Truyện truyền kỳ là gì lớp 9? Giải đáp truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì

Truyện truyền kỳ là gì? Tìm hiểu truyện truyền kỳ Việt Nam
Content Network »

Truyện truyền kỳ là gì? Tìm hiểu truyện truyền kỳ Việt Nam

Content Network » Thắc mắc » Truyện truyền kỳ là gì? Tìm hiểu truyện truyền kỳ Việt Nam

Bạn đã bao giờ nghe kể hay đọc truyện truyền kỳ chưa? Bạn biết những câu chuyện truyền kỳ nào của Việt Nam? Cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa, nghệ thuật của truyện truyền kỳ là gì trong bài viết dưới đây. 

Truyện truyền kỳ là gì lớp 9? Giải đáp truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì

Nội Dung Bài Viết

Truyện truyền kỳ hay truyền kỳ Mạn lục là tập truyện nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Dữ được viết và hoàn thành trước năm 1547 và được in trong vào khoảng năm 1768. Tập truyện truyền kỳ mạn lục là tập truyện do nhà văn Nguyễn Dữ sưu tầm, sao chép các câu chuyện tản mạn, những câu chuyện lạ trong dân gian thời xưa. Tuy cũng mang tính chất tập hợp, sao chép các câu chuyện nhưng Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện sáng tác chứ không phải sưu tầm như những bộ truyện Lĩnh Nam chích quái hay Thân Nam vân lục. 

Những câu chuyện trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục được lấy bối cảnh chủ yếu trong hiện thực của thế kỷ XVI. Những câu truyện được nhà văn Nguyễn Dữ sưu tầm hầu hết đều ở thời Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ. Tuy đều là những câu chuyện mang tính ly kỳ với những yếu tố hoang đường nhưng nó cũng đã nói nên hiện thực trong xã hội phong kiến thời bấy giờ với đầy rẫy tệ nạn đáng phê phán. 

Những câu truyện truyền kỳ này đều kể về những số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội phong kiến. Những bi kịch về tình yêu, những bất hạnh trong đời thường và đối tượng phải chịu bất hạnh thường là người phụ nữ điển hình là người thiếu phụ Nam Xương trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương. Những câu chuyện này cũng góp phần thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài và văn hoá của Việt Nam ta ví dụ như câu chuyện Chức phán sự đền Tản Viên. Đây là những câu truyện đề cao đạo đức nhân hậu, thuỷ chung đồng thời khẳng định quan niệm sống của tầng lớp “trí thức ẩn dật” đương thời. 

Tập truyện Truyền kỳ mạn lục được xem là đỉnh cao và là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của thể loại truyền kỳ Việt nam ở thời trung đại. Tập truyện này từng được Vũ Khâm Lân khen tặng là “thiên cổ kỳ bút”. Và giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du tập truyện Truyền kỳ mạn lục cũng được đánh giá cao tại nước ngoài và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. 

Ví dụ về truyện truyền kỳ

Tìm hiểu truyện truyền kỳ thông qua ví dụ về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương sau đây. 

Chuyện người con gái Nam Xương cũng là một trong những câu chuyện dân gian được nhà văn Nguyễn Dữ sưu tầm và viết lại để trở thành một câu chuyện truyền kỳ. Trong phần tiếp theo đây tôi sẽ giúp bạn phân tích một số yếu tố “kỳ” trong câu chuyện cùng ý nghĩa của những chi tiết kỳ ảo này.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục chính là tiếng nói phê phán mạnh mẽ của nhà văn Nguyễn Dữ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Do những hạn chế trong chế độ phong kiến mà nhà văn đã không thể nói trực tiếp tiếng lòng của mình mà phải sử dụng những yếu tố kỳ ảo như ma quái, thần tiên, cây cỏ,… để thể hiện sự phản kháng của mình. Mỗi câu chuyện, mỗi tác phẩm trong tập truyện này đều mang ý nghĩa phê phán nền chính sự rối loạn, nến nên sự hôn ám của vua chúa, sự hỗn loạn trong trật tự kỷ cương hay sự ngu muội của những con người thời bấy giờ. Sử dụng câu chuyện về những con người nhỏ bé trong xã hội để phản ánh hiện thực về toàn xã hội phong kiến đầy rẫy thị phi này. 

Nghệ thuật của thể loại truyền kỳ đến từ:

Đặc điểm của thể loại truyện truyền kỳ

Văn học Việt Nam là một nét văn hoá hết sức đa dạng, phức tạp. Xét về cách thức biểu hiện, nó là một sản phẩm được “lai tạo” giữa văn học truyền khẩu với văn học thành văn, là thứ văn chương mang tính chất dung hợp, không chỉ “văn – triết – sử” mà còn gồm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chí,phong tục… Nó mang đậm dấu ấn tâm thức văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Việt, là một dạng văn học dân gian được “tân biên” thành văn chương bác học. 

Truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc đa nguyên và mang giá trị văn hóa – lịch sử sâu sắc. Nó vừa phát triển theo phương thức cải biên các giai thoại, truyền thuyết, truyện kể dân gian vừa hình thành theo hình thức “văn bản hóa” các yếu tố văn học dân gian, tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc và cả theo phương thức hư cấu… Tất cả những biểu hiện đó cho thấy tính chất đa tạp, sinh động của truyện truyền kỳ Việt Nam.

Xét về mặt giá trị, truyện truyền kỳ có hai điểm nổi bật. Đó là giá trị văn hiến và ý nghĩa lịch sử. Truyện truyền kỳ là phương tiện lưu giữ ký ức văn hóa, ký ức lịch sử của cộng đồng người Việt qua hàng ngàn năm. Nó vừa kết tinh trong đó những giá trị tinh thần của người Việt, vừa là một biểu tượng cho văn hiến Việt Nam. Quá trình vận động của loại hình văn học này gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Giai đoạn từ thế kỷ XIII – XIV, là giai đoạn khởi đầu. Tác phẩm giai đoạn này chủ yếu mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi. 

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Các nhà văn đã có ý thức tiếp thu một cách sáng tạo những yếu tố cần thiết từ nguồn mạch, chất liệu văn học dân gian cũng như yếu tố văn học nước ngoài để tạo ra những tác phẩm truyền kỳ có giá trị cao, cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Diện mạo loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam lúc này đã trở nên hoàn thiện. Giai đoạn cuối cùng là từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây là thời điểm có những thay đổi quan trọng về nội dung, hình thức cũng như phương thức hình thành truyện truyền kỳ. Nó bắt đầu vận động theo xu hướng khác. Các truyện được trình bày theo hình thức tiểu phẩm, tốc ký những điều “kiến văn”, “thính văn” các “tiểu sử”, “dã sử”, “liệt truyện”. Nội dung thiên hẳn về lối truyện “kỳ nhân”, “dị nhân”, “dị lục”… Trong giai đoạn này có điều đáng lưu ý là hiện tượng “cải biên” các bộ truyện truyền kỳ vốn lưu hành từ trước.

Các tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn đầu, thường được coi là một lối “sử trong truyện”. Tinh thần lịch sử luôn xuyên thấm trong hầu hết mọi hình tượng. Truyện truyền kỳ đã đưa ra một cách nhìn độc đáo về cội nguồn dân tộc, hạo khí của non sông… Trong nhãn quan của tác giả truyện truyền kỳ, đất nước không chỉ là cương vực, địa lý mà còn là “hồn thiêng”, “linh khí” của vạn vật; dân tộc không chỉ có con người mà còn là nơi cư ngụ của những thế lực siêu nhiên. Hình hài đất nước đã được hình tượng hóa, chuyển hóa vào các kiểu chân dung người, thần, vật linh diệu. Tinh thần lịch sử của truyện truyền kỳ được bộc lộ rất rõ qua chân dung các bậc tuấn kiệt, hiền tài, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu cho tài trí, khí phách dân tộc.

Họ hiện diện trong truyện truyền kỳ với nhiều danh phận khác nhau: Đế vương, võ tướng, văn thần, anh hùng, liệt nữ, Nho sĩ trí thức, người tu hành… Mặc dù có gốc tích từ quần chúng, nhưng kẻ hiền tài lại có tài năng vượt trội, thậm chí có cả những biểu hiện phi phàm, rất gần với thần thánh. Đó là những cá nhân mà chân dung, hành trạng đã bị khúc xạ, bị “lạ hóa” theo một phương thức đặc thù để thành biểu tượng cho sự tinh anh của cộng đồng. Đó cũng chính là tinh thần lịch sử ẩn tàng trong truyện truyền kỳ.

Trong thế giới truyền kỳ, chủ đề “địa linh” có vị trí rất quan trọng và gắn bó chặt chẽ với chủ đề “nhân kiệt”. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt về mối quan hệ giữa con người và đất đai, vật loại. Địa linh là gốc tích để làm nơi sinh xuất, làm điểm tựa cho “nhân kiệt”. Mặt khác, chính con người cũng làm cho đất đai trở nên linh diệu. Mọi cảnh trí thiên tạo như bãi biển, núi non, gò đồi, sông suối, đầm phá, hồ vịnh…qua nhãn quan truyền kỳ đều trở thành “địa linh”, gắn với chuyện kỳ lạ, sự bất thường. Có thể thấy, đặc điểm chung của truyện kể về các miền đất thiêng là sự hòa quyện giữa Thần – Người – Đất. Địa “linh” là bởi có các sự tích, tình tiết “kỳ”, “dị” của thần, nhân góp vào. Hiện tượng linh ứng do mồ mả, thổ trạch thực chất cũng là một biểu hiện khác của chủ đề “linh địa”. Đây là một dòng mạch xuyên suốt, rất nhất quán trong truyện truyền kỳ Việt Nam với các biểu hiện khác nhau.

Sự phát tạp trong truyện truyền kỳ Việt nam xuất phát từ nguồn gốc, từ nội dung tư tưởng, từ chức năng và vì thế, phương thức thể hiện của nó cũng không đơn giản. Phương thức thể hiện của truyện truyền kỳ gồm nhiều yếu tố được nhà văn vận dụng để tạo nên tác phẩm. Nó được cụ thể hóa qua các yếu tố hình thức. Trong đó nổi bật là vấn đề cốt truyện, hình tượng và lời văn. 

Về cốt truyện, đặc điểm rất dễ nhận thấy ở truyện truyền kỳ là tính chất truyện kể, thể hiện ở mô hình và khả năng “có thể đem kể lại” của nó. Tính chất truyện kể khiến cho cốt truyện truyền kỳ rất đơn giản. Số lượng nhân vật, sự kiện luôn ở mức tối thiểu. Nói chung, đó là dạng cốt truyện thể hiện một nhân vật, một hiện tượng, một sự kiện tự nhiên, xã hội… theo quy luật nhân – quả. Cốt truyện truyền kỳ chủ yếu được tổ chức theo trật tự nhân – quả hoặc ghép nối mô típ theo chuỗi liên hoàn để thành cốt truyện hoàn chỉnh. Nguyên tắc này chú trọng đến trật tự tuyến tính của các sự kiện xét về mặt thời gian. Tất cả các yếu tố đều được sắp xếp làm sao để có thể đảm bảo được trình tự diễn tiến theo thứ tự trước – sau, theo một logic nhất định.

Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong truyện truyền kỳ được thể hiện rõ nhất qua việc mô tả hình tượng nhân vật và hình tượng không gian, thời gian. Hình tượng nhân vật thường được trình bày theo ba nhóm là “Thần Tiên”, “người trần” và “yêu quái”. Tất cả đều được mô tả theo một số mô thức, khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc nguồn gốc và hoạt động của chúng. Các “nhân vật” thần tiên, ma quái tuy thuộc thế giới phi phàm nhưng hình dáng và hành vi lại mô phỏng theo con người bình thường. Hình tượng người trần thế cũng được mô tả theo những cách thức riêng. Các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa thường được mô tả là người có điểm phi phàm, khác lạ so với đồng bào. Những tình tiết kỳ dị như thế là điều cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính chất của truyện truyền kỳ.

Do tính chất đan xen giữa chuyện lạ kỳ với chuyện đời thường trong thế giới truyền kỳ nên không gian và thời gian nghệ thuật ở đây cũng mang những đặc trưng riêng. Đó vừa là không gian, thời gian thực tế vừa có nhiều yếu tố lạ kỳ, thậm chí hoang đường. Nó là sự pha trộn, hỗn dung các dạng thế giới khác nhau. Không gian đó dung hợp ca ba “cõi” và là nơi cư ngụ cùng lúc của thần tiên, người vật và yêu ma. 

Đối với thời gian truyện truyền kỳ, đặc điểm nổi bật của hình tượng này là sự kết hợp giữa thời gian cụ thể và thời gian kỳ ảo. Thời gian cụ thể với các điểm mốc, các niên đại xác định đã góp phần tạo nên giá trị lịch sử của truyện truyền kỳ. Thời gian kỳ ảo cũng là yếu tố rất quan trọng trong thế giới truyền kỳ. Nó làm nên nét đặc thù của các “cõi” khác, nơi mà mọi thứ không biến đổi, không giới hạn và hoàn toàn không giống trần thế.

Lời văn trong truyện truyền kỳ thể hiện rất rõ tính khuôn mẫu và chất “truyện kể”. Từ cách mở đầu, chuyển đoạn, kết thúc… cho đến việc sắp xếp, trình bày văn bản, tất cả đều theo những quy cách ổn định, thống nhất. Đặc trưng ngôn ngữ truyện kể trong tác phẩm truyền kỳ còn được thể hiện qua cách tổ chức trần thuật, lời thoại và văn bản. Nói chung, tất cả mọi yếu tố ngôn ngữ truyện truyền kỳ đều được bộc lộ bằng lời kể của tác giả.

Truyện truyền thuyết là gì

Truyện truyền thuyết là gì

Truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian từ xưa đến nay. Những câu truyện này được viết lại nhằm truyền đến con cháu đời sau các phong tục, tập quán của cha ông hay kể về những nhân vật lịch sử. Truyền thuyết lịch sử cũng thường có các yếu tố phóng đại, những yếu tố làm tăng sự thần kỳ, kỳ ảo cho các nhân vật, sự kiện, sự vật trong câu chuyện. Kết thúc của những câu truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở để người đọc, người nghe có không gian lớn hơn để tưởng tượng, phát triển câu chuyện cho sau này. 

Đặc trưng về đề tài: Nội dung, đề tài của các câu truyện thường có nguồn gốc từ những sự kiện có thật trong lịch sử. 

Đặc trưng về nghệ thuật: Truyện thường được thêm thắt, sử dụng nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo. 

Đặc trưng về nhân vật: Nhân vật trong truyện thường là các nhân vật có trong lịch sử. Các nhân vật được xây dựng với những đặc điểm hòa trộn giữa con người cùng thần thánh.

Đặc trưng về cốt truyện: Cốt truyện đơn giản không có nhiều sự kiện, tình tiết. Các câu chuyện này cũng không có nhiều tình tiết cao trào. 

Phân biệt truyền thuyết với thần thoại và cổ tích

Phân biệt truyền thuyết và thần thoại:

Truyền thuyết

Phân biệt truyền thuyết và cổ tích

Truyền thuyết

Truyện truyền kỳ hay truyền kỳ Mạn lục là những câu truyện được xây dựng, sáng tạo nhằm phê phán những phong tục, tập quán hay những tệ nạn trong xã hội phong kiến thời xưa. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về truyện truyền kỳ là gì cùng các đặc điểm của thể loại truyện này.

Xem thêm: Giải đáp số các giá trị của dấu hiệu là gì?

Truyện truyền kỳ là gì? Tìm hiểu truyện truyền kỳ Việt Nam
Content Network »truyen-truyen-ky-la-gi-lop-9-giai-dap-truyen-ky-man-luc-co-nghia-la-gi

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

WP Rocket là gì?

WP Rocket là gì? Tổng hợp thông tin về WP Rocket Content Network » Thắc mắc< WP Rocket là gì? Tổng hợp thông tin về WP Rocket Content Network »...

Read more

Written off là gì? 

Written off là gì? Tìm hiểu về written off trong doanh nghiệp Content Network » Written off là gì? Tìm hiểu về written off trong doanh nghiệp Content Network »…

Read more

Xem ngày cưới – Cách xem ngày cưới hỏi đẹp trong năm 2019

Xem ngày cưới Xem ngày cưới Xem ngày cướixem-ngay-cuoi-cach-xem-ngay-cuoi-hoi-dep-trong-nam-2019

Read more

10 xu hướng trang điểm cô dâu đẹp gây bão năm 2019

xu hướng trang điểm cô dâu xu hướng trang điểm cô dâu xu hướng trang điểm cô dâu10-xu-huong-trang-diem-co-dau-dep-gay-bao-nam-2019

Read more

Y/N là gì trong anime? Y/N là viết tắt của từ gì?

Y/N là gì trong anime? Tổng hợp thông tin về Y/N Content Network » Thắ Y/N là gì trong anime? Tổng hợp thông tin về Y/N Content Network » Thắc…

Read more

Ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn giải đáp mọi thắc mắc cho bạn

ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn ý nghĩa ngón tay đeo nhẫn ý nghĩa ngón tay đeo nhẫny-nghia-ngon-tay-deo-nhan-giai-dap-moi-thac-mac-cho-ban

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *