Phương châm về chất là gì?

Phương châm về chất là gì? Ví dụ về phương châm về chất
Content Network »

Phương châm về chất là gì? Ví dụ về phương châm về chất

Content Network » Thắc mắc » Phương châm về chất là gì? Ví dụ về phương châm về chất

Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ phương châm về chất chưa? Bạn có hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này không? Cùng chúng tôi tìm hiểu xem phương châm về chất là gì cùng các ví dụ liên quan trong bài viết dưới đây.



Nội Dung Bài Viết

Phương châm về chất là cụm từ được sử dụng để nói về mức độ chất lượng trong các cuộc hội thoại. Trong quá trình giao tiếp với các thông tin chưa được xác thực, chưa được làm rõ về mức độ chính xác chúng ta không nên nói chắc chắn. Trong giao tiếp chúng ta cần đảm bảo nói đúng, nói chuẩn và đưa ra các thông tin một cách trung thực, chắc chắn.

Từ chất được sử dụng ở đây mang ý nghĩa là chất lượng nội dung. Chất lượng trong nội dung cuộc trò chuyện, chất lượng trong dẫn chứng cuộc trò chuyện và chất lượng trong mức độ am hiểu về vấn đề đang được nhắc đến. Để có được cuộc hội thoại “chất” thì mỗi người cần cân nhắc thật kỹ trước khi mở miệng và chắc chắn, đảm vào độ chính xác của các thông tin do chính mình đưa ra. 

Việc tuân thủ đúng các phương châm hội thoại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả văn học lẫn giao tiếp hằng ngày. Việc này không chỉ phản ảnh được nội dung, cách truyền tải mà nó còn được nhiều người dùng để đánh giá về người nói. Thông qua cách nói chuyện chúng ta có thể nhìn thấu được con người trước mắt.

Đáp ứng các yêu cầu về các phương châm hội thoại thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt. Trên thực tế, mỗi phương châm lại giúp con người chú ý ở một phương diện truyền đạt.

Những điểm cần lưu ý trong phương châm về chất

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

Anh kia nói ngay:

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

Anh kia giải thích:

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Phân tích câu chuyện:

“Quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng” được cho là vô lí, thiếu tính xác thực. Chứng tỏ hai người trong câu chuyện đang nói không đúng sự thật, không đúng thông tin. Câu chuyện cười này nhằm phê phán tính ba hoa, nói khoác của nhiều người. Đôi khi tính nết này có thể ảnh hưởng, gây hậu quả trên thực tế.

Như vậy khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Phương châm về lượng là gì?

Phương châm về lượng là gì?

Phương châm về lượng trong giao tiếp mang ý nghĩa rằng trong các câu hội thoại cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu. Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Những điều cần lưu ý bao gồm:

Ví dụ: Xét đoạn đối thoại sau

An : – Cậu có biết bơi không ?

Ba: – Biết chứ ,thậm chí còn bơi giỏi nữa.

An:- Cậu học bơi ở đâu vậy ?

Ba:- Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.

Phân tích hội thoại: 

Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm bơi cụ thể nào đó: như bể bơi ,sông, hồ…

Để trả lời An, Ba có thể trả lời: Mình học bơi cùng vời bố ở bể bơi Tăng Bạt Hổ

Từ đó ta có thể rút ra bài học: Câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi .

Ví dụ 2: Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới”

Vì sao truyện này lại gây cười ? Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời ? 

Phân tích hội thoại: 

Gây cười vì: các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.

Chỉ cần hỏi: ” Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” Chỉ cần trả lời:

– “( nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả“.

Ghi nhớ: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Những phương châm hội thoại khác

Những phương châm hội thoại khác

Ngoài hai phương châm đã được nêu ở trên, chúng ta còn có một số phương châm hội thoại khác như: Phương châm quan hệ, phương châm lịch sự, phương châm cách thức. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những phương châm này trong phần tiếp theo đây nhé!

Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp. Tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng. Phải xác định các thông tin được người đối diện thể hiện để tham gia đúng mục đích nói.

Ví dụ về phương châm quan hệ:

Trong đoạn hội thoại sau:

– Ông: Này bà, mua giúp tôi một ít thuốc lào đi!

– Bà: Ai bán bắp xào ở đây mà mua?

– Ông: Khổ! Bà đúng là điếc quá!

– Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không có ai bán. Ông nói thế là đánh giá tôi bủn xỉn phải không?

Ta thấy trong cuộc nói chuyện giữa ông và bà có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Ông hỏi một đằng thì bà trả lời một nẻo.

Đây là trường hợp vi phạm phương châm quan hệ.

Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Cách thức nói chuyện, truyền đạt được xây dựng mạch lạc. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ và đầy đủ nội dung.

Ví dụ về phương châm cách thức

Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:

– Cả lớp đã làm xong bài văn cô giao chưa?

– Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.

(Trong trường hợp này, các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, xúc tích).

Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Đặc biệt là tôn trọng người có vai vế cao hơn, khiêm tốn đối với người bằng và có vai vế thấp hơn. Từ đó đảm bảo yếu tố tôn trọng khi tham gia giao tiếp.

Ví dụ về phương châm lịch sự

Trên đây là tổng hợp thông tin về các loại phương châm hội thoại. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về phương châm về chất là gì cùng định nghĩa về phương châm về lượng cùng các ví dụ liên quan.

Xem thêm: Face shaming là gì? Tổng hợp thông tin liên quan đến face shaming

Phương châm về chất là gì? Ví dụ về phương châm về chất
Content Network »phuong-cham-ve-chat-la-gi

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Tuyển tập những câu nói hay về cuộc sống buồn ngắn

[Ý Nghĩa] Từ những câu nói hay về cuộc sống buồn Content Network » [Ý Nghĩa] Từ những câu nói hay về cuộc sống buồn Content Network » Những câu…

Read more

Giải thích ý nghĩa yamete kudasai nghĩa là gì

Yamete kudasai nghĩa là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc, cách dùng Content Network » Yamete kudasai nghĩa là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc, cách dùng Content Network » Thắc mắc…

Read more

Quy luật Bốn Bếp Lửa đi content khắp 4 mùa

Khoảnh khắc biết đến quy luật Bốn Bếp Lửa, trong đầu mình có một tiếng “tách” rõ to. Nó là mảnh ghép mình đang tìm kiếm bấy lâu nay. Bốn Bếp…

Read more

WP Rocket là gì?

WP Rocket là gì? Tổng hợp thông tin về WP Rocket Content Network » Thắc mắc< WP Rocket là gì? Tổng hợp thông tin về WP Rocket Content Network »...

Read more

Written off là gì? 

Written off là gì? Tìm hiểu về written off trong doanh nghiệp Content Network » Written off là gì? Tìm hiểu về written off trong doanh nghiệp Content Network »…

Read more

Xem ngày cưới – Cách xem ngày cưới hỏi đẹp trong năm 2019

Xem ngày cưới Xem ngày cưới Xem ngày cướixem-ngay-cuoi-cach-xem-ngay-cuoi-hoi-dep-trong-nam-2019

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *