Nhân viên lấy Binh pháp Tôn Tử đấu thắng sếp để được tăng lương 4 lần: “Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng”

Tiêu chuẩn xứng đáng với hai chữ “xuất sắc” để sếp phải “chịu thua” trong cuộc đấu tăng lương không bao giờ dễ dàng, nhưng biết áp dụng một chữ “Kỳ” thì chắc chắn có thể đạt được chiến thắng.

Trong môi trường công sở, rất nhi

Tiêu chuẩn xứng đáng với hai chữ “xuất sắc” để sếp phải “chịu thua” trong cuộc đấu tăng lương không bao giờ dễ dàng, nhưng biết áp dụng một chữ “Kỳ” thì chắc chắn có thể đạt được chiến thắng.

Trong môi trường công sở, rất nhiều công ty ưu tiên lựa chọn những sinh viên mới ra trường, các ứng viên còn ít kinh nghiệm trong nghề hơn là những người đã có thành tựu lâu năm.

Vấn đề nằm ở đây không phải khác biệt về số thu nhập phải chi trả cho họ mỗi tháng, mà người ta thường sợ hãi “lối mòn tư duy” nhiều hơn. Với những người đã có kinh nghiệm, vô hình chung, họ thường sa vào những kỹ năng mình quen thuộc, những phương thức mình vẫn hằng sử dụng mỗi ngày, mỗi tháng và thậm chí là mỗi năm.

Từ đó, họ quên mất tầm quan trọng của việc sáng tạo. Đây lại là yếu tố rất dễ tìm thấy ở những người trẻ, năng động, có nhiệt huyết và dám thay đổi không ngừng.

Đó chính là nguyên nhân mà “Thinking out of the box” trở thành yếu tố hàng đầu để lãnh đạo đánh giá một nhân viên có thể đạt được thành tựu xuất sắc, là hạt mầm tốt đẹp cần tập trung bồi dưỡng và tin tưởng giao phó nhiệm vụ trọng yếu hay không.

“Thinking out of the box” thường được biết đến như tư duy vượt giới hạn. Nó cực kỳ hữu ích bởi giúp chúng ta giải quyết vấn đề hóc búa theo những phương án khác biệt, không theo lối mòn cố định, nhờ đó tạo ra những hiệu quả tối ưu hơn.

Trong thời đại này, mọi người đều biết đến tầm quan trọng của “Thinking out of the box”, nhưng số người đang thực sự làm điều đó lại không hề nhiều. Ví dụ như khi bạn đã quen dùng phần mềm PhotoScape để chỉnh sửa ảnh vừa nhanh gọn, vừa đạt hiệu quả, thì rất khó bằng lòng bỏ thời gian và công sức ra để học cách dùng thêm phần mềm Adobe Photoshop CS, mặc dù nó chuyên nghiệp và có nhiều tính năng tiện ích hơn hẳn.

Khi bạn tự hài lòng với giá trị hiện tại của mình thì rất khó sinh ra động lực đủ lớn để thay đổi nhằm hướng tới những giá trị vượt bậc hơn. Đây là một trong những điều đáng sợ nhất của môi trường công sở quá ổn định, nó khiến chúng ta đánh mất tính cạnh tranh, mà thui chột bản năng sắc bén ban đầu.

Một anh chàng sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng Giỏi đang bước chân vào xã hội. Sau nhiều lần phỏng vấn tại nhiều doanh nghiệp khác nhau, anh ta nhận ra rằng, dù là tại đơn vị Nhà nước hay tư nhân thì mốc khởi điểm dành cho người mới cũng chẳng hề tốt đẹp như mình từng tưởng tượng.

Thế là, khi nhận được thông báo tuyển dụng của một đơn vị kinh doanh có tiềm năng phát triển trong tương lai, anh chàng thanh niên vẫn chấp thuận dù mức lương ban đầu 5 triệu không hề hấp dẫn.

Trong lớp học về nghệ thuật kinh doanh, anh cũng từng được dạy rằng, binh pháp Tôn Tử có câu: “Phàm chiến giả, lấy chính hợp, lấy kỳ thắng.” Dịch nghĩa là: Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng.

Câu này có thể hiểu như sau, việc đánh giặc khắp thiên hạ đều cần có một đội quân chính quy để đối địch với kẻ thù, muốn giành chiến thắng càng nhanh thì càng cần dựa vào những yếu tố bất ngờ, không ai lường trước được.

Đây cũng là nghệ thuật cần áp dụng vào môi trường làm việc. Điều mà người cầm quân trên chiến trường quan tâm nhất là chiến thắng, còn điều mà một người lãnh đạo điều hành cả công ty quan tâm chính là kết quả công việc.

Chúng ta chỉ có thể nhận được những giá trị lớn khi tạo ra những giá trị lớn cho đơn vị đó. Đừng nghĩ rằng: Nếu các anh trả cho tôi 5 triệu thì tôi chỉ tạo ra giá trị tương xứng với 5 triệu đó mà thôi.

Hãy đổi ngược lại tư duy của mình thành: Nếu mình tạo ra giá trị tương xứng với 10 triệu thì mới có thể nhận được mức lương 10 triệu của công ty, tạo ra giá trị 20 triệu thì mới có thể nâng cao gấp 4 lần thu nhập ban đầu của mình.

Do đó, cậu thanh niên chủ động nhận những nhiều công việc nhất để tích lũy kinh nghiệm, chủ động xin tham gia các dự án khó nhất để thử thách bản thân, chủ động tăng ca, tích cực nghiên cứu và nỗ lực hoàn thành trước thời hạn đề ra của các nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Sau một năm cố gắng không ngừng, anh chàng sinh viên mới non nớt trước kia đã có đủ năng lực để hoàn thành gấp rưỡi chỉ tiêu của mình. Thêm một năm nữa qua đi, anh chủ động làm được gấp đôi chỉ tiêu đề ra.

Và đến năm thứ ba cống hiến cho công ty, anh được lãnh đạo đề xuất mức lương gấp 4 lần so với khởi điểm ban đầu vì năng lực làm việc đầy ấn tượng, lúc nào cũng vượt ngoài mong đợi gấp nhiều lần so với mục tiêu thông thường.

Trong cuốn tự truyện “Tại sao tôi rời Goldman Sachs”, Smith – một cựu giám đốc của ngân hàng đầu tư đa quốc gia, tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, chứng khoán, quản lý đầu tư, và các dịch vụ tài chính khác với khách hàng chủ yếu là các tổ chức trên thế giới này cũng đã kể rằng:

“Khi còn là một nhà phân tích thị trường nhỏ nhoi trong tập đoàn, anh ta đã chủ động tự mình nghiên cứu và thống kê các xu hướng của ngành, thu thập thông tin về hiệu suất của các bộ phận khác trong nội bộ công ty để tự đánh giá, điều chỉnh chính mình”.

Mặc dù các thống kê chưa chắc đã chính xác và hoàn hảo tuyệt đối 100% nhưng cũng có nhiều cộng sự cao cấp, các VP và thậm chí cả các Giám đốc đã dựa vào kết quả của anh để tham khảo khi xây dựng báo cáo hiệu quả.

Nhờ thế, hiệu suất làm việc của cả tập thể được nâng cao thấy rõ, đồng thời cũng giúp anh có được vị thế nổi bật hơn trong mắt mọi người, ban lãnh đạo cũng có ấn tượng tốt hơn trước năng lực của mình.

Đó không chỉ là “Thinking out of the box”, làm việc vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân, mà còn là sự kết hợp với “Go the extra mile” (Đi thêm một dặm so với bình thường) khi anh dám chủ động làm nhiều hơn chức trách chính mình.

Nhân viên xuất sắc luôn luôn “go the extra mile” để phục vụ khách hàng, hay “go the extra mile để làm việc” trong sở, tức là làm hơn nhiệm vụ đòi hỏi của mình.

Nếu mình làm đến mức A là đã đủ để thỏa mãn mọi yêu cầu của công ty rồi, thì thêm the extra mile là mức dư cao hơn mức công ty yêu cầu.

Rõ ràng một điều là, làm thiếu bổn phận là điều không chấp nhận được, làm vừa đủ bổn phận của mình thì chỉ là tạm được mà thôi. Chính những nhân viên biết làm vượt trên cả bổn phận mới được gọi là xuất sắc.

Theo Trí thức trẻ

Tôn Tử (Tôn Vũ) được cho là sống ở nước Ngô vào thế kỉ 6 TCN, cùng thời với Khổng Tử, được vua Ngô dùng làm tướng chỉ huy quân Ngô. Qua các cuộc cầm quân chinh phạt của Tôn Vũ, nước Ngô trở thành một trong những nước hùng mạnh nhất thời Xuân Thu.

Tôn Tử binh pháp đã tồn tại hơn 2.500 năm như một cuốn cẩm nang hàng đầu về binh pháp và vẫn còn có sức ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Ngày nay, cuốn sách cổ này được xem là một cẩm nang của các nhà quân sự, một tác phẩm kinh điển đối với những nhà sử học và một chỉ dẫn đối với những người muốn thành công trong kinh doanh.

Tôn Tử binh pháp là một trong những luận thuyết về chiến lược và chiến thuật thành công nhất trong mọi thời đại. Tôn Tử binh pháp do Tôn Tử viết vào thế kỉ 6 TCN, từ đó đã được vô số các nhà quân sự và chính trị nghiên cứu và tham khảo, trong đó có cả Napoleon, Montgomery và Mao Trạch Đông.

Được chia thành mười ba thiên, đề cập đến mọi khía cạnh của chiến tranh, luận thuyết của Tôn Tử đến nay vẫn còn giá trị sâu sắc không kém gì thời xưa. Chiến thuật linh hoạt, khả năng ứng biến nhanh trên chiến trường, cách vận dụng trí tuệ và thấu hiểu tình hình quân địch là những yếu tố cần thiết để dẫn đến thành công.

Tôn Tử binh pháp sẽ có ích cho bạn trong mọi cuộc cạnh tranh, dù là ở lĩnh vực kinh doanh, thể thao hay chính trị.

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Tiêu chuẩn xứng đáng với hai chữ “xuất sắc” để sếp phải “chịu thua” trong cuộc đấu tăng lương không bao giờ dễ dàng, nhưng biết áp dụng một chữ “Kỳ” thì chắc chắn có thể đạt được chiến thắng.

Trong môi trường công sở, rất nhi

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhiều “Doanh nhân” sẽ giật mình và tự thấy xấu hổ sau khi đọc hết câu chuyện này!

Sự khác biệt của “thành công” và “có vẻ như thành công”: Câu chuyện về chiếc đồng hồ Rolex giả sẽ khiến nhiều doanh nhân giật mình. – “Con mua…

Read more

Nhiều tiền chưa chắc đã “giàu có” và thực trạng “giàu có giả”

Thước đo của sự giàu có không nhất định là tiền bạc hay những món đồ đắt tiền bạn sở hữu. Giàu có là sở hữu tư duy làm giàu,…

Read more

Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một…

Read more

Nhìn lại các cuộc đàm phán KINH ĐIỂN qua các siêu phẩm điện ảnh

Đàm phán nhằm giải quyết sự khác biệt để đạt lợi ích cá nhân hay tập thể. Đàm phán không phải là thương lượng mà đưa ra vị thế để…

Read more

Nhìn lại năm 2021 “kẻ khóc người cười” của giới tỷ phú thế giới

Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ…

Read more

Nhìn lại năm 2021 ồn ào của Elon Musk: Đen tình – đỏ bạc của “Gã ngôn thú vị”

Năm 2021 là một năm rất “ồn ào” của tỷ phú Elon Musk khi tài sản cán mốc 300 tỷ USD để trở thành người giàu nhất thế giới nhưng…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *