Văn bản quy phạm pháp luật là gì? 

Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Content Network »

Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Content Network » Thắc mắc » Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Giới thiệu những điều cơ bản về văn bản quy phạm pháp luật cùng các vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật. Cùng tìm hiểu về các loại văn bản này trong bài viết dưới đây.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?  

Nội Dung Bài Viết

Văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản thuộc quản lý nhà nước nhằm phục vụ cho việc điều hành bộ máy quản lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu quả. Văn bản quản lý nhà nước có thể là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn và văn bản kỹ

thuật. Cần phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác cũng thuộc văn bản quản lý nhà nước. Đối với văn bản quy phạm pháp luật, cần chú ý đặc tính của văn bản là có chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc chung và đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng hay nhóm đối tượng cụ thể và chỉ một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành loại văn bản này.

Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” được quy định lần đầu tiên trong Luật ban hành văn quy phạm pháp luật năm 1996 (Luật năm 1996) và được kế thừa trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật năm 2008) và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 (Luật năm 2004). Khái niệm này là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật, góp phần hạn chế đáng kể số

lượng văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do cách định nghĩa trong Luật còn nặng về học thuật, lại chưa cụ thể nên đã gây khó khăn, lúng túng trong việc xác định văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật.

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và để khắc phục hạn chế từ thực tiễn triển khai, Luật năm 2015 đã tách khái niệm “Văn bản quy phạm pháp luật” và khái niệm “Quy phạm pháp luật”, theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật

là tập hợp của nhiều quy phạm pháp luật. Trong đó, “quy phạm pháp luật” là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Theo quy định, một văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Tầm quan trọng của việc hiểu văn bản quy phạm pháp luật

Việc nắm rõ khái niệm văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với những người tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Người soạn thảo cần phải nắm được, trong một văn bản quy phạm pháp luật, dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với các văn bản khác là văn bản đặt ra các quy phạm pháp luật, cần phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù được xã hội thừa nhận, nhưng vẫn không được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, thì trái lại, quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Các quy phạm pháp luật này có hai dấu hiệu đặc trưng (nhằm phân biệt với các quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo…):

Khi soạn thảo, người soạn thảo cần phải cân nhắc quy định đó có phải là quy phạm pháp luật hay không cũng như xem xét một văn bản có chứa “quy phạm pháp luật” hay không cần đặc biệt chú ý đến các đặc trưng của quy phạm pháp luật, gồm: tính áp dụng chung (quy tắc ràng buộc chung), tính phi cá nhân (không nhằm vào một đối tượng, một con người nào cụ thể hay một nhóm đối tượng cụ thể), tính bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước và phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành (chủ thể được pháp luật trao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau:

Tại Việt Nam những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước bao gồm: Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực do mình quản lý mà pháp luật quy định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật như: Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…

Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn bản.

Văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo,…Với mỗi văn bản pháp luật cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với việc ban hành văn bản pháp luật.

Nội dung của văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.

Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục hoặc cưỡng chế. Nếu các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.

Văn bản quy phạm pháp luật gồm những loại nào

Văn bản quy phạm pháp luật gồm những loại nào

Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại văn bản do Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về văn bản quy phạm pháp luật mà các bạn cần biết. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về văn bản quy phạm pháp luật là gì đặc điểm và các loại văn bản quy phạm pháp luật cơ bản nhất. Các bạn còn muốn tìm hiểu thông tin gì về văn bản quy phạm pháp luật không? Hãy cho chúng tôi biết trong phần comment dưới bài viết nhé.

Xem thêm: Dao động tắt dần là gì? Định nghĩa, phương trình, ví dụ

Tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Content Network »van-ban-quy-pham-phap-luat-la-gi

Chúng tôi muốn tạo ra một hệ sinh thái Marketing cho bất kỳ ai cũng có thể sử dụng, tạo sự tăng trưởng về doanh số và xây dựng thương hiệu.

Related Posts

Giải thích ý nghĩa yamete kudasai nghĩa là gì

Yamete kudasai nghĩa là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc, cách dùng Content Network » Yamete kudasai nghĩa là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc, cách dùng Content Network » Thắc mắc…

Read more

Quy luật Bốn Bếp Lửa đi content khắp 4 mùa

Khoảnh khắc biết đến quy luật Bốn Bếp Lửa, trong đầu mình có một tiếng “tách” rõ to. Nó là mảnh ghép mình đang tìm kiếm bấy lâu nay. Bốn Bếp…

Read more

WP Rocket là gì?

WP Rocket là gì? Tổng hợp thông tin về WP Rocket Content Network » Thắc mắc< WP Rocket là gì? Tổng hợp thông tin về WP Rocket Content Network »...

Read more

Written off là gì? 

Written off là gì? Tìm hiểu về written off trong doanh nghiệp Content Network » Written off là gì? Tìm hiểu về written off trong doanh nghiệp Content Network »…

Read more

Xem ngày cưới – Cách xem ngày cưới hỏi đẹp trong năm 2019

Xem ngày cưới Xem ngày cưới Xem ngày cướixem-ngay-cuoi-cach-xem-ngay-cuoi-hoi-dep-trong-nam-2019

Read more

10 xu hướng trang điểm cô dâu đẹp gây bão năm 2019

xu hướng trang điểm cô dâu xu hướng trang điểm cô dâu xu hướng trang điểm cô dâu10-xu-huong-trang-diem-co-dau-dep-gay-bao-nam-2019

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *