, Musk thay đổi quan điểm và nói rằng ông muốn theo đuổi việc mua lại Twitter với giá ban đầu là 54,20 USD/cổ phiếu, nếu mạng xã hội này bỏ vụ kiện tụng.
Một thẩm phán của Tòa án Thủ hiến bang Delaware cuối cùng đã ra phán quyết rằng nhà sáng lập của SpaceX phải hoàn thành thương vụ vào thời hạn 28/10, hoặc ra tòa, theo New York Times.
Theo Zingnews
Elon Musk muốn sa thải 75% nhân viên Twitter
Theo nguồn tin riêng của The Washington Post, khi trao đổi với các nhà đầu tư, Elon Musk tiết lộ ý định tinh giản tối đa bộ máy nhân sự của Twitter nhằm cắt giảm chi phí. 75% nhân viên của công ty này có thể bị đuổi việc.
Theo Bloomberg, Twitter đã ngừng thưởng cổ phiếu cho nhân viên, một dấu hiệu rõ ràng về việc thỏa thuận bắt đầu thực hiện. Tương tự, nguồn tin giấu tên của The Washington Post cho biết thương vụ đang tiến triển tốt đẹp.
Theo The Verge, việc tinh giản nhân sự tại Twitter đã được lên kế hoạch từ lâu. Trước khi Elon Musk công khai ý định thâu tóm, ban lãnh đạo công ty dự định cắt giảm gần 1/4 lực lượng lao động, giúp tiết kiệm 800 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, quy mô tinh giản nhân sự theo kế hoạch của Elon Musk lớn hơn rất nhiều. Trao đổi với The Washington Post, một cựu quản lý bộ phận chống spam của Twitter mô tả đây là ý định “không thể tưởng tượng được”.
Người dùng sẽ lập tức nhìn thấy tác động xấu từ đợt cắt giảm nhân sự khổng lồ này. Chẳng hạn các vụ hack trên Twitter diễn ra phổ biến hơn. Musk có kế hoạch giảm nhân sự bằng cách xếp hạng nhân viên theo kiểu “ngăn xếp”, một thông lệ khét tiếng từng được áp dụng tại Microsoft tới năm 2013, bị chỉ trích vì khiến văn hóa doanh nghiệp thiếu lành mạnh.
Musk cho rằng ông “rõ ràng là đang trả quá nhiều tiền” cho Twitter. “Thành thật mà nói, tất cả chúng tôi đang cố gắng thoát khỏi nó”, một đối tác khác tham gia vào thương vụ này phàn nàn.
Cũng theo The Washington Post, người giàu nhất hành tinh cam kết với các nhà đầu tư sẽ tăng doanh thu của Twitter lên gấp đôi trong vòng 3 năm, nhưng ông không trình bày kế hoạch chi tiết.
Để thực hiện thương vụ thâu tóm Twitter trị giá 44 tỷ USD, Elon Musk đã liên hệ với nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực đầu tư cổ phần cá nhân, bao gồm T. Rowe Price, TPG và Warburg Pincus.
Thành viên “mafia PayPal” – biệt danh của nhóm cựu sáng lập PayPal, Reid Hoffman, người sau này thành lập LinkedIn, không đầu tư, mặc dù ông đã kết nối để Musk liên hệ với CEO Satya Nadella của Microsoft.
Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính
Elon Musk đã chính thức làm chủ Twitter với con số 44 tỷ USD. Việc đầu tiên tỷ phú giàu nhất thế giới làm sau khi tiếp quản Twitter là sa thải CEO, CFO, Head of Legal.Tỷ phú