Nhìn lại 2 thương vụ kinh điểm làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một công ty nướ

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một công ty nước ngoài của Anh. Đằng sau vụ việc là đan xen sự khác biệt về văn hóa, giá trị và cạnh tranh khốc liệt về địa vị tài chính.

Lý Gia Thành (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928) là tỷ phú, nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, nhà từ thiện Hồng Kông. Ông được mệnh danh là “Superman” ở Hồng Kông (Trung Quốc) nhờ sự thông minh và thành đạt của mình. Ở tuổi 92, ông đang sở hữu khối tài sản hơn 29,4 tỷ USD, từng là người giàu nhất Châu Á và hiện là một trong số những người giàu nhất Hồng Kông hiện tại.

Tỷ phú Lý Gia Thành là nhà sáng lập và từng giữ chức Chủ tịch HĐQT của Cheung Kong Holdings – tập đoàn đa quốc gia lớn nhất Hong Kong. Quy mô của tập đoàn này lên đến hơn 300 nghìn nhân viên, làm việc tại 52 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để đạt được thành công như ngày hôm nay ông đã phải trải qua một tuổi thơ đầy cơ cực.

Ông được tạp chí Asiaweek bình chọn là người đàn ông quyền lực nhất Châu Á năm 2001. Tạp chí Forbes tôn vinh Lý Gia Thành với giải thưởng “thành tựu trọn đời” ngày 5 tháng 9 năm 2006 tại Singapore.

Hai thương vụ làm nên đế chế bất động sản của “ông trùm” Lý Gia Thành

Năm 1978 là mốc son cực kỳ quan trọng trong lịch sử của Tân Trung Hoa. Kể từ năm này, Trung Quốc vượt qua mọi thăng trầm và mở ra “bình minh” mới cho hy vọng và phát triển đúng hướng. Đồng thời, khu vực Hồng Kông với ưu thế tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm đã vươn lên mạnh mẽ trở thành “Hòn ngọc phương Đông”.

Ngành bất động sản cũng theo đó bùng nổ, cho ra đời biết bao triệu phú nhưng một trong những gương mặt kỳ cựu nhất vẫn là Lý Gia Thành. Bắt đầu tham gia lĩnh vực bất động sản từ những năm 1958, chỉ trong một thời gian ngắn Lý Gia Thành đã là ông trùm hàng đầu ở Hồng Kông. 

Năm 1967, giá đất ở Hồng Kông không ổn định do yếu tố thời cuộc, Cheung Kong Holdings, tập đoàn đa quốc gia do Lý Gia Thành thành lập nắm bắt cơ hội đã ngay lập tức mua vào trữ lượng đất lớn với mức giá thấp nhất, đặt nền móng cho đế chế bất động sản sau này.

Trở lại năm 1878, cạnh tranh trong ngành bất động sản bắt đầu trở nên gay gắt và các doanh nghiệp trong nước rơi vào giai đoạn “cá lớn nuốt cá bé”. Cheung Kong Industry cũng không phải ngoại lệ.

Trong bối cảnh hầu như không thể tìm được các nguồn tài nguyên đất mới, cách làm duy nhất là sát nhập với các công ty nắm giữ phong phú tài nguyên. Mục tiêu đầu tiên của Lý Gia Thành là Jardine Matheson, một trong 4 công ty viễn dương lớn ở Hồng Kông lúc bấy giờ.

Jardine Matheson được thành lập vào năm 1832, kiểm soát một nửa Hồng Kông với hoạt động kinh doanh trải khắp các ngành công nghiệp nặng như bất động sản, vận tải biển cùng với đầu tư công nghiệp dịch vụ gồm Seven Eleven, Pizza Hut, Wanning Pharmacy hay Maxim Foods.

Hai nhân tố chủ lực của tập đoàn phương Tây này là Hong Kong Land Group và Wharf. Trong đó, Hong Kong Land là đối thủ lớn nhất của Lý Gia Thành trong “sân” bất động sản. Còn Wharf là cảng hàng hóa lớn nhất trong khu vực, sở hữu lượng lớn kho bãi, nắm trong tay nguồn đất đai vô cùng quý giá.

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nếu công ty bất động sản nào giành được quyền kiểm soát bến cảng đồng nghĩa với thu được tài nguyên đất giá trị cao. Đây cũng là một trong những mục đích lớn nhất của Lý Gia Thành trong cuộc đấu với Jardine Matheson.

Sự phát triển quy mô lớn của Wharf trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và chiến lược “Không bán mà chỉ cho thuê” dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi vốn, hoạt động của công ty chìm sâu trong vũng lầy tài chính.

Bắt lấy cơ hội, lợi dụng giá cổ phiếu của Wharf giảm mạnh, Lý Gia Thành bí mật dàn xếp nhiều tài khoản mua lại cổ phiếu của đối thủ. Sự vụ đã thu hút được sự chú ý của giới phân tích chứng khoán, các nhà đầu cơ chuyên nghiệp đồng thời khiến Jardine Matheson bắt đầu cảnh giác với “người bạn” từ Trung Quốc.

Sau này, cổ phiếu Wharl tăng trở lại từ 13,5 đô la Hồng Kông lên mức cao mới là 46 đô la Hồng Kông vượt qua cả kỳ vọng của Lý Gia Thành, ông ngừng thu mua cổ phiếu và đợi thời cơ tiếp theo.

Giá cổ phiếu quá cao khiến Wharf vuột khỏi tầm kiểm soát của Jardine, họ đã thuê một bên trung gian hòa giải là HSBC với ý định xua tan mục đích công kích của Lý Gia Thành. 

Thời điểm bấy giờ, ngân hàng HSBC nắm quyền kiểm soát huyết mạch kinh tế của cả Hồng Kông, cho dù đó là Jardine Matheson hay Cheung Kong Holdings cũng không thể làm mất lòng “nhà cầm quyền”.

HSBC đã chọn đứng về phe với Jardine và giám đốc điều hành cấp cao là Shen Bi đích thân thuyết phục Lý Gia Thành từ bỏ thương vụ mua lại Wharf. “Khi thượng đế đóng lại cánh cửa này ắt sẽ mở ra một cánh cửa khác”, doanh nhân Trung Quốc tuy rằng không thực hiện được mục tiêu ban đầu nhưng ông đã tìm ra một nhân tố mới thay đổi hoàn toàn cục diện.

Nhân vật này là “Vua tàu thủy”, Bao Yugang được biết đến là một doanh nhân nổi tiếng yêu nước, sở hữu 210 con tàu với tổng trọng lượng 21 triệu tấn, thậm chí còn lớn hơn tổng trọng tải của hạm đội quốc gia Liên Xô và Hoa Kỳ cộng lại lúc bấy giờ. Bao Yugang và Lý Gia Thành đã có cuộc hợp tác huyền thoại.

Đáng chú ý, địa điểm gặp gỡ giữa hai “chiến mã” xư Trung lại là khách sạn trực thuộc tập đoàn Jardine Matheson. Trong bối cảnh đứng giữa lòng địch bàn cách chống lại địch, sự kết hợp của hai tư tập đoàn tư nhân lớn nhất Trung Quốc tượng trưng cho cuộc phản công chống lại tư bản Anh đã cố thủ ở Hồng Kông một thế kỷ qua của các doanh nhân yêu nước.

Bao Yugang và Lý Gia Thành tiến đến thỏa thuận ngầm, “Vua tàu thủy” tiếp quản cổ phiếu của Whard với giá 300 triệu nhân dân tệ và đổi lại ông giúp vị tỷ phú họ Lý thực hiện mục tiêu mua lại tập đoàn Hutchison Whampoa.

Hutchison Whampoa được thành lập từ sự hợp nhất Hutchison Holdings và công ty Whampoa Dock, một trong bốn công ty nước ngoài tuy không hùng mạnh như Jardien nhưng có tầm ảnh hưởng không kém tại Hồng Kông.

Tương tự Wharf, Hutchison Whampoa nắm giữ lượng lớn đất dự trữ giá rẻ và kinh doanh bến cảng, sức mạnh tổng thể cao hơn rất nhiều so với Cheung Kong. Chính vì vậy, sự kiện Lý Gia Thành mua lại Hutchison Whampoa được ví như “rắn nuốt voi” và đằng sau đó là nhiều mối quan hệ phức tạp.

Trong câu chuyện trước, HSBC đã “ép” Lý Gia Thành phải từ bỏ thương vụ mua lại và lần này ngân hàng cũng là cổ đông lớn của Hutchison Whampoa. Tuy nhiên không ai ngờ rằng “Vua tàu thủy” đang hợp tác với Lý Gia Thành hiện giờ lại là cựu giám đốc của HSBC. Cuộc đấu tiếp theo sẽ xoay quanh 3 nhân vật là Hutchison Whampoa, HSBC và Cheung Kong. 

Trước khi sát nhập, Hutchison và Whampoa đều rơi vào khủng hoảng do ban lãnh đạo thực hiện chiến lược đầu tư và sát nhập rầm rộ nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Cuối cùng, Hutchison phải chấp nhận khoản tiền 150 triệu đô la Hồng Kông do HSBC rót vốn và bán 34% cổ phần.

Bằng cách này, HSBC đã trở thành cổ đông lớn nhất của Hutchison. Dù rằng phía ngân hàng ra sức cải tổ với mong muốn đưa Hutchison phát triển trở lại nhưng suy cho cùng, HSBC là một tổ chức tài chính không có thế mạnh về các ngành công nghiệp. Do đó, tìm kiếm nhà điều hành uy tín và tin cậy cho Hutchison Whampoa là điều HSBC phải cân nhắc. 

Lúc này, Shen Bi nhớ đến Lý Gia Thành và với sự vận động của cựu giám đốc là Bao Yugang, cục diện hoàn toàn thay đổi khi doanh nhân họ Lý chính thức là người của HSBC điều hành Hutchison. Một mặt ông tiếp tục thu xếp các nhà đầu tư bán lẻ bám sát cổ phiếu của Hutchison, mặt khác Lý Gia Thành thảo luận về chuyển nhượng cố phần với HSBC.

Cuối cùng, ngày 25 tháng 9 năm 1979, tại trụ sở chính của Yangzte River Industry, Lý Gia Thành tuyên bố Cheung Kong Holdings đã mua lại hơn 22% cổ phần của Hutchison Whampoa do HSBC nắm giữ với giá 7,1 đô la Hồng Kông/cổ phiếu.

Tổng giá trị giao dịch là 90 triệu cổ phiếu với gái 639 triệu đô la Hồng Kông và Lý Gia Thành chỉ cần thanh toán trước 20% khoảng 128 triệu để đạt được thương vụ. Nói cách khác, Lý Gia Thành đã dùng tiền của HSBC mua lại tài sản của chính ngân hàng một cách vô cùng đơn giản.

Sự kiện trên đã gây chấn động trong ngành bất động sản và doanh nhân họ Lý trở thành người Trung Quốc đầu tiên mua lại công ty thuộc sở hữu của Anh.

Ngày 19 tháng 12 năm 1984, “Tuyên bố chung Trung – Anh” chính thức ký kết, Hồng Kông sau nhiều năm bị chia cắt đã trở về với “đất mẹ”. Sau này, Hồng Kông là “cánh cửa” đưa Trung Quốc vươn ra thế giới và hàng loạt các thương vụ đình đám của Lý Gia Thành đóng vai trò không nhỏ trong xây dựng bế phóng vững mạnh cho nền kinh tế khu vực này. 

Lý Gia Thành đã sống đúng với triết lý sống của mình “Khi quyết định làm điều gì đó, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng, khi quyết định rồi, hãy dũng cảm tiến lên”. Sau chiến thắng lịch sử Hutchison Whampoa, bằng tài năng kinh doanh và bộ óc thiên tài, Lý Gia Thành tiếp tục con đường bất động sản thay đổi toàn bộ Trung Quốc.

Theo Doanh nghiệp hội nhập

Trang kiến thức chuyên biệt về Doanh Nhân, Kinh Doanh, Khởi Nghiệp, Làm Giàu, Tài Chính

Cuối những năm 1970, tỷ phú Lý Gia Thành đã đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới khi trở thành doanh nhân Trung Quốc đầu tiên mua lại một công ty nướ

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Nhân viên cũ xếp Elon Musk ngang hàng với Albert Einstein, Nikola Tesla và John D. Rockefeller

Một cựu nhân viên cấp cao của SpaceX ca ngợi sếp cũ sở hữu tố chất từ các nhân vật huyền thoại như nhà bác học Einstein, nhà phát minh…

Read more

Nhân viên lấy Binh pháp Tôn Tử đấu thắng sếp để được tăng lương 4 lần: “Phàm việc tác chiến, dùng chính binh đối địch, kỳ binh thủ thắng”

Tiêu chuẩn xứng đáng với hai chữ “xuất sắc” để sếp phải “chịu thua” trong cuộc đấu tăng lương không bao giờ dễ dàng, nhưng biết áp dụng một chữ…

Read more

Nhân viên tiệm bánh mỳ tiết lộ bí mật kinh hoàng: Ôi thiu, bé Na và giòi

Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh được cho là của nhân viên một tiệm bánh mỳ khá nổi tiếng tại Sài Gòn, hình ảnh và lời kể của…

Read more

Nhân viên Twitter bị stress vì Elon Musk thành cổ đông lớn nhất

Thứ Hai tuần này, các nhân viên của mạng xã hội Twitter đều được nghỉ ở nhà nhờ chính sách “ngày nghỉ ngơi” hàng tháng của công ty. Nhưng cái…

Read more

Nhật Bản: Từ “Ông tổ” ngành đạo nhái đến cường quốc với “Made in Japan” trở thành biểu tượng

Có thể bạn chưa biết nhưng đất nước Nhật Bản từng là thiên đường “hàng nhái” trước Trung Quốc cả thế kỷ. Nền kinh tế Nhật Bản đã thành công…

Read more

12 cuốn sách phải đọc nếu muốn tương lai tiền bạc rủng rỉnh!

Không có gì khó hiểu khi nói rằng những người thành công và giàu có nhất thế giới thường vùi đầu vào sách vở. Họ thừa nhận việc tự học…

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *